Tỉnh nào ở việt nam không có núi năm 2024

- Hưng Yên: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình hoàn toàn bằng phẳng, không có núi đồi hay bờ biển.

- Vĩnh Long: Thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thấp trũng, không có núi và không giáp biển.

Ngoài ra, một số tỉnh khác ở Việt Nam không có biển nhưng có núi:

- Tây Nguyên: Bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- Tây Bắc: Gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

- Một số tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang.

Vừa rồi là câu trả lời: "Tỉnh nào không có núi không có biển ở Việt Nam? Tỉnh nào không có biển?"

Tỉnh nào không có núi không có biển ở Việt Nam? Tỉnh nào không có biển? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ra sao?

Căn cứ theo Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019; sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 có quy định nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định như sau:

[1] Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

[2] Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

[3] Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia.

- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

[4] Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính là ai?

Theo Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính như sau:

Điều 129. Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Thông qua quy định trên, thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính được xác định như sau:

- Đối với đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã

Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên khoảng 930.000km2 cùng dân số khoảng 1,3 triệu người (năm 2022). Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển, gồm 10 huyện, thị xã, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Trong đó, Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Trong ảnh là trung tâm TP Hưng Yên.

Năm 2023 tỉnh Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,05%, đứng thứ 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành. Cùng với đó là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: Công nghiệp và xây dựng chiếm 61,6%; dịch vụ chiếm 24,8%; nông, lâm, thủy sản chiếm 7,1%.

Tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu đến năm 2037 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 3 quận, 2 thành phố, 5 thị xã, phát triển các đô thị Văn Giang, Mỹ Hào, Hưng Yên là các quận mới của TP, điều chỉnh tên TP Hưng Yên thành quận Phố Hiến. Trong ảnh là huyện Văn Giang.

Yên Mỹ và Văn Lâm cũng được đặt ra là hai thành phố hướng đến mô hình các quận mới của đô thị toàn tỉnh. Trong ảnh là trung tâm huyện Yên Mỹ.

Để hiện thực hóa các định hướng này, tỉnh Hưng Yên đã đặt ra nhiều điều để phấn đấu. Về hạ tầng, Hưng Yên sẽ tập trung đầu tư vào các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường sắt, đường thủy, phát triển cảng cạn ICD gắn với logistics. Trong ảnh là tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa được thông xe kỹ thuật vào ngày 30/12/2023.

Mảng dịch vụ sẽ tập trung phát triển các dịch vụ đào tạo bậc cao, đào tạo nghề, đưa Hưng Yên trở thành địa điểm du lịch trong ngày và cuối tuần dành cho người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan vui chơi - giải trí. Trong ảnh là Bảo tàng tỉnh Hưng Yên.

Về định hướng phát triển các ngành quan trọng, Hưng Yên sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, thu hút các nhà đầu tư lớn đa quốc gia. Điển hình tại tỉnh Hưng Yên là KCN Thăng Long II. KCN này đã tiếp nhận hơn 100 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3 tỷ USD. Trong đó, có nhiều công ty Nhật Bản nổi tiếng như Kyocera, Hoya, Nippon, Toto, Panasonic…

Khu đô thị và bất động sản sẽ không nằm ngoài lĩnh vực tỉnh phấn đầu với mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; xây dựng các khu đô thị. Trong ảnh là dự án Vinhomes Ocean Park 2 (Vinhomes Dream City), được triển khai xây dựng từ năm 2021 có tổng vốn đầu tư lên đến 38.000 tỷ. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng chú trọng thu hút nhân lực có tay nghề cao về làm việc và sinh sống tại tỉnh trong thời gian tới.

Nông nghiệp dù chiếm tỷ trong thấp, được điều chỉnh hướng đến phát triển nông nghiệp đặc sản, thiết lập các mô hình nông nghiệp thông minh, tiến tới xây dựng Hưng Yên trở thành trung tâm nông nghiệp thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng. Được biết, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên được xem là một trong những vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc với hơn 12k m2 hoa, cây cảnh, cây ăn quả…

Cũng trong năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên đạt 110 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt gần 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Hưng Yên là địa bàn đón nhận thêm số vốn lớn từ thu hút đầu tư với hơn 18.000 tỷ đồng và 776 triệu USD trong năm 2023.

Bước qua năm 2024, tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 121 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,71%; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 32.800 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương đạt hơn 30.100 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 46%...

Tỉnh Hưng Yên cũng đưa ra tầm nhìn đến năm 2050. Khi đó Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia; một trong những động lực phát triển quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Trung tâm Du lịch Văn hóa - Lịch sử có thương hiệu của cả nước và quốc tế.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh không có biển?

35 tỉnh còn lại không giáp biển bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, ...

Thái Bình có núi gì?

Ngoài Hưng Yên, Thái Bình cũng là tỉnh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi. Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có núi.

Hưng Yên có núi gì?

Điều kiện tự nhiên. Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, rất thuận lợi cho giao thông, sản xuất.

Vĩnh Long có núi gì?

Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch.

Chủ đề