Tội phạm có cấu thành hình thức bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh của người có hành vi phạm tội. Các tội danh này được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Vậy cụ thể cấu thành tội phạm là gì?

  • Cấu thành tội phạm là gì?
  • Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?
  • Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?
  • Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tất các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể.Các dấu hiệu này phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu bắt buộc chung: lỗi, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự…

Dấu hiệu bắt buộc riêng: dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể

Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Mặc dù mỗi tội phạm có sự khác nhau về tính chất, mức độ thể hiện, nhưng để cấu thành tội phạm thì bất kỳ người phạm tội nào cũng phải hội đủ 4 yếu tố. Và 4 yếu tố này đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

1. Yếu tố khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

2. Yếu tố chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 - 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

3. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao?

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

4. Yếu tố chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Cố ý phạm tội

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra. Hoặc:

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

+ Vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.

Tội phạm có cấu thành hình thức bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm

Xác định được các dấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?

Từ nội dung trên có thể thấy cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: 

Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, để xác định một hành vi bị coi là tội phạm phải xác định đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

Để định tội danh cho trường hợp phạm tội cụ thể, phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có kết luận hành vi đó phạm tội gì theo Điều, khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm vật chất

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại là do hành vi đó gây ra.

Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ với nhau.

Cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể hiểu ngắn gọn là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

- Cấu thành tội phạm hình thức

 Dấu hiệu thuộc yếu tố khách quan của tội phạm là hành vi khách quan không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức chính là dấu hiệu hậu quả thiệt hại được mô tả trong cấu thành tội phạm hay không?

Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào các quy định cụ thể.

Việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung

- Cấu thành tội phạm hình thức: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm.

- Cấu thành tội phạm vật chất: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu thành tội phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của BLHS

Nội dung chi tiết

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Với nội dung này, cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát một loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Luật Thiên Minh chia sẽ thông tin cho bạn đọc tham khảo như sau:

Cấu thành tội phạm là gì? Phân loại cấu thành tội phạm? Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự.Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố: Cấu thành tội phạm vật chất, Cấu thành tội phạm hình thức

 Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là:

+ Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm; + Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặc chủ quan của tội phạm; + Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm. 

Ngoài những dấu hiệu trên, còn có những dấu hiệu khác của bốn yếu tố cấu thành tội phạm đều là những dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm như dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội…

Cấu thành tội phạm hình thức:

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ cần được thực hiện, kết hợp với các yếu tố cần và đủ khác là đã đủ yếu tố xác định tội phạm hoàn thành.
Ví dụ, để xem là tội phạm hoàn thành đối với tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, người phạm tội chỉ cần có hành vi “ xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” mà không cần phải gây ra hậu quả nào.

Cấu thành tội phạm vật chất:

Cấu thành tội phạm vật chất: là cấu thành tội phạm có dấu hiệu của mặt khách quan không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hành vi bị xem là tội phạm khi nó thực tế gây ra một hậu quả cụ thể thoả mãn yêu cầu của điều luật quy định về tội phạm đó, giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả. Nếu có hành vi nhưng hậu quả chưa xảy ra hoặc hậu quả không có mối quan hệ nhân quả với hành vi thì tội phạm coi như chưa hoàn thành. Chẳng hạn, để tội phạm hoàn thành đối với tội giết con mới đẻ, người phạm tội phải có hành vi giết đứa trẻ và hậu quả là đứa trẻ phải chết.

Việc phân loại cấu thành tội phạm vật chất và hình thức phụ thuộc vào chính sách hình sự của một quốc gia trên cơ sở xác định mức độ can thiệp cần thiết của Luật hình sự đối với tính nguy hiểm của từng loại tội phạm.

Tội phạm có cấu thành hình thức bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm

Phân tích cấu thành tội phạm

Phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật

– Tội phạm ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự, tội hành hạ người khác, tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

– Tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự; tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự; tội vô ý làm chết người theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự.

– Tội phạm rất nghiêm trọng: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Ví dụ: Tội vô ý làm chết người theo Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự,tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Khoản 3, 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự,tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự, tội giết người theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự,tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự

Kết luận, phân loại tội phạm là đòi hỏi cần thiết cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật cũng như áp dụng luật, chính vì thế vấn đề này được đặt ra trong các bộ luật. Việc phân loại tội phạm chẳng những hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật mà nếu nhìn rộng ra, nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm cho quan hệ xã hội mà nó xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả hơn.
 

—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.com.vn

Trân trọng !

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh: