Tóm tắt các quá trình chuyển thể của chất

Sự chuyển thể của các chất được biết đến như những hiện tượng vật lý. Nó cũng chính là những hiện tượng xảy ra gần gũi trong cuộc sống. Có thể kể đến quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí của các chất gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển thể của các chất: Sự nóng chảy

Quá trình chuyển từ thể rắn qua thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Còn quá trình chuyển ngược lại của các chất gọi là sự đông đặc.
Mỗi chất rắn khi nóng chảy hoặc đông đặc sẽ ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với áp suất bên ngoài của nó. Chất rắn vô định hình sẽ không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Nhiệt nóng chảy trong sự chuyển thể của các chất

Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong lúc nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy. Kí hiệu là Q:

Q = λm

Trong đó

  • m: Khối lượng riêng của chất rắn
  • λ: Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn (J/kg)

Sự bay hơi

Quá trình chuyển từ thể lỏng qua thể khí ở bề mặt chất lỏng được gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi và sự ngưng tụ luôn đi liền với nhau. Chúng có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì.

Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ thì áp suất hơi sẽ tăng dần. Tạo ra được hơi khô ở phía trên bề mặt chất lỏng. Hơi khô sẽ được tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng có áp suất đạt giá trị cực đại. Gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không chịu ảnh hưởng từ thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt. Áp suất hơi bão hòa chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

Sự bay hơi của nước

Nước ở biển, sông hồ sẽ bay hơi lên tạo thành mây, sương mù và mưa. Mưa lại tiếp tục cho nước xuống mặt biển, sông,… Quá trình lặp đi lặp lại làm khí hậu điều hòa. Hơn nữa, sự bay hơi nước biển được ứng dụng trong nghề khai thác muối. Sự bay hơi của các chất amoniac, freon,…được ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.

Sự sôi

Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

Mỗi chất lỏng đều có nhiệt độ sôi khác nhau nhưng xác định và không đổi.

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc hoàn toàn vào áp suất của chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, đồng nghĩa với nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

Sự sôi của nước

Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi. Nhiệt độ sôi được ký hiệu là Q:

Q = Lm

Trong đó:

  • m: Khối lượng của phần chất lỏng biến thành hơi
  • L: Nhiệt độ hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những kiến thức liên quan đến hiện tượng chuyển thể của các chất. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích nhé!

Qua tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể hay nhất, chi tiết bám sát sgk Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm từ đó ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Hình dạng

Hình dạng cố định

Hình dạng theo vật chứa

Hình dạng theo vật chứa

Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy)

Không chảy được

Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt

Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng

Khả năng chịu nén

Rất khó nén

Khó nén

Dễ nén

Ví dụ

Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,...

Nước, rượu, dầu ăn, xăng,...

Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,...

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Ví dụ:

- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng

- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.

2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ

- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.

- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng

Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng

+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng

Ví dụ: Nước sôi


Tổng kết bài học

- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ

- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định

- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

B. Phương pháp giải

1. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự nóng chảy và sự đông đặc

Sự nóng chảy

Sự đông dặc

Giống

Là sự chuyển thể qua lại giữa thể rắn và thể lỏng

Khác

là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ

- Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng ,xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ

- Khác nhau:

Sự bay hơi

Sự ngưng tụ

quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

3. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.

- Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Điểm khác nhau :

Sự bay hơi

Sự sôi

Quá trình

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng

Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng

Nhiệt độ

Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Video liên quan

Chủ đề