Tổng thống John Kennedy bị ám sát vào năm nào

Nhiều yếu tố đã góp phần dẫn đến vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy diễn ra thành công, trong đó có sự sơ suất an ninh của lực lượng Mật vụ cũng như của chính nhà lãnh đạo.

Tổng thống John Kennedy bị ám sát vào năm nào
Tổng thống Kennedy trước thời khắc bị ám sát

Reuters

Ngày 22.11.1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát khi đi vận động cử tri trên một chiếc xe mui trần tại thành phố Dallas, bang Texas. Sự kiến chấn động này đã trở thành nỗi ám ảnh và là điều dằn vặt của nhiều thành viên Mật vụ Mỹ trong suốt những năm về sau.

Trong cuốn sách Zero Fail: The Rise and Fall of the Secret Service (tạm dịch: Không được sai sót: Sự thăng trầm của Mật vụ) xuất bản ngày 18.5, nhà báo Carol Leonnig của tờ The Washington Post kể lại lịch sử qua lăng kính của lực lượng Mật vụ. Trong đó, bà Leonnig cho rằng việc thiếu ngân sách, những đấu đá chính trị, sự phản kháng của nhân vật được bảo vệ… đã khiến các mật vụ thiếu chuẩn bị cho các nhiệm vụ quan trọng, theo New York Post.

Sự khinh suất nguy hiểm

Ngày 18.11.1963, ngay trong chuyến đi vận động tranh cử, Tổng thống Kennedy nói với ông Floyd Boring, người giám sát của Mật vụ, rằng các đặc vụ không cần đi trên chiếc xe của ông để bảo vệ. “Điều đó là thừa thãi, Floyd. Nó tạo ấn tượng sai cho người dân. Chúng ta có một cuộc bầu cử sắp đến. Điểm mấu chốt là để tôi được tiếp cận với người dân”, Tổng thống Kennedy nói.

Theo tác giả Leonnig, các nhân viên Mật vụ nhìn thấy đằng sau vẻ cuốn hút của Tổng thống Kennedy là một người đang thu hút cả mối hiểm họa. Từ khi nhậm chức vào năm 1961, ông Kennedy là tổng thống có nhiều chuyến đi bên ngoài Nhà Trắng nhất.

Tổng thống Kennedy được cho là luôn không thoải mái với lực lượng Mật vụ và sự hiện diện của họ là không giúp được gì vì ông cho rằng “nếu có kẻ nào điên đến mức muốn giết một tổng thống Mỹ, hắn có thể làm điều đó”.

Tổng thống John Kennedy bị ám sát vào năm nào

Mật vụ Mỹ đi trên chiếc xe đằng sau xe chở Tổng thống Kennedy

Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Chính bởi suy nghĩ đó, ông Kennedy thường lẻn đi “léng phéng” khiến đội ngũ an ninh của ông lo sợ “trong số một rừng phụ nữ ngẫu nhiên mà ông hẹn gặp, sẽ có một người tìm cách tống tiền, hạ độc hoặc sát hại ông”. Theo tác giả, Mật vụ Mỹ thường kiểm tra lý lịch người gặp riêng với tổng thống nhưng việc này bị cấm đối với nhân tình của ông.

\n

Theo tác giả Leonnig, đặc vụ Tim McIntyre kể rằng từng chứng kiến hàng loạt cô gái “được đưa vào phòng ngủ của tổng thống tại các khách sạn lẫn nhà riêng” và Mật vụ không được phép hỏi tên của họ.

“Ông Kennedy cực kỳ khinh suất với an toàn của bản thân ông. Những hành động của ông ấy khiến một số người bảo vệ thấy bất an và một số người khá giận dữ. Về chuyên môn, ông ấy là thử thách khó nhằn nhất với họ”, bà Leonnig viết.

Tiệc thâu đêm trước ngày ám sát

Vào thời gian đó, đội Mật vụ Mỹ chỉ có 34 người, chia ra thành các nhóm khoảng 6 người làm việc xoay tua mỗi ca 8 giờ. Để đảm bảo lịch trình dày đặc của tổng thống, các đặc vụ thường làm xuyên suốt 2 ca.

Khi Tổng thống Kennedy đang trong chuyến vận động kéo dài 1 tuần tại Florida và Texas vào tháng 11.1963, Mật vụ đang trong tình cảnh đuối sức sau nhiều tháng di chuyển trước đó và thường chỉ cử một người lên kế hoạch an ninh cho một chuyến đi thay vì 2 người như thường lệ.

Ngày 21.11, các đặc vụ của ông Kennedy làm suốt gần 24 giờ, đi bộ hoặc chạy hơn 16 km. Tối đó, thay vì đi ngủ, 9 người tiệc tùng tại hộp đêm tại thành phố Fort Worth dù việc uống rượu trong các chuyến đi này là bị cấm. Trong buổi tiệc, thêm 3 người nữa nhập hội và có người về khách sạn vào tận 5 giờ sáng trong khi ca sáng bắt đầu vào lúc 8 giờ.

Sau đó, các đặc vụ lại đi trên chiếc xe phía sau xe chở tổng thống khiến việc che chắn và phản ứng trở nên vô ích. Phát súng đầu tiên ghim vào cổ Tổng thống Kennedy. Tài xế Bill Greer tưởng rằng đó là tiếng nổ của pô xe nên đã chạy chậm lại, vô tình tạo điều kiện cho sát thủ Lee Harvey Oswald dễ dàng hơn trong các phát súng kế tiếp. Phát súng thứ 3 trúng đầu của ông Kennedy.

Tin liên quan

  • Điệp viên nắm giữ bí mật vụ ám sát Kennedy
  • Giải mật hồ sơ vụ ám sát Kennedy
  • Cựu giám đốc CIA: Liên Xô đứng sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy

Những tài liệu vừa được chính quyền Mỹ giải mật hé lộ những tình tiết ly kỳ về việc liên lạc giữa hung thủ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy với người được cho là điệp viên Liên Xô.

Cuộc gặp với “điệp viên KGB”

Vài tuần trước khi xảy ra vụ ám sát, ngày 22.11.1963, hung thủ Lee Harvey Oswald đã đến Mexico City để gặp gỡ một quan chức được cho là điệp viên KGB của Liên Xô tại đây. Mối liên hệ này từng được nhắc đến, nhưng tài liệu của Cục Tình báo trung ương (CIA) vừa được chính quyền Mỹ giải mật tiết lộ thêm những chi tiết mới đáng chú ý về cuộc trao đổi giữa Oswald và Liên Xô.

Tổng thống John Kennedy bị ám sát vào năm nào

Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline tại Dallas ngày 22.11.1963

Theo đó, Oswald đã gặp lãnh sự Valery Vladimirovich Kostikov tại Đại sứ quán Liên Xô ở Mexico City vào ngày 23.9.1963. Biên bản của CIA một ngày sau vụ ám sát mô tả Kostikov là thành viên Cục 13 của KGB, đơn vị “chuyên trách các hoạt động phá hoại và ám sát”. Bản thân ông Kostikov được cho là từng ra lệnh cho một điệp viên hai mang Mỹ tham gia một âm mưu phá hoại trước đó, theo trang Independent.

Đến ngày 1.10.1963, Oswald gọi điện đến đại sứ quán và hỏi thông tin về việc gửi điện tín sang Washington. “Xin chào, tôi là Lee Oswald. Tôi đã đến đại sứ quán vào thứ bảy vừa qua và nói chuyện với một lãnh sự. Và họ nói rằng họ sẽ gửi một bức điện sang Washington. Tôi muốn hỏi liệu có tin gì mới chưa, nhưng tôi không nhớ tên vị lãnh sự”, Oswald nói bằng vốn tiếng Nga chưa được sõi với một nhân viên sứ quán. Sau đó, ông Kostikov bắt máy và trả lời: “Họ nói một đề nghị đã được gửi đi nhưng họ chưa nhận được gì cả”.

Theo báo cáo của CIA, Cục Điều tra liên bang (FBI) có lý do để tin rằng Oswald đã liên lạc nhằm nhờ Đại sứ quán Liên Xô giúp đỡ vấn đề hộ chiếu hoặc thị thực. Sau đó, Oswald quay về Mỹ qua biên giới Mexico và bang Texas trong tháng 10.1963.

Tuy nhiên, quan chức CIA soạn biên bản tỏ ra hoài nghi rằng nếu Oswald thật sự là điệp viên của KGB, liệu người này có xuất hiện công khai tại Đại sứ quán Liên Xô như vậy.

\n

Tổng thống John Kennedy bị ám sát vào năm nào

Hung thủ Lee Harvey Oswald (giữa) bị bắt sau vụ ám sát

Reuters

Âm mưu đã được cảnh báo

Cũng theo hồ sơ vừa được giải mật, CIA đã nhận được thông báo từ Bộ Hải quân Mỹ vài ngày sau vụ ám sát cho hay bộ này từng nhận cuộc gọi nặc danh cảnh báo nguy cơ ông Kennedy bị sát hại. Cụ thể, ngày 15.10.1962, một người tự xưng là “tài xế người Ba Lan của Đại sứ quán Liên Xô” tại Úc gọi cho tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Canberra và nói các nước thuộc phe Liên Xô đã treo thưởng 100.000 USD để ám sát Tổng thống Kennedy. CIA không hề được báo cáo về cuộc gọi này cho đến sau vụ ám sát. Hai ngày sau vụ ám sát, một người nữa gọi đến Đại sứ quán Mỹ tại Úc quả quyết rằng Liên Xô đã tài trợ cho vụ việc.

Tuy nhiên, giới chức Úc tỏ ra hoài nghi khi xác định rằng các cơ quan của Liên Xô tại Úc chỉ tuyển tài xế Liên Xô và không có hồ sơ nào về biển số xe như người gọi miêu tả. Tháng 5.1964, Phó giám đốc CIA Richard Helms kết luận rằng bằng chứng có được cho thấy đó là cuộc gọi làm phiền, nhưng cũng lưu ý rằng “kết luận này có thể không được xác nhận”.

Nhiều tài liệu quan trọng chưa được công bố

Ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát khi đang diễu hành trên chiếc xe mui trần tại TP.Dallas, bang Texas. Hung thủ Lee Harvey Oswald, cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ, bị bắt vài giờ sau đó, nhưng bị bắn chết trên đường chuyển trại giam chỉ 2 ngày sau. Cái chết của y phủ một bức màn lên vụ án và dù Oswald được Ủy ban Warren (cơ quan được Tổng thống Lyndon Johnson thành lập để điều tra vụ án) xác định là hung thủ duy nhất và không chịu ảnh hưởng từ lực lượng bên ngoài nào.

Đến nay, 90% hồ sơ về vụ ám sát đã được giải mật, nhưng giới nghiên cứu cho rằng hàng chục ngàn hồ sơ quan trọng còn được chính quyền giữ lại. Theo quy định, Tổng thống Joe Biden phải công bố toàn bộ hồ sơ của Ủy ban Warren trước hạn chót là tháng 12.2022.

Tin liên quan

  • Mỹ giải mật hồ sơ vụ ám sát Tổng thống Kennedy
  • Thủ tướng Iraq bị ám sát hụt
  • Người tù chung thân vì ám sát thượng nghị sĩ Kennedy được tha bổng, gia đình nạn nhân ủng hộ