Top 10 tập đoàn chất bán dẫn năm 2022

Thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025, theo báo cáo của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio.

"Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua. Việt Nam được biết đến là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á trong lĩnh vực bán dẫn", Technavio nhận định.

Việt Nam tiếp tục trở thành tâm điểm của ngành bán dẫn khi Samsung tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn từ tháng 7 năm sau với số vốn đầu tư thêm là 920 triệu USD.

Việt Nam còn là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của Intel với mức đầu tư 1,5 tỷ USD.

Tại các cuộc làm việc với Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo Intel đều khẳng định, cùng với việc đầu tư nhà máy sản xuất chip, Việt Nam là một trong những cứ điểm sản xuất quan trọng của tập đoàn và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam với khoản đầu tư gấp nhiều lần so với trước.

Các chuyên gia cho rằng, việc Intel và giờ là Samsung (Intel và Samsung là 2 trong 3 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện nay) đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam được coi là bước tiến chưa từng có trong thu hút các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhiều công ty bán dẫn lớn của thế giới cũng đang đặt nhà máy tại Việt Nam, như USI Electronics của Đài Loan (Trung Quốc) hay Renesas Electronics của Nhật Bản.

Theo các chuyên gia, chính sách thương mại và đầu tư ngày càng tự do hóa và thị trường nhân công lớn là lý do giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

"Việt Nam có lợi thế về thị trường nhân công hơn hẳn Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, một số nước khác cũng có nguồn nhân lực tương tự như Philippines, Ấn Độ và Thái Lan, họ cũng rất quan tâm đến sản xuất chất bán dẫn, thậm chí Chính phủ còn đang nỗ lực để ban hành chính sách riêng về ngành bán dẫn.

Trong trường hợp này, Việt Nam có một lợi thế rất lớn khác đó là đất nước các bạn đã có sự hiện diện của Intel và giờ đây là thông báo mới từ Samsung, đó là điều mà Ấn Độ không có, họ chưa có một công ty sản xuất chất bán dẫn nào. Bởi vậy, họ cần thuyết phục các nhà đầu tư mới. Còn Việt Nam đã được chứng minh là một môi trường tốt và an toàn cho sản xuất kinh doanh linh kiện bán dẫn", ông Jimmy Goodrich, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA), nhận định.

76% các nhà đầu tư và kinh doanh châu Âu tại Việt Nam kỳ vọng rằng sẽ tăng vốn FDI vào Việt Nam trước khi kết thúc quý 3. Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Đặc biệt, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam không chỉ là điểm đến cho đầu tư nước ngoài, mà còn là nước sản xuất linh kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

Cũng theo nhiều trang báo quốc tế, ổn định chính trị, lao động đủ khả năng, môi trường đầu tư thuận lợi, sự nhất quán trong chính sách phục hồi kinh tế và nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại giúp Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Top 10 tập đoàn chất bán dẫn năm 2022

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Nikkei Asia có bài: "Tập đoàn chip khổng lồ Synopsys của Mỹ mở rộng hoạt động tại Việt Nam". Synopsys đang chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam để tái cân bằng hoạt động trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ Trung - Mỹ đang diễn ra gay gắt.

Trang Digitimes Asia cũng cập nhật Synopsys thông báo sẽ đào tạo kỹ sư ngành thiết kế vi mạch tại Việt Nam và hỗ trợ khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm. Sự hợp tác này nhằm mục đích đào tạo các kỹ sư thiết kế vi mạch tiên tiến và tạo điều kiện phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn ở Việt Nam.

Trước đó, một loạt các trang báo đã đưa tin Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023. Gã khổng lồ bán dẫn Hàn Quốc hiện đang thử nghiệm các sản phẩm lưới bóng và dự định sản xuất hàng loạt tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên.

Bloomberg có bài bình luận về xu thế này: "Các quốc gia như Việt Nam và Indonesia đều đang cố gắng thể hiện mình là lựa chọn thay thế. Đối với việc sản xuất thiết bị điện tử, Việt Nam được cho là một lựa chọn khả thi".

"Đây là một tin rất tốt cho Việt Nam. Dù kết quả có thế nào thì tôi nghĩ rằng việc Việt Nam xuất hiện trong các phương án cân nhắc của các ông lớn công nghệ đã thực sự là một điều tuyệt vời. Và nên nhớ, nếu họ vào, thì xuất khẩu từ khối FDI sẽ được đẩy cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở con số ấn tượng hiện tại", ông Philipp Rosler, Nguyên Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đánh giá.

"Việt Nam có một lợi thế rất lớn khác đó là có sự hiện diện của Intel và giờ đây là thông báo mới từ Samsung về việc sẽ tổ chức bộ máy sản xuất ngành này tại đây. Đó là điều mà Ấn Độ không có", ông Jimmy Goodrich, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA), nhận định.

Rõ ràng cuộc đua bán dẫn toàn cầu đang nóng lên và xu thế chuyển dịch chuỗi giá trị đang diễn ra ngày một nhanh hơn, khi Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách "zero COVID-19".