Top những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Kinh doanh

  • Thứ bảy, 13/6/2015 19:28 (GMT+7)
  • 19:28 13/6/2015

Sự tăng trưởng “thần kỳ” của Trung Quốc là một trong những câu chuyện lớn gây kinh ngạc. Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, nhiều nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh.

GDP dự kiến năm 2015: + 9,50%

GDP dự kiến năm 2016: + 10,50%

GDP dự kiến năm 2017: + 8,50%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 9,70%

Nền kinh tế của Ethiopia chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng chính phủ nước này đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất trong cả ngành dệt may và sản xuất năng lượng. Dù mức tăng trưởng GDP được dự đoán tăng trưởng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người của Ethiopia vẫn sẽ không được cải thiện nhiều và vẫn thuộc hàng thấp nhất thế giới.

GDP dự kiến năm 2015: + 8,00%

GDP dự kiến năm 2016: + 9,00%

GDP dự kiến năm 2017: + 9,00%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 9,07%

Nền kinh tế bị tham nhũng nặng nề của Turkmenistan dựa vào hai ngành công nghiệp chính: bông và khí đốt. Quốc gia có trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn thứ tư thế giới, gần đây đã bắt đầu ký các hợp đồng cung cấp các khí đốt cho Trung Quốc và thậm chí có thể bắt đầu vận chuyển khí đốt sang châu Âu.

Tuy nhiên triển vọng phát triển kinh tế nước này đang bị cản trở bởi nạn tham nhũng cũng như hệ thống giáo dục kém, phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ và khí đốt và không chủ động trong cải cách thị trường, theo CIA Factbook.

GDP dự kiến năm 2015: + 8,00% 

 GDP dự kiến năm 2016: + 8,50% GDP dự kiến năm 2017: + 9,00% 

 GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 8,62% 

Cộng hòa Dân chủ Congo là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng không được khai thác hiệu quả vì tình trạng tham nhũng có hệ thống, xung đột và bất ổn chính trị. Dù vậy, nền kinh tế này cũng đang dần hồi phục kể từ sau thời kỳ đầy biến động trong những năm 1990.

GDP dự kiến năm 2015: + 8,50%

GDP dự kiến năm 2016: + 8,20%

GDP dự kiến năm 2017: + 8,00%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 8,30%

Myanmar, một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực Đông Nam Á, đã bắt đầu một cuộc đại tu kinh tế từ năm 2011 trong một nỗ lực để tái hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đất nước này có một lực lượng lao động trẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú nên đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức sống của phần đông dân số Myanmar vẫn chưa được cải thiện nhiều.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,60%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,80%

GDP dự kiến năm 2017: + 8,00%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,87%

Sau khi Liên Xô tăn rã, Uzbekistan đã dần chuyển sang nền kinh tế dựa trên thị trường. Đây là nước xuất khẩu bông lớn thứ năm thế giới, đồng thời cũng có trữ lượng khí  thiên nhiên và vàng rất lớn. Thời gian gần đây, Uzbekistan đang tiến tới thực thi lệnh cấm sử dụng lao động trẻ em trong việc thu hoạch bông.

GDP dự kiến năm 2015: + 8,00%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,70%

GDP dự kiến năm 2017: + 7,50%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: 7,80%

Khoảng 2/3 dân số nước này vẫn làm việc trong các ngành nông nghiệp liên quan. Đây là đất nước sản xuất và xuất khẩu hạt ca cao lớn nhất thế giới, đồng thời cũng nằm trong top đầu thế giới trong ngành công nghiệp cà phê và dầu cọ. 

GDP dự kiến năm 2015: + 16,00%

GDP dự kiến năm 2016: + 5,00%

GDP dự kiến năm 2017: + 2,40%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,60%

85% dân số Papua New Guinea làm việc trong ngành nông nghiệp, và bộ phận nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên bao gồm các mỏ khoáng sản như vàng, đồng, dầu. Chính phủ Papua New Guinea vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề, ​​bao gồm cả an ninh cho các nhà đầu tư, cải thiện niềm tin đầu tư, việc tư nhân hóa các tổ chức nhà nước, cũng như tái cơ cấu hoàn toàn các tổ chức nhà nước.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,40%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,80%

GDP dự kiến năm 2017: + 8,00%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,57%

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhận được những đánh giá cao từ các nhà phân tích, ngay cả với những cải cách khá chậm. Ngành dịch vụ đã trở thành một nguồn thu chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, chiếm gần 2/3 GDP và tạo ra việc làm cho gần 1/3 lực lượng lao động. Tuy nhiên, các vấn đề như tham nhũng, nghèo đói và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái đang là những vấn đề nan giải với quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,90%

GDP dự kiến năm 2016: + 8,40%

GDP dự kiến năm 2017: + 7,00%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,55%

Bhutan có một nền kinh tế nhỏ và tương đối kém phát triển do chỉ dực vào thủy điện, nông nghiệp, lâm nghiệp. Quốc gia này xuất khẩu một số lượng lớn điện từ các dự án thủy điện cho Ấn Độ và có tiềm năng để "thúc đẩy tăng trưởng bền vững" trong vài năm tới . Dù vậy sự chậm trễ kinh niên trong xây dựng vẫn là một vấn đề đáng ngại của Bhutan.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,20%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,30%

GDP dự kiến năm 2017: + 7,30%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,30%

Những năm gần đây, nền kinh tế Mozambique đã đạt được mức tăng trưởng lớn nhờ thu hút được các dự án đầu tư lớn vào tài nguyên thiên nhiên. Một số nhà phân tích tin rằng Mozambique có thể tạo ra doanh thu từ khí tự nhiên, than, thủy điện và sẽ thu hút được nhiều các nhà tài trợ hơn trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, thực tế phần lớn dân số của quốc gia này vẫn hoạt động trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp, và hơn một nửa dân số vẫn sống dưới mức nghèo. 

GDP dự kiến năm 2015: + 7,20%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,10%

GDP dự kiến năm 2017: + 7,10%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,15%

Tanzania gần đây đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao nhờ ngành sản xuất vàng và du lịch. Nền kinh tế này cũng đang chú trọng hơn đến phát triển viễn thông, ngân hàng, năng lượng và khai thác mỏ, bên cạnh phát triển nông nghiệp. Dù mức thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện đôi chút nhưng Tanzania vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,00%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,00%

GDP dự kiến năm 2017:  + 7,50%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,12%

90% dân số Rwanda vẫn làm việc trong nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc chế biến nông sản, khoáng sản. Mặc dù đất nước này đã có những bước tiến đáng kể kể từ sau nạn diệt chủng năm 1994, 45% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.

GDP dự kiến năm 2015: + 7,10%

GDP dự kiến năm 2016: + 7,00%

GDP dự kiến năm 2017: + 6,90%

GDP CAGR dự kiến từ 2014-2017: + 7,10%

Trung Quốc là một cường quốc sản xuất và xuất khẩu. Nhiều người tin rằng nền kinh tế này sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỷ tới. Chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn khi đưa đất nước chuyển tiếp sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tiêu dùng. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cũng đang dưới mức trung bình thế giới.

//bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/13-nen-kinh-te-tang-truong-nhanh-nhat-tren-the-gioi-1078436.html

13 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới Trung Quốc

Video liên quan

Chủ đề