Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Thứ nhất, về chủ thể của hoạt động thương mại điện tử. Khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 5 Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 24: Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử".

Như vậy, thương nhân cung cấp dịch vụ logistics nói chung và vận chuyển hàng hóa giao dịch qua sàn thương mại điện tử nói riêng chính thức được công nhận là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử. Cùng với đó, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ logistics trong quá trình giao dịch qua sàn thương mại điện tử cũng được đề cập đến tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP. 

Thứ hai, về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán. Theo quy định mới, thông tin về hàng hoá, dịch vụ đối với website thương mại điện tử bán hàng phải được người bán cung cấp chi tiết, cụ thể:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

- Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

- Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Như vậy, người tiêu dùng khi tiến hành các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu trên website thương mại điện tử sẽ được cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa, sản phẩm, giúp hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do người bán đăng tải.  

Thứ ba, về việc xác định trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin tới người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Điểm c khoản 3 Điều 26 được bổ sung quy định: “Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. 

Như vậy, các quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong Nghị định số 85/2021/NĐ-CP nêu trên là phù hợp với các quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ phải chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Thứ tư, về quy định liên quan đến thông tin về điều kiện giao dịch chung. Từ ngày 01/01/2022, chính sách kiểm hàng sẽ được coi là một trong những điều kiện giao dịch chung bắt buộc mà thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố trên website thương mại điện tử. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp người tiêu dùng hiểu rõ về chính sách kiểm hàng của từng doanh nghiệp để đưa ra quyết định lựa chọn tiến hành giao dịch. Bên cạnh đó, với các website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Quy định này sẽ khiến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử phải gia cố thêm tính năng để đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận, xem xét và đưa ra quan điểm cá nhân trước khi tiến hành các bước tiếp theo trong giao dịch mua sắm trực tuyến. 

Thứ năm, về trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Khoản 11 Điều 36 được bổ sung thêm quy định sau: 

“- Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo; 

- Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia".

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), như vậy, quy định mới sẽ ràng buộc trách nhiệm lớn hơn của các sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đã và đang phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong trong việc xác minh và giải quyết các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Tuy vậy, với quy định mới này, người tiêu dùng sẽ “an tâm” hơn khi tiến hành giao dịch các giao dịch trên sàn thương mại điện tử có nhiều hơn 2 bên tham gia hay khi các giao dịch đó là với người bán nước ngoài.

[Quảng cáo]

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Theo quy định mới, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Cụ thể, thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: Năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Đồng thời, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp của các loại giấy tờ như:

+ Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

+ Văn bản xác nhận hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định.

(Trước đây, Nghị định 52/2013 chỉ yêu cầu trách nhiệm cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ).

Tăng trách nhiệm của người bán trên sàn thương mại điện tử (Ảnh minh họa)


Do đó, từ ngày 01/01/2022, bên cạnh việc cung cấp thông tin để khách hàng xác định rõ các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, người bán còn phải cung cấp thêm các thông tin khác như: Số, số ngày cấp, nơi cấp của Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện,...

Ngoài ra, trong thông tin về điều kiện giao dịch chung, theo Nghị định 85, thương nhân, tổ chức, cá nhân còn phải công bố thêm chính sách kiểm hàng với hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website (trước đây không quy định).

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan khác, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Facebook trở thành 1 trong các sàn thương mại điện tử từ 2022

Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc ban hành nghị định là hết sức cần thiết. 

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, đề xuất quy định sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua sàn là phương án tối ưu trong việc quản lý thuế hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế.

Với quy định này, thay vì hàng trăm nghìn cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì chỉ cần một đầu mối là sàn TMĐT khai, nộp thuế thay để cắt giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và người nộp thuế.

Thông tin về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT trong việc kê khai, nộp thuế và cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế, Bộ Tài chính cho biết, ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã đưa ra các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT.

Theo đó, có 4 hình thức gồm: website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó. Trên các website của từng hình thức sàn giao dịch TMĐT nêu trên có hoặc không có “chức năng đặt hàng trực tuyến”.

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã bổ sung quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó, có quy định rõ chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm: thông báo nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch TMĐT; là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT theo quy định của pháp luật về kế toán; liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm.

Do đó, xét về tổng thể, việc quy định sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua sàn là phương án tối ưu trong việc quản lý thuế hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế với cơ quan thuế thì chỉ cần một đầu mối là sàn TMĐT khai, nộp thuế thay để cắt giảm thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và người nộp thuế.

Bộ Tài chính cho biết, quy định này không trái quy định hiện hành tại các luật thuế bởi mọi hoạt động mua bán, từ khâu đặt hàng, vận chuyển, thanh toán, giải quyết khiếu kiện về hàng hóa, dịch vụ,… đều được thực hiện thông qua sàn và người mua hàng chỉ thực hiện các giao dịch thông qua sàn. Do vậy, có thể hiểu sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến tham gia trực tiếp, đóng vai trò quyết định đối với từng giao dịch mua bán trên sàn và nắm được thông tin về doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh thông qua sàn để thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay một cách thuận lợi, đầy đủ.

Thực hiện đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đã được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 2146/QĐ-BTC ngày 12/11/2021, Tổng cục Thuế đã triển khai thu thập thông tin, tài liệu tại một số sàn giao dịch TMĐT. Qua kiểm tra thực tế thì cơ bản sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến đều nắm được thông tin liên quan đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thông qua sàn.

Về việc khai thuế thay, nộp thuế thay hiện nay đã được quy định khá đầy đủ tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, chưa có quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT như quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP. Do vậy, để đồng bộ với quy định của pháp luật về TMĐT, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thông qua sàn giao dịch TMĐT nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, cần thiết bổ sung quy định trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT tại Nghị định về quản lý thuế như là biện pháp điều hành của Chính phủ được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.

Về trách nhiệm cung cấp thông tin, Bộ Tài chính cho biết, khoản 2 điều 27 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ TMĐT là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thì vẫn chưa có quy định rõ về nội dung thông tin phải cung cấp, hình thức và tần suất cung cấp thông tin.

Video liên quan

Chủ đề