Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây

Tự ái là gì? Là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, dùng để chỉ những người dễ “dỗi”, mặc cảm. Tự ái có ở mỗi con người, bất kể là người giàu hay người nghèo. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Tự ái nghĩa là gì?

Tự ái là một từ gốc Hán Việt, “tự” là bản thân, “ái” có nghĩa là yêu. Khi ghép lại với nhau, tự ái được hiểu là yêu bản thân mình, tự đề cao cái tôi của bản thân tới mức sinh bực tức, giận dỗi với người khác, họ luôn cho rằng mình không có lỗi.

Theo cách khoa học giải thích, tự ái là hội chứng rối loạn nhân cách tự ái (narcissism). Những người bận tâm quá nhiều đến thành công của chính họ với tầm quan trọng của bản thân sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định cùng các tương tác, phản ứng với thế giới xung quanh.

Tính tự ái là gì? Là thể hiện thái độ mặc cảm của bản thân, cho rằng mình đang thua kém người khác, dễ sinh lòng thù hận, ghen ghét, đố kỵ. Những người dễ tự ái là người luôn thổi phồng sự quan tâm của bản thân mình, luôn muốn bản thân là trung tâm, là vũ trụ và ít để ý đến những người khác xung quanh.

Người tự ái thường biến chuyện bé xé ra to, chuyện đơn giản thành phức tạp từ đó trong đầu luôn nảy sinh ra những ý nghĩ tiêu cực. Những người này luôn đề cao bản thân nên thường bảo thủ, không quan tâm tới cảm xúc của người khác.

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, từ tình yêu cho tới tình bạn, tình đồng nghiệp,…sự tự ái luôn khiến những mối quan hệ đi vào bế tắc, dễ nảy sinh bất hòa và đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.

Hiện nay, những người tự ái không phải là hiếm có, bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thậm chí là trong gia đình, đồng nghiệp công ty hay là từ những mối quan hệ thân thiết nhiều năm.

Liêm sỉ là gì? Người vô liêm sỉ là người như thế nào?

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Tự ái là gì?

Tác hại của lòng tự ái là gì?

Dễ biến bản thân thành người cô độc

Bác Hồ từng nói: “Tự ái luôn đi đôi với tự kiêu, tự mãn, tự túc. Và kết quả là tự khí tức là mình tự ngăn trở mình tiến bộ, đồng thời đã tự kiêu, tự ái thì không thể đoàn kết. Không đoàn kết là cô độc. Đã cô độc thì chẳng việc gì thành công”.

Khi bạn có lòng tự ái cao, sẽ luôn để ý tới lời nói của người khác. Có những lúc họ chỉ nói đùa nhưng đối với bạn lại là một lời chê bai, chế giễu. Điều đó, làm tâm trạng của bạn không thỏa mái, sinh ra tâm lý tránh né người khác.

Đặc biệt, khi bạn có lòng tự ái cao sẽ ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh vì sợ lỡ lời, động chạm đến bạn, nảy sinh mâu thuẫn. Cứ như vậy, bạn dễ bị cô lập bản thân với mọi người xung quanh, không muốn tiếp xúc hay thân thiết với bất kỳ ai.

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Tự biến bản thân thành người cô độc

Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế

Làm việc nhóm giúp đảm bảo năng suất với chất lượng công việc khi các thành viên nhóm hợp tác tốt với nhau. Tuy nhiên, để duy trì được một nhóm hiệu quả không phải là điều dễ dàng

Khi làm việc nhóm không tránh khỏi được các mâu thuẫn, cãi vã. Những người có tính tự ái cao khi bị sếp “nói nặng nói nhẹ” sẽ cảm thấy khó chịu, tức giận. Một số người sau đó có thể rút khỏi nhóm. Như vậy, khiến cho công việc của nhóm bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Họ có cái tôi quá lớn, luôn giữ ý kiến của bản thân mình, không chấp nhận quan điểm của người khác. Thậm chí, khi được người khác góp ý bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, gây ra các tranh cãi, ảnh hưởng tới công việc chung.

Rất khó để thành công

Để thành công, bạn phải trải qua rất nhiều chông gai, thử thách. Mỗi chúng ta cần phải học hỏi từ những điều nhỏ nhất từ những người giỏi hơn – những người đi trước. Mà tính tự ái sẽ khiến cho bạn ngại tiếp xúc với người giỏi, tự ti và không thỏa mái khi đứng cạnh họ. Khi được góp ý lại tỏ thái độ coi thường, không chịu tiếp thu, sửa đổi.

Những người tự ái khó nhận ra cái sai của bản thân, không chịu rút kinh nghiệm. Họ luôn suy nghĩ theo lối mòn, quan điểm cá nhân, không hòa mình vào tập thể. Sau nhiều lần thất bại, vấp ngã, không chịu thay đổi bởi họ luôn nghĩ mình kém cỏi nên khó có thể thanh công được.

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Rất khó để thành công

Sống trong đau khổ, dằn vặt

Người có tính tự ái sẽ rất dễ bị đau khổ, bất an, không có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Nguyên nhân là do họ luôn để ý tới những lời chê trách, chỉ trích của người khác. Người tự ái rất hay để bụng, luôn giữ chuyện đó ở trong lòng, tự dằn vặt, đau khổ ngày này qua ngày khác và không có cách giải thoát.

Lụy tình là gì? Biểu hiện của người lụy tình trong tình yêu

Dấu hiệu nhận biết người có tính tự ái

Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý

Người có tính tự ái luôn thích làm trung tâm của mọi sự chú ý trong đời sống và công việc. Họ thường nhắc nhở về các thành tích của họ, tại sao ý tưởng đề xuất, phương án của họ lại đáng được xem xét đặc biệt. Họ làm cho mình trở nên “quyền lực” và có tầm ảnh hưởng nhất định tới quyết định của một ai đó.

Luôn bị cảm xúc lấn át

Người có tính tự ái cao rất bị cảm xúc lấn át vì luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu. Trong công việc, tình cảm cũng như cuộc sống khi bị người khác phê bình, chỉ trích họ rất dễ bị bốc đồng, đưa ra các quyết định sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong các cuộc cãi vã, người hay tự ái sẽ không bao giờ nhận mình sai, cố chấp. Họ không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác, dễ đưa cuộc cãi vã vào bế tắc, ảnh hưởng tới mối quan hệ xung quanh.

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Luôn bị cảm xúc lấn át

Không chịu rút kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới

Những người tự ái khó nhận ra cái sai của bản thân, không chịu rút kinh nghiệm, bài học từ những người đi trước. Họ luôn suy nghĩ theo lối mòn, quan điểm cá nhân, không hòa nhập với tập thể. Dù gặp nhiều thất bại, vấp ngã, sai lầm họ không chịu thay đổi bởi họ sợ thay đổi thì người khác sẽ nghĩ mình kém cỏi.

Luôn cố gắng tạo ra sự nhầm lẫn

Một số người có tính tự ái luôn lấy niềm vui trong công việc để tạo ra sự nhầm lẫn cho người khác. Họ có thể khiến mọi người đặt câu hỏi về nhận thức của họ. Nói cách khác là để tạo ra đòn bẩy giữa họ với người khác. Người tự ái thường sử dụng cách này để nâng cao giá trị của bản thân, duy trì quyền lực của họ trong các mối quan hệ.

Đổ lỗi cho người khác, hay xấu hổ

Có thể thấy rằng, người tự ái luôn muốn bảo vệ chính bản thân mình, họ không bao giờ nhận sai, đổ lỗi công khai cho người khác trong các vấn đề mình gặp phải. Những người tự ái hướng nội có những cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn để giải thích vì sao đó lỗi của bạn còn họ thì vô can, không liên quan.

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Luôn đổ lỗi cho người khác

Thụ động

Người tự ái quá mức thường khao khát sự chú ý và ngưỡng mộ từ người khác. Họ có thể đưa ra các lời khen không thật lòng hay cố tình làm giảm tài năng của mình xuống một cách nào đó khiến cho người khác công nhận năng lực đó.

Vô cảm và ích kỷ

Người mắc hội chứng rối loạn nhân cách tự ái thường không có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Họ sống mà thiếu sự đồng cảm, luôn đổ lỗi bằng mọi cách. Và họ chỉ nhìn thấy cái khó khăn, nỗ lực của bản thân chứ không nhận thấy những cố gắng của người khác.

Khẩu nghiệp là gì? Cách tu dưỡng bớt khẩu nghiệp

Khắc phục tính tự ái như thế nào?

Bản tính vốn dĩ là người dễ bị kích động nên để bỏ được sự tự ái thì bản thân bạn phải là người kiên nhẫn. Hãy coi những tác động xung quanh là thử thách để bạn trải nghiệm. Tất cả những thứ đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như bạn là người có tính kiên nhẫn.

Sửa đổi bản thân dựa trên sự góp ý của người khác. Dù góp ý đó là của ai thì những lời phê phán, góp ý thẳng thắn vẫn là thứ mà bạn cần phải lưu tâm sửa chữa.

Coi thường người khác chưa chắc giúp bạn khá lên được. Khi coi thường người khác cũng chính là lúc bạn coi thường chính bản thân mình. Họ không nhận được sự tôn trọng từ bạn thì đương nhiên sẽ trả lại bản những thái độ đó.

Không coi thường người khác, nó sẽ giúp bạn có cơ hội để tiếp cận những cái mới, giá trị tốt đẹp hơn. Khi đối diện với một vấn đề, đừng vội vàng nghe từ một phía, hãy chắt lọc những thông tin hữu ích để sự việc được sáng tỏ.

Thấy điều hay thì học hỏi, thấy điều sai thì sửa, cái gì không tốt thì bỏ. Không nên cố chấp, không quan trọng hóa vấn đề, không kỳ vọng quá mức vào bản thân. Không được chán nản, thất vọng, làm việc gì thì cũng cần phải suy nghĩ trước sau, không nên đòi hỏi phải hoàn hảo, không nên dễ dãi với chính bản thân mình, không khắt khe với người khác. Đây không phải là bí quyết chế ngự lòng tự ái mà còn giúp bạn hài hòa với sự vận động giữa cơ thể và tâm trí, tạo tiền đề cho cuộc sống hạnh phúc.

Si tình là gì? Người si tình và lụy tình có giống nhau không?

Phân biệt tự ái và tự trọng

Tự ái và tự trọng mang nghĩa khác nhau, dưới đây là cách phân biệt đơn giản:

Tự trọng và tự ái giống nhau ở điểm nào dưới đây
Phân biệt tự ái với tự trọng
Tự ái Tự trọng
– Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên hay có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức.

Khi tự ái dễ có những phản ứng, quyết định thiếu sự sáng suốt, dễ sai lầm.

– Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân

– Biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, biết cách kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, tiến bộ của xã hội.

– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Mong rằng các thông tin có trong bài viết “Tự ái là gì? Phân biệt tự ái và tự trọng” sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.