Tức cảnh Pác Bó có nghĩa là gì

Cảm nhận của em về bài thơ sau (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Tục ngữ có câu (Ngữ văn - Lớp 7)

5 trả lời


Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

Vài nét về tác giả: 

  • Nguyễn Sinh Cung (1890-1969), quê: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.
  • Phong cách sáng tác: 

             - Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
             - Truyện và kí: chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
             - Thơ ca: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình.

Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 2 - 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng, Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê-nin).

2. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.

3. Đề tài

Về người chiến sĩ cách mạng.

4. Chủ đề

Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.

5. Bố cục

Bài thơ được chia thành hai phần: 

  • Phần 1 (2 câu đầu): Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó.
  • Phần 2 (2 câu cuối): Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.
             

NỘI DUNG [edit]


Tranh của họa sĩ Trịnh Phòng

1. Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó ("thú lâm tuyền" của Bác)

1.1. Câu 1 (Khai/ Đề)

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

             - Đối vế câu: sáng ra bờ suối/ tối vào hang

             - Đối thời gian: sáng/ tối

             - Đối hoạt động: ra/ vào

             - Đối không gian: suối/ hang

  • Giọng điệu: nhịp nhàng, từ tốn

→ Cuộc sống bí mật, nề nếp và ổn định trong một quãng thời gian rất dài.

Đằng sau nếp sống đều đặn ấy là phong thái ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên núi rừng Pác Bó. Với Bác Hồ, được sống giữa núi rừng, có suối, có hang, có thiên nhiên chính là được hưởng thụ, đây chính là thú lâm tuyền. Nhưng cuộc đời cách mạng chỉ cho phép Bác hưởng “thú lâm tuyền” trong hoàn cảnh gian khổ ở hang Pác Bó, nhưng Người vẫn thực sự hòa nhịp với điệu sống nơi suối rừng như một tiên ông, một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. 

1.2. Câu 2 (Thừa)

  • Câu thứ hai nói về chuyện ăn uống:

 “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

             - Cháo bẹ, rau măng: chỉ những thức ăn đạm bạc

             - “Vẫn sẵn sàng”: có hai cách hiểu:

                       + Cháo bẹ rau măng luôn là những thứ sẵn có trong bữa ăn.

                       + Tư tưởng luôn sẵn sàng.

             - Nhịp điệu 4/3 tạo nhịp điệu rõ ràng, dứt khoát.

             - Giọng điệu thật thoải mái, phơi phới đã phác họa cuộc sống ung dung, tự tại, hòa điệu với rừng núi.

→ Hai câu thơ này gợi lên niềm vui thích, sảng khoái dù gian khổ, khó khăn với hoàn cảnh rất chân thật (ngủ hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là phiến đá) nhưng không hề thiếu thốn mà thế là rất sang. Đây là những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui và có phần khoa trương.

2. Cái "sang" của cuộc đời cách mạng
Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không nằm ở "thú lâm tuyền" giống như các ẩn sĩ xưa mà đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau ba mươi năm xa nước được trở về sống giữa lòng đất nước.  Đặc biệt, lúc này Bác còn vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những khó khăn, gian khổ trong sinh hoạt không có gì là thiếu thốn.

2.1. Câu 3 (Chuyển)

  • Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình ảnh người chiến sĩ:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

             - Từ láy "chông chênh" là từ láy miêu tả duy nhất trong bài, có tính tạo hình và gợi cảm.

             - Hình tượng "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng", toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc, lại vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng như một tượng đài.

Câu thơ nói về công việc hằng ngày của Bác, Bác làm công việc dịch sử Đảng, Bác Hồ đang dịch lịch sử Liên Xô làm tài liệu để huấn luyện cán bộ, chính là xoay chuyển lịch sử Việt Nam.

2.2. Câu 4 (Hợp)

"Cuộc đời cách mạng thật là sang"

  • Hiện thực cuộc đời cách mạng: bí mật, thiếu thốn, gian khổ.
  • “Sang”: sang trọng, lịch sự

→ Chữ "sang" chính là nhãn tự của bài thơ, tỏa sáng tinh thần của toàn bài. Cuộc sống cách mạng trong khung cảnh thiên nhiên ấy thật là "sang". Chữ sang đã cho thấy:

             - Niềm vui, niềm tự hào thực hiện lí tưởng của Bác.

             - Phong thái ung dung, chủ động, lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của Người.

"Tức cảnh Pác Bó" là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Thể thơ tứ tuyệt Đường luật.
  • Giọng điệu chung của bài thơ là giọng điệu vui vẻ, lạc quan.
  • Sự kết hợp giữa cổ điển (đề tài, thi liệu, thể thơ, thú lâm tuyền,...) và hiện đại (giọng điệu, ngôn ngữ, lạc quan cách mạng,...).

Tổng kết:

             - Cảnh sinh hoạt, làm việc đơn sơ nhưng mang nhiề ý nghĩa.

             - Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác.

             - Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc.

             - Giọng thơ tự nhiên nhẹ nhàng.

             - Cách dùng từ ngữ đặc sắc, gợi cảm.

             - Màu sắc cổ điển mà vẫn hiện đại.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ đề