Tước danh hiệu công an là gì năm 2024

Ngày 26-9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Bình Thuận đã thi hành kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu công an nhân dân đối với thượng úy Lê Hữu Tùng - công tác tại đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đức Linh.

Tước danh hiệu công an là gì năm 2024

Công an tỉnh Bình Thuận trưng cầu khám nghiệm tử thi nạn nhân để làm rõ nguyên nhân tử vong sau khi làm việc với công an huyện - Ảnh: MAI THỨC

Lý do thi hành kỷ luật vì thượng úy Tùng đã có hành vi vi phạm kỷ luật được quy định tại điểm c, khoản 11, mục V phụ lục ban hành kèm thông tư 38/2022 của Bộ Công an.

Nguồn tin cho biết thượng úy Tùng có liên quan đến vụ một người đàn ông tử vong khi làm việc tại trụ sở Công an huyện Đức Linh.

Liên quan đến vụ trên, theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận, trước đó vào rạng sáng 2-9 lực lượng tuần tra của Công an huyện Đức Linh phát hiện hai người đàn ông nghi trộm chó.

Tổ tuần tra yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tuy nhiên cả hai tăng ga bỏ chạy hướng vào xã Vũ Hòa, vứt lại hai con chó.

Quá trình truy đuổi, đại úy Nguyễn Đức Phương (thành viên tổ liên quân 506) và trung úy Đoàn Ngọc Quảng (cán bộ Công an thị trấn Võ Xu) bị thương do hai người bỏ trốn bắn điện ngược lại.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Đức Linh chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp lập biên bản, khám nghiệm hiện trường, xác minh và truy bắt hai người đã tẩu thoát.

Lực lượng công an xác định hai người trên là Bùi Văn H. (28 tuổi) và Lưu Công Mạnh (38 tuổi, cùng trú xã Vũ Hòa).

Công an huyện Đức Linh mời anh Bùi Văn H. đến trụ sở Công an xã Vũ Hòa làm việc, đến tối cùng ngày thì cho gia đình bảo lãnh về. Riêng Lưu Công Mạnh bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau khi xác định Mạnh đang trốn tại TP Đồng Xoài (Bình Phước), Công an huyện Đức Linh đã cử tổ công tác đưa Mạnh lên cơ quan công an làm việc. Bước đầu Mạnh thừa nhận hành vi cùng H. trộm chó và chống người thi hành công vụ như trên.

Đến tối 3-9, H. tiếp tục được mời về trụ sở công an huyện làm việc để củng cố hồ sơ, chứng cứ. Công an huyện Đức Linh cho biết tại đây H. đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

"Khi đang làm việc, đến khoảng 21h cùng ngày, H. có biểu hiện mệt, khó thở nên công an huyện đã đưa H. đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận khám. Trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện thì H. chết", trích báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận.

Ngay khi xảy ra vụ việc, đại diện Công an tỉnh Bình Thuận đã thăm hỏi, chia buồn với thân nhân anh H.. Công an tỉnh cũng trưng cầu giám định tử thi để điều tra làm rõ vụ việc.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Tước danh hiệu công an nhân dân là việc xóa tên cá nhân khỏi danh sách quân nhân và xóa bỏ mọi quyền lợi liên quan. Dưới đây là các trường hợp bị tước danh hiệu công an nhân dân:

Mục lục bài viết

Công an nhân dân theo quy định tại Điều 3 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tước danh hiệu công an nhân dân là việc lấy đi, xóa bỏ và không cho sử dụng chức danh mà cá nhân đó đang có, kèm theo là sẽ mất đi những quyền lợi của công an nhân dân. Việc tước danh hiệu công an nhân dân là hình thức kỷ luật rất nặng khi cá nhân người đó có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp tước danh hiệu Công an nhân dân:

– Chống mệnh lệnh:

Nếu là chỉ huy hoặc sĩ quan hay lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh; chống mệnh lệnh trong khi sẵn sàng chiến đấu hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị tước danh hiệu

– Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên:

+ Là sĩ quan mà có hành vi làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Lôi kéo người khác tham gia

– Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới:

Nếu trước đây đã bị kỷ luật về hành vi làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới mà còn vi phạm; hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị tước danh hiệu

– Làm nhục, hành hung đồng đội:

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân:

Nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; lôi kéo người khác tham gia; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sẽ bị tước danh hiệu

– Đào ngũ:

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị tước danh hiệu quân nhân:

Nếu thực hiện hành vi đào ngũ gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng; khi đang làm nhiệm vụ; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; lôi kéo người khác tham gia

– Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự:

Nếu vi phạm hành vi trên và đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ

– Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự:

Nếu vi phạm là chỉ huy hoặc sĩ quan; là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự:

Người thực hiện là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; không có biện pháp tích cực ngăn chặn

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm:

Người thực hiện là chỉ huy hoặc sĩ quan; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị

– Quấy nhiễu nhân dân:

Nếu vi phạm thuộc trường hợp: Là chỉ huy hoặc sĩ quan; Lôi kéo người khác tham gia; Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp; Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội

– Chiếm đoạt tài sản:

Nếu vi phạm thuộc trường hợp: Lôi kéo người khác tham gia; Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

– Sử dụng trái phép chất ma túy: Sử dụng trái phép các chất ma túy thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân

– Một số hành vi khác theo văn bản kỷ luật

3. Trình tự, thủ tục tước danh hiệu Công an nhân dân:

Xử lý kỷ luật áp dụng theo quy trình sau đây:

– Tóm tắt lý lịch của cán bộ, chiến sĩ vi phạm

– Các tài liệu, báo cáo kết luận về vi phạm

– Quá trình tự kiểm điểm của người thực hiện hành vi vi phạm:

+ Người vi phạm phải tự kiểm điểm trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ thuật, kỷ luật phải bằng hình thức bằng văn bản

+ Trong trường hợp tiến hành họp xử lý kỷ luật, người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm được thì cơ quan, đơn vị sẽ phải thực hiện việc xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú. Sau đó tiến hành lập biên bản và ghi rõ việc vắng mặt của người vi phạm

+ Biên bản xác minh phải được công bố công khai trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm

– Quá trình tập thể cơ quan, đơn vị xem xét và đề xuất hình thức kỷ luật:

Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì sẽ căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm để cơ quan họp, tham gia ý kiến để đề xuất hình thức kỷ luật

– Người chỉ huy phải gặp trực tiếp người vi phạm để người thực hiện hành vi vi phạm trình bày quan điểm, ý kiến (nếu người chỉ huy không đi được thì có thể ủy quyền). Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm và biên bản xác minh để đưa ra hình thức kỷ luật cuối cùng

– Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật. Trong đó xem xét đến cả những tình tiết giảm nhẹ của người thực hiện hành vi vi phạm nếu có, các tình tiết giảm nhẹ được pháp luật quy định bao gồm: tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật; đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; hành vi vi phạm có thể do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

– Sau đó tiến hành báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có)

– Tiến hành ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp

– Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị

Và trong trường hợp đặc biệt, bị kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân thì chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân bị xử lý từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên sẽ phải cử người đưa quân nhân bị kỷ luật để bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân đó cư trú, trong đó ngoại trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù. Khi đi kèm theo là hồ sơ có liên quan đến quân nhân và chứng minh hành vi vi phạm của quân nhân.

Đối với hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân, trước khi công bố quyết định, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ phải thu lại toàn bộ các loại hồ sơ tài liệu, Giấy tờ tùy thân như chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận điều tra hình sự, Thẻ thanh tra, Thẻ tuần tra kiểm soát và các vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện công tác mà cán bộ, chiến sĩ đó đã được trang bị.

Quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân phải gửi cho chính quyền địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ vi phạm cư trú để biết.

Lưu ý: Trường hợp cán bộ, chiến sỹ bị tước danh hiệu công an được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Quy định về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật:

– Thời hiệu xử lý kỷ luật được hiểu là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người thực hiện hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Tại điểm b Khoản 1 Điều 43 Thông tư số 16/2020/TT-BQP có quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, cụ thể không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân.

Như vậy, theo quy định trên, nếu quân nhân thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu thì không áp dụng thời hiệu. Do vậy, bất kể khi nào phát hiện hành vi vi phạm thì vẫn có thể áp dụng xử lý hình thức kỷ luật là tước danh hiệu quân nhân.

Tước quân tịch Công an là gì?

Tước quân tịch hay còn gọi là Tước danh hiệu quân nhân có nghĩa là quân nhân bị xóa bỏ tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi của bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

Công an ngày xưa gọi là gì?

Quá trình phát triển. Từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở Trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cuộc. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Bị tước quân hàm là gì?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 thì tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.

Công an và cảnh sát khác nhau như thế nào?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.