Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa

Sốt là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin Covid-19. Vậy có được dùng thuốc hạ sốt để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Tiêm vắc xin COVID-19 tại CDC Quảng Nam. Ảnh: HIỂN TRÍ

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vắc xin Covid-19 cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vắc xin thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm, cũng có thể sốt sau tiêm.

Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác (trừ khi có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ) sau khi tiêm.

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Theo đó người dân có thể sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất acetaminophen (thường được biết đến với tên gọi là paracetamol) ở liều 500mg x 3 lần uống/ngày và việc sử dụng thuốc này phần lớn là an toàn ngay cả với trường hợp phụ nữ mang thai, tuy nhiên người suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ.

Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc lời khuyên y tế công cộng nào cho thấy việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol để kiểm soát cơn sốt và cơn đau sau khi tiêm vắc xin Covid-19 có tác động đến phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Ngoài việc dùng thuốc, một số kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ sau tiêm chủng Covid-19 gây ra. Đối với các phản ứng tại chỗ tiêm, như đau hoặc sưng, sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Điều này cũng có thể giúp giảm đau cơ và khớp.

Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.

Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vắc xin vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là giải pháp cơ bản để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch dù không phải là lá chắn tuyệt đối. Bên cạnh hiệu quả miễn dịch, tiêm vắc xin còn là biện pháp giúp hạn chế tình trạng chuyển biến nặng, nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh. Việc tiêm vắc xin càng sớm càng tốt không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người trước đại dịch.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Sốt cùng với mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ngứa, sưng tại chỗ tiêm là triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng vaccine nói chung mà không chỉ riêng với vaccine chống Covid-19. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau vài ngày.

Trả lời câu hỏi nhiều người băn khoăn có nên uống thuốc hạ sốt trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, theo bác sĩ Trần Thị Lan Hương, thuốc hạ sốt là thuốc điều trị triệu chứng. Vì thế, khi có triệu chứng mới sử dụng thuốc. Bởi thế, việc điều trị thuốc dự phòng để hạ sốt là không cần thiết. Hơn nữa, phản ứng của mỗi người với vaccine là khác nhau, không phải ai cũng sốt sau tiêm. Ngoài ra, mỗi loại thuốc đều có tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn. Dùng không đúng chỉ định không những không đem lại lợi ích, thậm chí có thể cấp cứu vì dùng thuốc không đúng.

Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa
Tiêm vaccine chống Covid-19. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Bác sĩ Trần Thị Lan Hương cho rằng, trong trường hợp bị sốt từ 38,5 độ C trở nên thì dùng thuốc hạ sốt, nếu không có chống chỉ định. Việc dùng thuốc hạ sốt đơn thuần là điều trị triệu chứng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, mất nước, điện giải. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch cũng như hiệu quả của vaccine.

Paracetamol là hoạt chất được đánh giá hiệu quả và an toàn giúp giảm đau nhức, mệt mỏi và sốt (cần lưu ý với các trường hợp chống chỉ định).

Ngoài ra, khi sốt, cơ thể mất nước điện giải, do đó cần bù nước điện giải bằng oresol, nước trái cây, nước rau, các loại vitamin và các biện pháp cơ học như chườm ấm, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.

Mỗi người cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Liều dùng của Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15 mg/kg/ lần. Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 60mg/kg/ngày.

Nếu sau khi tiêm vaccine mà sốt cao kéo dài, uống hạ sốt nhưng không đỡ, tụt huyết áp, tức ngực khó thở thì hãy đến ngay cơ sở y tế.

KHÁNH HUYỀN

Sốt là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vaccine, đặc biệt là vaccine phòng Covid-19. Vậy có được dùng thuốc hạ sốt để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng và khi nào cần uống thuốc hạ sốt?

Vaccine Covid-19 có hiệu quả cao rong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do Covid-19, bao ồm cả biến thể Delta. Hãy tiêm vaccine đủ liều để tối ưu hoá khả năng bảo vệ.

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là sốt, mệt mỏi, đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ;

Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa

Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày. Có thể xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ là cực kỳ hiếm, đó là lý do vì sao người đi tiêm chủng phải ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm. Việc này giúp cho nhân viên y tế có mặt trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào.

Lưu ý, nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sau tiêm do nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng cung cấp, bao gồm bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng thuốc giảm đạu hạ sốt như paracetamol để giảm đau và giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải sau khi tiêm chủng.

2. Khi nào cần uống thuốc hạ sốt khi tiêm vaccine Covid-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. 

Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

3. Những điều cần lưu ý sau tiêm vaccine Covid-19

Theo dõi sau tiêm tại nhà, khi gặp một trong các dấu hiệu sau hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám bệnh trực tuyến sau tiêm hoặc đến Bệnh viện gần nhất:

  • Tê cứng quanh môi hoặc lưỡi nhiều;
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc tím hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
  • Cảm giác ngứa họng, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
  • Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội; ngủ li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

Uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa

  • Tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, ngất;
  • Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
  • Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 390C mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Luôn có người hỗ trợ 24/24h, ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm;

Không sử dụng chất kích thích trong 03 ngày đầu sau tiêm và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ;

Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: - Sốt dưới 38,50C: Nới lỏng quần áo, chườm ấm, không để nhiễm lạnh;

Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nếu không giảm thì goi điện thoại với bác sĩ để được tư vấn trực tuyến hoặc đến cơ sở y tế nơi gần nhất.

Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Đối với những người có nhu cầu xét nghiệm kháng thể sau tiêm, nên thực hiện vào thời điểm 28 ngày sau tiêm mũi 1 và Từ 14 đến 28 ngày đối với người sau tiêm mũi 2.

Bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900638367 hoặc qua kênh fanpage  IVIE_official để được nhân viên hỗ trợ. 

Cẩm nang IVIE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!