Ưu điểm của ổ cứng thể rắn so với ổ cứng là gì

Trước những băn khoăn của nhiều người về việc nên sử dụng ổ cứng ssd hay hdd thì hôm nay Alolaptop sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về ưu và nhược điểm của hai loại ổ cứng này. Việc hiểu về cấu tạo và lợi ích của mỗi loại ổ cứng sẽ giúp cho bạn lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng cũng như túi tiền.

Nếu như trước đây người dùng (Desktop và laptop) gần như chỉ có sự lựa chọn ổ cứng duy nhất là HDD (Hard Disk Drive). Không phải vì chỉ có một công nghệ đĩa từ(công nghệ HDD) mà người ta buộc phải lựa chọn mà có hai công nghệ song song nhưng công nghệ sử dụng chip nhớ quá đắt để trở thành phổ biến.

Tuy nhiền trong vài năm gần đầy khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo đó là các công nghệ và vật liệu mới ra đời, đặc biệt là công nghệ chip nhớ đã đạt được nhiều bước tiến quán trọng trong việc giảm giá thành cũng như cải thiện chất lượng ổ cứng. Nếu như trước đây một ổ cứng SSD (Solid State Drive) có giá gấp cả chục lần thì hiện nay chỉ còn khoảng 2-3 lần giá một ổ cứng HDD. Nhiều hãng sản xuất đã mạng dạn đưa ổ cứng SSD vào sản phẩm của mình ngay khi sản xuất để phục vụ người tiêu dung, bên cạnh đó ổ cứng SSD cũng được bán ra thị trường giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Sự khác biệt về mặt công nghệ giữa ổ cứng SSD và HDD:

Ưu điểm của ổ cứng thể rắn so với ổ cứng là gì

Ổ cứng HDD truyền thống sử dụng một đĩa quay từ để lưu trữ dữ liệu. Để có thể đọc và ghi dữ liệu lên đĩa từ người ta sử dụng một đầu mảnh được gắn ở mép đĩa. Bên ngoài là một bộ vi mạch điều khiển, chúng có nhiệm vụ điều khiển đầu mảnh tiếp xúc đúng vị trí có dữ liệu trên đĩa đang quay với tốc độ khá cao (thường từ 5400 – 7200 rpm) đồng thời giải mã các tín hiệu từ tính được lấy trong đĩa thành ngôn ngữ máy giúp máy tính hiểu được.

Ổ cứng SSD có cấu tọa khác biệt hoàn toàn, chiếc ổ này gồm một bo mạch điều khiển và một chip nhớ (thường gọi là chip flash) có khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài và dữ liệu không mất đi khi ngắt nguồn điện. Chip nhớ sẽ chết sau số lần đọc ghi nhất định nào đó nên mạch điều khiển ngoài nhiệm vụ giải mã dữ liệu còn làm nhiệm vụ điều khiển dữ liệu sẽ được lưu trữ ở chip nào khi được transfer data.

So sánh ưu nhược điểm của 2 loại ổ cứng:

Ưu điểm của ổ cứng thể rắn so với ổ cứng là gì

Tốc độ: Nói về tốc độ thì HDD chắc chắn không thể nào bằng SDD do cách thức hoạt động của chip flash tốt hơn nhiều so với đĩa từ. Với ổ SSD thì chip nhớ chỉ cần thời gian tính bằng giây để khởi động và làm việc ngay lập tức, còn với ổ cứng HDD thì ngoài việc chờ khởi động khá lâu thì bạn còn phải chờ đĩa quay đạt tới tốc độ nhất định mới có thể thực hiện lệnh truy xuất dữ liệu trên đĩa. Bạn có thể kiểm chứng thông qua việc khởi động hoặc thực hiện thao tác copy dữ liệu trên hai máy sử dụng hai loại ổ đĩa.

-Phân mảnh: Do cấu tạo đĩa từ, đầu đọc ghi và động cơ quay nên HDD chỉ thực sự làm việc hiệu quả với các tập tin lớn được lưu trữ liền kề, nếu như dữ liệu bị phân bố rải rác trên phiến đĩa, sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể đọc được toàn bộ chúng và ghép lại. Trong khi đó SSD không hề quan tâm đến vấn đề này, dữ liệu có thể load đồng loạt ở nhiều chip nhớ khác nhau. Rõ ràng ổ cứng thể rắn chiếm ưu thế hơn hẳn.

– Độ bền: Việc giữ cho ổ cứng HDD quay ổn định và cân bằng là rất kho nên chỉ cần một tác động như rung, lắc….từ bên ngoài có thể sẽ khiến chúng ngừng hoạt động và không thể truy xuất dữ liệu, nếu may mắn bạn vẫn có thể cứu vãn được dữ liệu tuy nhiên ổ cứng thì không. Với ổ cứng SSD thì khác, nó hoạt động thông qua việc truyền tin giữa mạch điều khiển và chip nhớ nên việc sống sót sau những tác động vật lý từ bên ngoài là khá cao(tất nhiên là không quá mạnh)

– Tiếng ồn: Đây là điều mà nếu bạn dùng cả hai loại ổ cứng có thể nhận thấy dễ dàng khi mà HDD phát ra tiếng kêu bởi động cơ quay và sự di chuyển của đầu đọc. Còn SSD thì gần như là im lặng tuyệt đối ngay cả đó là ổ ssd trên một chiếc laptop cũ khi mà tín hiệu điện của nó được truyền đi.

-Giới hạn sản phẩm: Những con chip nhớ flash được sử dụng trong SSD sẽ chết sau một số lần đọc ghi nhất định, còn đĩa từ của HDD có số lần đọc ghi gần như là vô hạn, nó cũng sẽ bị bad khi đọc ghi quá nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng nhìn chung thì HDD có thể có tuổi thọ cao hơn SSD trong điều kiện sử dụng thường xuyên.

– Giá thành: So với HDD cùng dung lượng, một chiếc SSD thường đắt hơn tới 2-7 lần tùy vào dung lượng. Có thể nói rằng đây chính là lý do khiến HDD vẫn còn chỗ đứng trên thị trường linh kiện máy tính.

Chọn lựa loại ổ cứng nào?

Sau những phân tích trên của chúng tôi hi vọng các bạn đã có mình những nhận định và đánh giá riêng về hai loại ổ cứng SSD và HDD. Việc lựa chọn ổ cứng loại nào và dung lượng bao nhiều còn tùy vào mục đích làm việc, đặc thù đi lại và yêu cầu cá nhân của bạn. Có thể với tôi SSD là số một nhưng nếu nó không cần thì bạn không nhất thiết phải bỏ tiền mua chỉ để chưng hay so sánh điểm beanh với bạn bè. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn lựa mua một chiếc ổ cứng.

Trong thời điểm hiện tại, tuy rằng giá SSD đã giảm rất nhiều tuy nhiên thực tế thì không phải ai cũng có thể mua được. Vì thế nhiều nhà sản xuất ổ cứng đã nghĩ ra phương pháp kết hợp giữa 2 loại ổ: có cả đĩa từ lẫn chip nhớ. Dữ liệu ít được sử dụng sẽ được lưu trữ ở phần đĩa từ và các file thực thi được đặt ở chip nhớ. Cách này vừa giảm được giá thành sản phẩm vừa đem ưu điểm của SSD tới thị trường phổ thông. Hi vọng trong tương lai gần những chiếc ổ cứng lai sẽ được bán phổ biến trên thị trường.

Ưu điểm của ổ cứng thể rắn so với ổ cứng là gì

Trong một thời gian dài, các ổ đĩa cứng tiêu chuẩn (HDD) đã trở thành thiết bị lưu trữ thường được dùng trong các máy tính để bàn và máy tính laptop. Điểm mạnh của HDD chính là dung lượng lưu trữ và chi phí thấp. Các nhà sản xuất máy tính thường hướng đến loại ổ cứng có dung lượng lớn và chi phí nhỏ, do đó họ đã tiếp tục sử dụng HDD trong sản phẩm máy tính của họ. Các ổ cứng trạng thái rắn SSD có thể thay thế ổ cứng HDD tương đối dễ dàng. Và bạn có thể thấy những điểm khác biệt giữa ổ cứng HDD và SSD với bảng so sánh sau đây. Khi nhìn nhận giữa hai loại ổ cứng HDD và SSD thì SDD có nhiều ưu điểm hơn. Đối với hầu hết người dùng máy tính, chúng tôi đề nghị sử dụng ổ SSD làm ổ đĩa chính cho hệ điều hành và cho các chương trình quan trọng nhất. Sau đó bạn nên sử dụng thêm một ổ HDD trong cùng một máy tính, hoặc ổ cứng bên ngoài để lưu trữ tài liệu, hình ảnh và âm nhạc mà không cần thời gian truy cập nhanh của SSD.

Sau đây là bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của ổ HDD và SSD:

Tiêu chí HHD SSD
Thời gian truy cập HDD mất khoảng 5000 đến 10.000 micro – giây để truy cập dữ liệu SSD có tốc độ truy cập từ 35 đến 100 micro-giây, nhanh hơn 100 lần, tốc độ truy cập nhanh hơn này có nghĩa là chương trình có thể chạy nhanh hơn, điều này rất quan trọng. Đặc biệt cho các chương trình truy cập thường xuyên vào một lượng lớn dữ liệu như hệ điều hành.
Gía bán HDD là ổ cứng có giá thành rẻ hơn nhiều so với ổ SSD, đặc biệt cho các ổ đĩa trên 500 GB. Gía của ổ SSD nhiều hơn so với ổ HDD, đó là lý do tại sao hầu hết các máy tính sử dụng ổ SSD chỉ có vài trăm Gigabyte dung lượng lưu trữ. Máy tính để bàn với một ổ SSD cũng có thể có một hoặc nhiều HDD để lưu trữ bổ sung.
Độ tin cậy HDD có bộ phận chuyển động và đĩa từ, có nghĩa là khi hoạt động, cần chuyển động kèm theo đầu đọc/ghi chạy nhanh có thể xảy ra tai nạn và làm hư hại đến ổ cứng và dữ liệu của bạn. SSD không có bộ phận chuyển động. Nó sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu, cung cấp hiệu suất tốt hơn và độ tin cậy cao hơn ổ HDD.
Dung lượng HDD có một vài Terabyte có sẵn với giá hợp lý Mặc dù ổ cứng SSD có thể lưu trữ được dung lượng lớn dữ liệu nhưng giá thường rất cao. Với ổ SSD, thường chỉ sử dụng dung lượng khoảng 512GB là trong phạm vi giá mà mọi người có thể mua.
Sử dụng điện năng Với nhiều bộ phận và nhu cầu để quay trong ổ cứng thì HDD sử dụng nhiều điện năng hơn so với SSD. SSD sử dụng ít năng lượng hơn so với một ổ cứng tiêu chuẩn, làm tăng thời gian sử dụng và nâng cao tuổi thọ của pin trong máy tính laptop.
Tiếng ồn Với các bộ phận quay với đĩa quay và sự di chuyển của đầu đọc/ghi thì ổ cứng HDD có thể là một trong những thành phần phát ra tiếng ồn to nhất trong máy tính. SDD không có bộ phận chuyển động nên không tạo ra tiếng ồn
Kích thước HDD có kích thước thường là 3,5’’ và 2,5’’ tương ứng với máy tính để bàn và laptop. Thông thường SSD có kích thước 2,5’’; 1,8’’ và 1,0’’ tăng thêm không gian sẵn có trong máy tính, đặc biệt là một máy tính để bàn hoặc máy chủ.
Nhiệt độ Với bộ phận chuyển động thì sẽ tạo ra nhiệt, đó là lý do HDD tạo ra nhiều nhiệt hơn. Với sự xuất hiện của nhiệt độ theo thời gian có thể làm hỏng các thiết bị điện tử. Bởi vì không có bộ phận chuyển động và do bản chất của bộ nhớ flash, SSD tạo ra ít nhiệt hơn, giúp tăng tuổi thọ và độ tin cậy của nó.
Từ tính HDD dựa vào từ tính để ghi thông tin dữ liệu vào đĩa nên có thể xảy ra tình trạng dữ liệu bị xóa nếu HDD sử dụng nam châm mạnh. SSD không bị ảnh hưởng bởi từ tính.

Có thể thấy rằng sự so sánh giữa hai loại ổ cứng HDD và SSD là cách nhìn nhận trực diện và toàn vẹn giữa những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Tuy nhiên ta thấy rằng ổ SSD có những tính năng ưu việt hơn những khuyết điểm của nó là giá thành cao. Nói chung, đối với người dùng nên xem xét sự hợp lý của từng loại ổ cứng mà đi đến sự lựa chọn xem mình nên dùng loại ổ cứng nào.