Vai trò của văn miếu quốc tử giám

(Xây dựng) – Để bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành địa điểm giới thiệu và tôn vinh nền giáo dục Việt Nam gắn với các danh nhân, trí thức tiêu biểu của đất nước; trở thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Là ngôi “trường đại học” đầu tiên của Việt Nam, lưu giữ giá trị tinh hoa văn hóa và truyền thống, việc quy hoạch tổng thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần được nghiên cứu cẩn trọng và có sự tham gia của nhiều bộ, ban, ngành liên quan.

Vai trò của văn miếu quốc tử giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi chứa đựng những giá trị tinh hoa văn hóa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám biểu tượng tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Toàn bộ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, cho đến nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng cũng như nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học khác.

Văn Miếu bắt đầu hình thành từ thời vua Lý Thánh Tông.Qua thời gian và những biến động của lịch sử, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám càng khẳng định được giá trị là nơi ghi dấu quá trình hình thành, phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt - những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông. Chính họ đãsáng tạo ra cả kho tàng di sản văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Và góp phần gây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giámtrở thành một biểu tượng uy nghi, tôn nghiêm cho nền văn hóa Việt Nam.

Khi nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, không thể không nhắc đến Khuê Văn Các – biểu tượng của lối kiến trúc Việt Nam. Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát. Bốn mặt bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ Khuê văn các. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng rất có ý nghĩa.

Ngoài ra,tháng 3/2010, Uỷ ban Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu - Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tới tháng 5/2011, Tổng giám đốc UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu.82 bia đá khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ qua 82 khoa thi dưới triều Lê và Mạc là những di vật giá trị bậc nhất của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là những pho sử đá khẳng định niềm tự hào của truyền thống hiếu học của Việt Nam.

Với những giá trị lịch sử, khoa học nổi bật như vậy, nhưng đã hơn một nghìn năm qua, khu di tích như một viên ngọc ẩn, chưa được quy hoạch cụ thể và khai thác hết những giá trịdi sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.

Vai trò của văn miếu quốc tử giám
Không gian xanh của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Đánh thức tiềm năng du lịch của Văn Miếu Quốc tử giám

Mỗi năm, lượng khách trong và ngoài nước du lịch tại Thủ đô ngày càng tăng, và khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách. Du khách đông nhưng cơ sở vật chất hiện tại của khu di tích vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch. Những khu vực chiếu nghỉ, ghế ngồi, quầy bán nước tự động… còn hạn hẹp. Cùng với đó, những tiềm năng phát triển các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chưa diễn ra thường xuyên. Những điều này đã làm giảm bớt sự hứng thú và nhu cầu tham quan, thưởng lãm, học hỏi của khách du lịch.

Với diện tích hạn hẹp và bị chia cắt (không gian Di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám chưa được kết nối liền mạch do khu Nội tự, Vườn Giám bị chia cắt với Hồ Văn bằng con đường Quốc Tử Giám) cùng lượng du khách đổ về ngày một đông sẽ gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng đến không gian di sản.

Hơn thế, vào những mùa thi cử hay mùa chụp kỷ yếu, khu vực Nội tự lúc nào cũng đông nghịt người, từ những cháu bé mẫu giáo, học sinh tiểu học cho đến sĩ tử chuẩn bị“vượt vũ môn” thường đến chụp ảnh lưu niệm hoặc dâng hươngcầu may mắn.Vì thế, nhu cầu tu bổ, cải tạo và mở rộng di tích hiện nay hết sức bức thiết và cần được quan tâm đúng mức.

Trước những thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đại đa số người dân đều ủng hộ nhiệt tình.

Cô Vũ Thị Hồng cho biết, tôi thấy mở rộng là một điều tốt, vì hiện tại khu vực này khá hẹp, chúng ta cần thêm các bối cảnh như sinh hoạt cộng đồng của người Việt xưa, tái hiện lại quang cảnh thi cử ngày đó…Mở rộng sẽ thu hút thêm du lịch, cá nhân tôi rất ủng hộ, tuy nhiên quy hoạch như thế nào cho hợp lý mới là vấn đề cần suy nghĩ, nghiên cứu.

Bác Nguyễn Thị Châm – một người dân đã sống tại Hà Nội hơn 70 năm nay cho rằng, Thủ đô ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và cả nước ngoài. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Việt Nam cần được mở rộng.

Có quan điểm khác, ông Lục Văn Tuyên cho rằng mở rộng được khu di tích là tốt, tuy nhiên mở rộng như thế nào, mở rộng thêm bao nhiêu, nguồn vốn đầu tư cho đề án là xã hội hóa hay đầu tư công… thì cần phải cân nhắc hợp lý. Hơn thế, về sau nguồn lợi thu được từ việc mở rộng khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần được làm rõ ràng để người dân nắm rõ. Bản thân ông thường xuyên đi bộ tập thể dục xung quanh, do vậy nếu lấy đất ở vườn hoa xung quanh để mở rộng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thì cần cân bằng đất của cả 2 bên.

Anh Bùi Ngọc Trung – du khách đến thăm quan chia sẻ: Mở rộng được là rất tốt, như gia đình tôi có cháu bé, đưa đi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tuy nhiên lại thấy có quá ít chỗ ngồi, hoặc khan hiếm những điểm nghỉ bán nước giải khát… phục vụ cho du khách. Ngoài ra, những khi cao điểm thì tôi thấy không gian khá chật chội, khó thở do quá đông người.

Trong quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi của Thủ tướng nêu rõ phạm vi lập quy hoạch trên cơ sở khu vực bảo vệ 1 của di tích, gồm: Khu Nội tự, Vườn Giám và hồ Văn với tổng diện tích hơn 5,4ha.

Các nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu gồm: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; xác định đặc trưng, đánh giá các giá trị tiêu biểu của di tích; nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất giải pháp phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và hệ thống bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Mục tiêu lớn nhất của quy hoạch vẫn là bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành địa điểm giới thiệu và tôn vinh nền giáo dục Việt Nam gắn với các danh nhân, trí thức tiêu biểu của đất nước; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học của cha ông.

Phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, để khu di tích trở thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của thành phố Hà Nội để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội.

Quan trọng hơn hết là xác định ranh giới bảo vệ di tích làm cơ sở quản lý và cắm mốc giới di tích. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Văn Miếu

Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt, là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.

Học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám là ai?

Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.

Tại sao lại xây dựng Văn Miếu

Quốc Tử Giám được Vua Lý Nhân Tông cho xây kề sau Văn Miếu vào năm 1076 với mục đích thành lập trường học hoàng gia, dành riêng cho các “quốc tử”, tức con vua, chúa, và các bậc đại quyền quý trong triều.

Văn Miếu

Văn Miếu được vua Lý Anh Tông cho sửa lại vào năm 1156 và chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện, mở rộng và cho phép thu nhận cả con của các nhà thường dân học hành xuất sắc.