Vận đơn đường bộ là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm vận đơn
  • 2. Căn cứ vào việc hàng đã xếp lên tàu hay chưa
  • a. Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L)
  • b. Vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)
  • 3. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn
  • a. Vận đơn theo lệnh (Order B/L)
  • b. Vận đơn đích danh (Straight B/L)
  • c. Vận đơn vô danh (Bearer B/L)
  • 4. Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn
  • a. Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
  • b. Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
  • 5. Căn cứ vào đặc điểm hành trình vận chuyển
  • a. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
  • b. Vận đơn đi suốt (Through B/L)
  • c. Vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L)
  • 6. Một sổ loại vận đơn khác
  • a. Vận đơn ký phát theo hợp đòng vận chuyển theo chuyến (Charter Party B/L)
  • b. Vận đơn đã xuất trình (Surrendered B/L)
  • c. Vận đơn của người giao nhận hay còn gọi là vận đơn thứ cấp (House B/L)
  • d. Vận đơn thay đổi (Switch B/L)
  • đ. Vận đơn cho bên thứ ba (Third party B/L)

1. Khái niệm vận đơn

Vận đơn (Bill of Lading - viết tát là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

-"Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."

pháp luật hàng hải cũng quy định: Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Hiện nay trên thực tiễn hàng hải thường gặp nhiều loại vận đơn khác nhau. Tùy thuộc vào các căn cứ, vào các tiêu chí khác nhau mà phân loại vận đơn thành nhiều loại, có thẻ căn cứ vào các tiêu chí như: Hàng đã xếp lên tàu hay chưa; khả năng lưu thông của vận đơn; tình trạng của hàng hóa bị ghi chú trên vận đơn; đặc điểm của hành trình... Theo đó mỗi tiêu chí sẽ có những cách phân loại khác nhau, chúng ta cùng đi làm rõ hơn theo những phân tích sau:

2. Căn cứ vào việc hàng đã xếp lên tàu hay chưa

Theo tiêu chí này, vận đơn được chia thành hai loại: vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L) và vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L).

>> Xem thêm: Vận đơn chủ (Master B/L - Master Bill of Lading) và Vận đơn thứ cấp (House B/L - House Bill of Lading). Sự khác nhau của hai vận đơn này

a. Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L)

Đây là vận đơn được ký phát sau khi hàng hóa đã thực sự được được xếp lên tàu tai cảng xếp hàng. Ngay ở mặt trước của vận đơn loại này thường in sẫn câu: “Đã được xếp lên tàu hàng hóa hoặc các kiện chứa đựng hàng hóa...” (SHIPPED ON BOARD the goods or packages said to contain goods...).

b. Vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)

Vận đơn này là vận đơn được cấp sau khi người vận chuyển nhận hàng của người thuê vận chuyển, đưa vào kho bãi để chờ xếp lên tàu. Tại mặt trước của vận đơn thường in sẵn: “Nhận để xếp...” (Received for shipment...) hoặc “Nhận để vận chuyển... ” (Received for carriage...).

Khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu, người vận chuyển hàng hóa sẽ ghi chú thêm trên mặt trước của vận đơn là: “Đã được xếp lên tàu ngày...” (SHIPPED ON BOARD on...) và ký tên lên đó. Khi đó vận đơn đã nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) trở thành vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L).

3. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn

Khi căn cứ theo tiêu chí này, vận đơn gồm có ba loại: Vận đơn theo lệnh (Order B/L), vận đơn đích đanh (Straight B/L) và vận đơn vô danh (Bearer B/L).

a. Vận đơn theo lệnh (Order B/L)

Đây là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai chữ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng.

Ví dụ như sau: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam...” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam...). Trường hợp này vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai, ai là người ra lệnh, lúc này người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.

>> Xem thêm: Hình thức và nội dung vận đơn đường biển

Vì tính chất của vận đơn theo lệnh như vậy nên vận đơn theo lệnh này có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển.

b. Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Đây là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng, không giống vận đơn theo lệnh ta vừa phân tích là chỉ ghi chung chung nhất có thể. Theo đó, vận đơn đích danh chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng đã đích danh chính người đó nhận. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

c. Vận đơn vô danh (Bearer B/L)

Đây là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì.

Vận đơn này hoàn lại hoàn toàn trái ngược với vận đơn đích danh ở trên, chỉ đích danh một chủ thể nhạn hàng. Theo đó, người vận chuyển giao hàng sẽ cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bàng cách trao tay.

4. Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn

Khi căn cứ vào ghi chú trên vận đơn, vận đơn được chia thành hai loại: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)

a. Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)

Vận đơn hoàn hảo là vận đơn trên đó không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.

>> Xem thêm: Vận đơn là gì ? Khái niệm vận đơn được hiểu như thế nào ?

Đối với những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chất và nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.

b. Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)

Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn mà trên đó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.

Ví dụ: “một số bao hàng bị rách vỡ”, “các thùng bị rò rỉ”, “một số kiện hàng bị ướt” hoặc “các bao gạo có côn trùng và mọt”...

Đối với vận đơn không hoàn hảo sẽ không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.

5. Căn cứ vào đặc điểm hành trình vận chuyển

Khi căn cứ vào đặc điểm hành trình thì vận đơn được chia thành 3 ba loại: vân đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L).

a. Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

Đây là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một chiếc tàu, tức là hàng hóa đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không phải chuyển tải ở cảng dọc đường hay ở bất cứ đâu.

b. Vận đơn đi suốt (Through B/L)

>> Xem thêm: Vận đơn là gì? Các tiêu chí phân loại và khái quát các loại vận đơn?

Vận đơn đi suốt là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển tù cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều người vận chuyển khác nhau, tức là hàng hóa phải chuyển tải ở dọc đường.

Theo đó vận đơn đi suốt có đặc điểm sau:

- Có điều khoản cho phép chuyển tải;

- Có ghi rõ cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng và cảng chuyển tải;

- Người có vận đơn đi suốt sẽ phải chiu trách nhiệm về hàng hóa trên toàn bộ hành trình vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng, kể cả trên chặng đường do người vận chuyển khác thực hiện.

c. Vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L)

Vận đơn đa phương thức hay còn gọi là vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport B/L), đây là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, tức là có nhiều chặng vận chuyển thủy, bộ khác nhau trong đó có vận chuyển bằng đường biển.

Theo đó vận đơn vận tải đa phương thức có các đặc điểm sau:

- Trên vận đơn ghi rõ nơi nhận hàng để vận chuyển và nơi trả hàng;

- Trên vận đơn ghi rô nơi được phép chuyển tải và các phương thức vận tải tham gia vận chuyển hàng hóa;

>> Xem thêm: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L), vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) và thư bảo đảm (Letter of indemnity lol).

- Người cấp vận đơn đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên toàn bộ hành trình vận chuyển từ nơi nhận hàng có thể nằm sâu trong nội địa của một nước đến nơi trả hàng có thể nằm sâu trong nội địa của nưóc khác.

6. Một sổ loại vận đơn khác

a. Vận đơn ký phát theo hợp đòng vận chuyển theo chuyến (Charter Party B/L)

Đây là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển theo các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Trên vận đơn thường ghi câu: “sử dụng với hợp đồng vận chuyển theo chuyến” (To be used with Charter Party). Mặt sau của vận đơn không có các điều khoản về điều kiện vận chuyển.

Chính vì vậy, các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến cũng được áp dụng cho vận đơn.

b. Vận đơn đã xuất trình (Surrendered B/L)

Đây là vận đơn mà ngươi giao hàng, sau khi nhận được trọn bộ vận đơn, đã xuất trình một bản gốc cho người vận chuyển hoặc đại lý của họ tại cảng xếp hàng. Trong trường hợp vận đơn đã xuất trình thì người vận chuyển có trách nhiệm chỉ thị cho thuyền trưởng hoặc đại lý của mình ở cảng dỡ hàng giao hàng cho người nhận hàng mà không cần yêu cầu xuất trình vận đơn gốc.

c. Vận đơn của người giao nhận hay còn gọi là vận đơn thứ cấp (House B/L)

Vận đơn này là vận đơn do người giao nhận ký phát khi họ thực hiện chức năng của người vận chuyển.

d. Vận đơn thay đổi (Switch B/L)

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) và thuật ngữ "Surrendered" ghi trên vận đơn

Vận đơn thay đổi là vận đơn được cấp lại theo yêu cầu của người giao hàng hay người nắm giữ vận đơn (B/L holder) để thay đổi một số chi tiết trên vận đơn như: cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, ngày ký vận đơn... nhằm đáp ứng các yêu cầu trong việc mua - bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.

Về nguyên tắc thì đối với một lô hàng không được phép cáp hai bộ vận đơn cùng song song tồn tại. Chính vì vậy, thông thường người vận chuyển chỉ ký phát bộ vận đơn thứ hai sau khi đã thu hồi được bộ vận đơn thứ nhất.

đ. Vận đơn cho bên thứ ba (Third party B/L)

Vận đơn này là vận đơn mà trên đó có ghi người thụ hưởng thư tín dụng (L/C) không phải là người giao hàng mà là một người khác. Vận đơn này được sử dụng trong trường hợp người có hàng hóa xuất khẩu ủy thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu.

Trên đây là những tiêu chí xá định và phân loại vận đơn, tuy nhiên hiện nay trong thực tiễn hàng hải xuất hiện một loại chứng từ vận chuyển có tên gọi là “Sea-Way Bill” (giấy gửi hàng đường biển, còn gọi là Sea Waybill, Seaway Bill, Waybill). Chứng từ này không giao dịch, chuyển nhượng được nhưng nó rất tiện lợi vì người nhận hàng có thể nhận được hàng mà không cần xuất trình Sea-Way Bill gốc. Mặc dù nó tiện lơihj như vậy nhưng cho đến nay loại chứng từ vận chuyển Sea-Way Bill này phần lớn được sử dụng để vận chuyển hành lý cá nhân, hàng mẫu, hàng phi mâu dịch và hàng hóa buôn bán theo phương thức ghi sổ (open account trading) giữa các bạn hàng tin cậy.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ đề