Vâng và dạ khác nhau như thế nào

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > GÓC DÀNH CHO MẸ > Tâm sự về các vấn đề khác >

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi lolita-lola, 26/10/2012.

Tags:

  • nói chuyện với con
  • xưng hô

Trang 1 của 5 trang

1 2 3 4 5 Tiếp >

Đức Phật

Từ điển

Giáo hội

Chùa

Sách

Tăng sỹ

Nguyễn Thành Công

Tôi có để ý và thấy sự kỳ diệu của một từ chỉ gồm một tiếng duy nhất: dạ. Nó có tác dụng cứ như vị thuốc hiệu nghiệm dành cho những tâm hồn hẫng hụt, đơn côi và có khi cần cho mọi người. Dạ - đó là một tiếng Nam bộ, giống từ “vâng” của bà con ngoài Bắc song sức biểu cảm có khác ...

Hồi đó, đâu mười mấy năm, tại một khóa học, quen một cô bạn. Gọi điện thoại (bàn) thích chỉ vì cô hay đệm tiếng "dạ" ngọt ngào, lễ phép và đầy ăm ắp tình cảm mọi khi có thể, trong câu chuyện, nghe hay lắm, sau đấy cứ lâng lâng ấm áp khó tả.

Nghiệm thấy rằng dường như cuộc sống gấp ráp đã thiêu thiếu tiếng nói kỳ diệu ấy, ngôn từ ưng thuận, đồng ý, thân ái và lễ phép, gia giáo lại mềm mại đáng yêu làm sao. Dạ, em nghe! Dạ, anh chờ em một chút xíu... Hay là tại mình ..quá cô đơn? Không, khi tôi “dạ” với mọi người, đều nhìn thấy ánh mắt lấp lánh của họ đáp lại. Lâu lắm rồi, giờ nhớ đến cô bạn cũ, duy nhất chỉ còn mỗi tiếng dạ mà thôi...


 

Lễ nghĩa mới không phải không hay, nhưng nghe “vâng”, ok...thấy thiêu thiếu sao sao ấy... “Dạ”, thật kỳ diệu cho sức ấm của tiếng mẹ đẻ, nó khơi dậy một cái gì đấy xa xôi...

Tôi thường lui tới quán cà phê văn phòng trước khu hành chính, nội thất rất đẹp và sự phục vụ chuyên nghiệp, nhưng vấn đề không phải ở đấy. Có một bà cụ chừng hơn tám mươi tuổi, nón lá cũ, lưng còng, thường thường ngồi ở ghế ngoài hiên, tôi dừng xe lại gần ngay lập tức nghe lời mời: cậu Ba mua giúp vé số! Cụ đưa tập vé số ra mời. Tôi không phải thứ ba, và chưa từng mua giúp cụ một vé nào hết, nhưng để ý không hiểu sao cụ dường như ngồi đấy để chờ mời tôi mua? Thật đấy, cụ cứ ngồi đấy, cất lời mời như nhau: “cậu Ba, mua dùm vé số!”. Lần nào tôi cũng nhỏ nhẹ trả lời: Dạ, con không mua bác ơi! Với giọng nhỏ nhẹ lễ phép nhất có thể. À, có thể nguyên nhân nằm ở đấy: Bà cụ đơn côi, nghèo khó, bươn chải khổ sở, thiếu sự ấm áp tình thân, tiếng “dạ” như một vị thuốc cho tâm hồn chăng, như tôi ngày trước vậy? Đúng đấy, cần gì phải đoán. Từng nghe nói nhiều về tình cảnh cô độc ở ngay các nước phát triển nhất. Những người đàn ông và cả phụ nữ ra dứng ở nơi công cộng: ga tàu điện, công viên... với tấm biển trước ngực “xin hãy ôm tôi!”. Không ai nghĩ đến yêu cầu ấy có liên quan đến giới, họ thiếu hơi ấm tình người, cần một cái ôm yêu thương. Bà cụ bán vé số trước quán cà phê văn phòng cần một câu nói đơn giản, lễ phép, yêu thương: “dạ, con không mua!”. Thay vì cái xua tay vội vã, thậm chí một tiếng quát bực dọc...

Tôi từng nói về điều nay hơn một lần. Vừa rồi có chuyến đi xa gặp bạn. Đồng hành suốt một tuần, tay viết lách trẻ tuổi dân Hà Nội gốc cứ mở miệng là một dạ hai dạ bằng giọng chính tông, nghe vừa có cảm tình vừa lạ.

Lại nhớ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành một nửa quyển sách của mình để nói về ái ngữ, sự cần thiết và tác dụng của ngôn ngữ nhẹ nhàng, thân ái, yêu thương trong giao tiếp. Tôi tin rằng một công trình khoa học nghiêm cẩn bàn đến tác dụng của ngôn ngữ trong trị liệu tâm lý có lẽ đã có từ lâu. Chúng ta hãy dạ mỗi khi có thể, như quà tặng giá trị sẵn có từ tâm mình, cho mọi người, các bạn nhé!

Nguyễn Thành Công

Trang Chủ Diễn Đàn > Thư Giãn - Giải Trí > Kiến Thức Hay > Cuộc Sống >

Video liên quan

Chủ đề