Vì sao bộ trưởng y tế phải từ chức

(PLO)- Bản thân không phải xuất phát từ ngành y tế, mọi công việc đều rất mới nhưng ý thức được trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cam kết sẽ luôn nỗ lực phấn đấu hết mình. 

Sáng 15-7, tại Bộ Y tế, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định Quyền Bộ trưởng Y tế cho bà Đào Hồng Lan. Ành: VGP

Trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định 568-QĐNS/TW điều động, phân công bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, chỉ định bà Đào Hồng Lan giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao các quyết định cho bà Đào Hồng Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bà Đào Hồng Lan là cán bộ lãnh đạo có trình độ, năng lực, đã trải qua nhiều cương vị công tác ở cả cấp cơ sở và Trung ương. Ở những cương vị khác nhau, bà đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Việc bà Đào Hồng Lan được giao đảm nhiệm trọng trách Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thủ tướng tin tưởng trên cương vị mới với nhiều thách thức này, bà Đào Hồng Lan sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường của mình, cùng với tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, kế thừa truyền thống tốt đẹp của ngành y tế, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thủ tướng nhấn mạnh, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của xã hội. Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các ngành trong đó ngành y tế là nòng cốt.

Thủ tướng nêu rõ, dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới với các biến chủng mới, có nước ghi nhận hàng trăm nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Do đó, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Thủ tướng đề nghị Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế phải tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ trao quyết định. Ảnh: VGP

Theo đó, Thủ tướng kêu gọi ngành y tế phát huy tinh thần nỗ lực vượt mọi khó khăn để thực hiện công tác tiêm chủng, vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước theo tinh thần thủ tục hành chính có thể đẩy nhanh nhưng an toàn cho nhân dân là số một. Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta cần phải có nền tảng sản xuất vaccine phòng COVID-19 để chủ động trong phòng chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong mua sắm và khẩn trương triển khai các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài chính, cung ứng dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ. Đẩy mạnh quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế. Tăng cường công khai, minh bạch và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đồng thời, nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; từng bước bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế các tuyến. Xây dựng, đề xuất các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp, chăm lo hơn nữa đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành. Chú trọng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.

Tại buổi lễ, Bí thư Ban cán sự đảng, Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trân trọng cảm ơn Bộ Chính trị, Thủ tướng đã tin tưởng, điều động giữ trọng trách này. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, một trong những trụ cột an sinh xã hội chính, liên quan tới vốn quý nhất của mỗi con người, đó là sức khoẻ. Đây chính là nguồn lực cho sự phát triển.

Theo bà Lan, đến nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp. Cuộc sống dần trở lại bình thường nhưng ngành y tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tác động tới đội ngũ cán bộ, nhân lực ngành và các điều kiện bảo đảm phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

Quyền Bộ trưởng Y tế khẳng định, với vai trò quan trọng và sứ mệnh của ngành, với sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là sự mong đợi, tin tưởng và chờ đợi của nhân dân, sự tâm huyết của bao lớp thế hệ bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí có người phải đổ xương máu cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, ngành y tế sẽ không chùn lại.

"Chúng tôi tin tưởng rằng “sau cơn mưa trời lại sáng”, ngành y tế sẽ tiếp tục lấy lại vị thế trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước" - Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Chia sẻ rằng được phân công trọng trách trong thời điểm này, bản thân không phải xuất phát từ ngành y tế, mọi công việc đều rất mới nhưng bà ý thức được trách nhiệm trước Đảng, nhân dân.

Bà Lan cam kết sẽ luôn nỗ lực phấn đấu hết mình, duy trì sự đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, sự tâm huyết của các thế hệ y bác sĩ, nhân viên ngành y tế, huy động sự tham gia các nhà khoa học, chuyên gia của ngành để tham mưu, tổ chức thực hiện những giải pháp, trước mắt là khắc phục những khó khăn đã xác định, sau đó là sự phát triển lâu dài của ngành, làm tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, công tác phòng, chống dịch, chăm lo cho đội ngũ cán bộ ngành y tế.

Để đạt được mục tiêu này, toàn ngành y tế mong nhận được sự động viên, chia sẻ, ủng hộ, chung sức đồng lòng, phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ khó khăn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của các bộ, ban, ngành, địa phương và sự ủng hộ của nhân dân cả nước.

Bà tin tưởng với sự chỉ đạo chung của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là phát huy trí tuệ tập thể của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ, đội ngũ cán bộ ngành y tế cả nước, chúng ta sẽ vươn lên, có giải pháp khắc phục khó khăn trong thời gian tới để hoàn thành nhiệm vụ.

NHƯ LOAN

(PLO)- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị xác định gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chiều 6-6, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị trung ương bất thường, nhằm quyết định hình thức kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch UBND TP Hà Nội (nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN) theo đề nghị của Bộ Chính trị.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Đồng thời, yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với cá nhân đã bị kỷ luật đảng

Ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: ĐỨC MINH

Hôm 4-6, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Bộ trưởng Bộ Y tế bị đánh giá suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Y tế.

Cụ thể hơn về sai phạm của ông Long, theo UBKT Trung ương, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á.

Theo tìm hiểu, đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y chủ trì, có sự tham gia của bốn thành viên của Công ty Việt Á, trong đó có Phan Quốc Việt (tổng giám đốc, đã bị khởi tố và bắt giam).Đề tài này là nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, thực hiện từ tháng 2-2020, với tổng kinh phí chi từ ngân sách gần 19 tỉ đồng.

Tháng 3-2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài (thuộc Bộ KH&CN) họp và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho hai bộ sinh phẩm LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-PCR Kit và LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit. Xuất phát từ đề nghị trên, cùng với một số căn cứ khác, Bộ Y tế lần lượt cấp phép tạm thời rồi cấp phép lưu hành cho sản phẩm.

Tháng 12-2021, Bộ Y tế thông tin về bộ sản phẩm kit test Việt Á. Cơ quan này khẳng định các sản phẩm cấp phép “đều đã được đánh giá đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của Việt Nam và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành”.

Đáng chú ý, Bộ này từng có công văn giới thiệu sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á (cùng một số sản phẩm khác) để các Sở Y tế và các bệnh viện chủ động liên hệ mua sắm phục vụ phòng, chống dịch.Trong danh sách kèm theo công văn, bộ kit test Việt Á có giá bán công bố là 470.000 đồng/test – mức giá được Bộ Công an xác định là bị “nâng khống”. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương đã mua số lượng lớn kit test của Công ty Việt Á với mức giá nêu trên.

Đề cập về vấn đề giá, Bộ Y tế cho hay trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm không thuộc trong danh mục mặt hàng phải quản lý giá; giá sẽ được xác định thông qua đấu thầu và khác nhau theo từng thời điểm và số lượng mua sắm, khả năng cung ứng.

Mức giá 470.000 đồng/test được Công ty Việt Á niêm yết công khai trên Cổng công khai giá để các địa phương, cơ sở y tế nắm bắt, tham khảo, chứ không phải là giá bắt buộc áp dụng. Do đó, các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm, đấu thầu theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.

Tuy nhiên theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, quá trình điều tra cho thấy có dấu hiệu sai phạm trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời và cấp phép đăng ký lưu hành chính thức, cũng như việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm với Công ty Việt Á, xảy ra tại Bộ Y tế.

Đến nay, công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế), ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính) và ông Nguyễn Huỳnh (Phó Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế) cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tiểu sử ông Nguyễn Thanh Long

Ông Nguyễn Thanh Long, sinh năm 1966, quê quán tỉnh Nam Định.

Ông Long với chuyên môn nghiệp vụ là bác sỹ đa khoa, học hàm, học vị GS.TS, trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Từ 2008 đến 2011, ông Long lần lượt được bổ nhiệm và giữ chức phó cục trưởng rồi cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Tháng 12/2011, ông Long được bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Y tế. Đến tháng 10-2018, ông Long được điều đồng giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Tháng 3-2020, cũng là thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, ông Long được điều động trở về Bộ Y tế, giữ chức vụ thứ trưởng thường trực.

Tiếp đó, ông Long lần lượt giữ các cương vị quyền bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia.

Đến tháng 11-2020, ông Long được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Long được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quá trình công tác, ông Long từng được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (năm 2011), Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2010), hai Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.

TUYẾN PHAN

Video liên quan

Chủ đề