Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Tennis - Những lỗi thường gặp và cách khắc phục (phần 2)

Những người học tennis phong trào rất dễ mắc những lỗi này. hãy cùng xem và cùng khắc phục để bạn có thể là một người giỏi tennis nâng cao nhé

Ai cung muốn sở hữu một kỹ thuật hoàn hảo.những chẳng có sự hoàn hảo nào đuọc tạo nên sau 1 ngày cả.sự đòi hỏi thiếu kiên nhẫn chính là rào cản cho sự tiến bộ của bạn.

Lời khuyên:nên nhìn nhận đúng thực tế về bản thân mình.hãy chia nhỏ mục tiêu thành nhiều giai đoạn để thục hiện.ví dụ:bạn muốn giao bóng hay đầu tiên phải tập tung bóng ổn địnhtiếp đó là cách xoay vai,khụy gối,bật người,tiếp bóng…nói tóm lại bạn muốn đánh hay thì phải đầu tư thời gian và công sức.

Đừng mạo hiểm khi gặp bất lợi

Khi bạn bị đối thủ dồn ép quá nhiều khiến bạn rơi vào tình thể khó.bạn cố gắng chạy thật nhanh dồn hết sức đẻ đánh trả lại nhưng bóng lại ra ngoài hoặc rúc lưới.đây là 1 tình huống thường gặp trong tennis.

Lời khuyên:thay vì thực hiện cú đánh mạo hiểm đó bạn hãy thực hiện 1 cú đánh an toàn đưa bóng sâu về cuối sân để lấy lại thế trận và tiết kiệm sức.

Duy trì sự ổn định

Trong một trận đấu bạn có nhiều điểm winner hơn chưa chắc bạn đã thắng.bạn có thể kiểm tra điều nào qua các bảng thống kê của các trận đấu thuộc hệ thống ATP và WTA.

Lời khuyên:bạn cần phải duy trì được sự ổn định trong lối chơi.hãy nhớ đừng bao giờ thực hiện cú đánh mang tính chất dứt điểm khi đang đứng sau vạch cuối sân.hãy thục hiện những cú đánh trung tính và an toàn để tiến dần vào trong sân.chờ cơ hội tiến lên và dứt điểm.

Làm chủ cú volley

Đa số mọi người thường hay mắc phải 2 lỗi nghiêm trọng.thứ nhất chúng ta thường bắt volley forehand bằng cách cầm vợt số 2 và volley backhand bằng một cách cầm vợt số một.thứ 2 là không xoay vai khi bắt volley

Lời khuyên:hãy cầm vợt số 2 khi bắt volley cho cả hai bên.khi đứng trên lưới bóng sẽ rất nhanh và ko có thời gian cho bạn xoay vợt đâu.thứ 2 nếu ko xoay vai thì cú volley của bạn sẽ ko uy lực và hiểm hóc.

Backhand dọc dây

Thường thì sau vài pha đôi công backhand chéo sân bạn sẽ muốn thực hiện 1 cú đánh dọc dây.nếu thành công bạn sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho đối thủ.những hãy nhớ xác suất thành công cho cú đánh này rất thấp.vì bạn phải thay đổi hướng bóng.và khi đánh dọc dây thì luopiws sẽ cao hơn đánh chéo sân nên rất dễ mắc lưới.

Lời khuyên:đầu tiên hãy tập đánh backhand dọc dây sâu về cuối sân chứ đừng chú trọng phải sát dây vội.chớ quan niệm đánh bóng trẽ thì bóng sẽ đi dọc dây,bóng trễ rất dễ đi ra ngoài biên dọc.xoay vai một nửa so với cú backhand chéo sân.

Nguồn: Daytennis.vn

Phối hợp nhiều bài tập khác nhau sẽ giúp nâng cao khả năng đánh forehand.

Các tay vợt thường có xu hướng tận dụng tối đa những cú forehand trong mọi thời điểm vì đây là cú đánh thuận lợi nhất và dĩ nhiên tâm lý khi đánh cú phải cũng chủ động hơn nhiều so với những cú trái tay (backhand). Vậy nên trên sân đấu, ngay cả khi đối thủ có cú backhand tốt đến thế nào thì tay vợt vẫn thường xuyên ép trái để đặt đối thủ vào thế không thể tung ra những cú thuận tay.

Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Các tay vợt luôn cố gắng tung ra cú forehand

Tập forehand luôn là bài tập đầu tiên với những tay vợt phong trào, như cách vừa làm quen với cảm giác cầm vợt, vừa bắt đầu với những cú đánh đầu tiên. Và để tập luyện hoàn hảo nhất forehand, hãy đừng vội đốt cháy giai đoạn bằng những cú đánh theo bản năng. Bởi vì ngay cả khi bạn có đánh được một quả bóng qua lưới thì chưa chắc đó là cú forehand chuẩn xác. Nên nhớ tennis như một phản xạ có điều kiện, phụ thuộc vào sự rèn luyện và thói quen sau nhiều giờ “bay” trên sân.

Tập “chay”

Với những người bắt đầu cầm vợt thì không nên vội tập forehand với bóng sớm. Điều quan trọng đầu tiên là tập đúng kỹ thuật bằng với động tác chuẩn trong một thời gian nhất định, trước khi kết hợp tất cả cho cú đánh bóng. Chính vì vậy cần tập “chay” với vợt, theo trình tự: mở vợt, ra vợt và điểm kết thúc vợt (như đã nêu ở bài giới thiệu kỹ thuật forehand). Tập liên tục động tác đó sẽ giúp bạn dần dần cảm nhận cú forehand như thế nào trước khi bắt đầu tập với bóng.

Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Nên tập động tác nhuần nhuyễn trước khi tập có bóng

Mẹo nhỏ:

–         Tập tại chỗ: Tư thế bán mở, với chân phải (cho người thuận tay phải) mở ra đồng thời hông xoay cùng thời điểm mở vợt, sau đó thực hiện forehand.

–         Tập động: Bước chân trái chéo về bên phải và đánh forehand, nên tập xoay hông cùng thời điểm ra vợt vì điều này sẽ có lợi cho bạn sau này, có thể kéo chân phải phía sau tiến lên phía trước theo thế tiến vào sân và tấn công.

–         Tập cùng lưới trên sân: Đứng song song và cách lưới một khoảng ngắn, tập forehand bằng cách đánh vào lưới, điều này có ích trong việc tạo độ cảm nhận đánh bóng sau này vì bạn cần đánh forehand khi bóng ở trước thân người và hãy nghĩ đó chính là điểm trùng với lưới trên sân.

Tập với bóng

Bắt đầu thực hiện những cú forehand với bóng nên bắt đầu từ khu vực giữa phần sân bên mình, có thể đứng ở vạch ngang giới hạn ô giao bóng. Ban đầu đứng tại chỗ thả bóng xuống và thực hiện forehand. Một điều lưu ý là phải tập hết động tác chứ không chỉ là đánh bóng qua lưới.

Nếu có người tập cùng thì cần thả bóng để tập forehand theo mức tăng dần: ban đầu ở vị trí cần đứng yên với thế chân bán mở để đánh forehand, sau đó bắt đầu thả bóng hơi xa người (tạo phản xạ bước chân trái lên), tiếp đó là thả bóng sát người (tạo phản xạ né sang trái).

Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Tập forehand cơ bản tại chỗ trước khi tập forehand nâng cao

Bài tập này có thể được tập thường xuyên trước khi khởi động để vừa tạo cảm giác mặt vợt cũng như độ chuẩn trong những cú ra tay.

Sau một thời gian tập ở vị trí vạch giới hạn ô giao bóng, bạn có thể tập ở vị trí vạch baseline và kết hợp cả hai cách đứng tại chỗ với tư thế bán mở hoặc tập với bước di chuyển chân đầu tiên (chưa phải là di chuyển rời khỏi vị trí).

Mẹo nhỏ:

–         Tiếp bóng chuẩn vào điểm “ngọt” (sweetpoint) trên mặt lưới là tốt nhất, vì vậy cần chú ý đánh bóng càng nhiều vào điểm “ngọt” càng tốt. Có thể tập bổ trợ những bài tung hứng bóng bằng vợt làm sao cho bóng luôn rơi chính xác vào điểm “ngọt”. Hoặc cách chuyên nghiệp hơn là tập với một cây vợt không lưới, làm sao luôn thực hiện forehand mà bóng chui chính giữa mặt vợt. Bài tập này có thể giúp người chơi giảm thiểu tối đa những cú forehand chạm cạnh vợt và thêm nữa là nâng cao tốc độ vung vợt để tạo thêm lực đánh sau này.

–         Vì đứng ở vạch giới hạn ô giao bóng nên khi tập cú forehand không hề đơn giản có thể đưa bóng qua lưới, thậm chí liên tục rúc lưới. Để hạn chế điều này thì cú chạm bóng cần thêm xoáy (spin) bằng cách xoa mặt vợt vào bóng trước khi vắt lên vai, đảm bảo theo thời gian bạn sẽ có cú forehand cực chuẩn và không hề thiếu độ cuộn bóng.

–         Đừng vội cố gắng tăng lực đánh để quyết đưa bóng qua lưới, nhưng cũng đừng đánh quá nhẹ để bóng không phải liên tục rúc lưới. Hãy ra lực vừa phải, quan trọng nhất là sự thoải mái của cánh tay khi đánh forehand và chuỗi động tác từ lúc chuẩn bị cho tới lúc đánh phải được thực hiện đầy đủ.

–         Trái bóng rơi rất đa dạng, khi nảy cao, khi chúc xuống đất, khi đi xoáy… vì vậy cú forehand cũng phải thay đổi tùy tình huống bóng. Ban đầu hãy cố gắng thực hiện hai cú forehand ở vị trí ngang hông vì đây là cú đánh thuận lợi nhất với người mới tập tennis, sau đó hãy cố gắng hạ thấp đầu gối chân trái bước lên phía trước để tập đánh forehand với những quả bóng có xu hướng rơi thấp.

Vì sao khi đánh forehand bóng thường rúc lưới

Không nên đốt cháy giai đoạn tập luyện forehand

Trên đây mới chỉ là những bài tập cơ bản ban đầu để tự tạo cảm giác cho những cú forehand. Còn để có một cú forehand hoàn hảo thì cần rất nhiều những bộ động tác khác nhau để có thể tùy cơ ứng biến trong những pha bóng khác nhau.

Chính vì vậy với những tay vợt đỉnh cao, không phải forehand của ai cũng giống ai, đều từ một cái nền cơ bản trước khi vận dụng những yếu tố cá nhân vào cú đánh. Và với từng kiểu forehand thì sẽ có những bài tập bổ trợ khác nhau để tạo nên cú forehand chuẩn mực nhất.