Vì sao loét tá tràng đau bụng khi đói

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu vô tình không phát hiện, bệnh sẽ có những biến chứng khôn lường. Qúi vị có nghi ngờ mình bị loét dạ dày tá tràng?

Loét dạ dày tá tràng là gì?

  - Loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày tá tràng bị khuyết tật lớp cơ niêm mạc do bị acid và pepsin tấn công, phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày và tá tràng.

 Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở lứa tuổi nào ?

   - Loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nam mắc nhiều hơn nữ, chiếm khoảng 4/5 tổng số bệnh nhân. Tuổi mắc bệnh thường từ 20 đến 40; song bệnh có thể gặp ở người trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi. Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày ( tỷ lệ 3/1 hoặc 4/1)

Các nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng?

- Nguyên nhân thứ nhất: vi trùng Helicobacter pylori ( HP).

- Nguyên nhân thứ hai: do sử dụng các thuốc kháng viêm non steroide ( NSAIDs),ức chế COX-2 và aspirin.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Lối sống ( rượu bia, thuốc lá ), stress, tình trạng tăng tiết quá mức acid dịch vị( Gastrinoma, tăng sản tế bào G hang vị, HC Zollinger-Ellison ) và yếu tố di truyền.

Loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

- Cực kỳ nguy hiểm ,nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ đe dọa  tính mạng bệnh nhân như: chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét hoặc ung thư hóa…

Biểu hiện của loét dạ dày tá tràng ?

* Thể điển hình:

- Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị. Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm. Đợt đau thường bắt đầu đột ngột. Ngày nào cũng đau theo nhịp điệu với bữa ăn hoặc đau khi đói, ăn vào đỡ đau ( loét tá tràng) hoặc đau vài giờ sau ăn( loét dạ dày). Đau như vậy một, hai tuần lễ, rồi tự nhiên khỏi đau.

- Thời gian không đau kéo dài trong nhiều tuần lễ, hoặc nhiều tháng, có khi cả năm. Thường đến năm sau , vào mùa rét, một đợt đau mới như trên lại xuất hiện.

- Càng về sau bệnh dần mất tính chất chu kỳ  và nhịp điệu với bữa ăn. Bệnh nhân có nhiều  đợt  đau trong năm, rồi trở thành đau liên tục.

  * Thể không điển hình

 - Bệnh tiển triển im lặng không có triệu chứng đau bụng và biểu hiện đột ngột  bởi một biến chứng như chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét, ung thư….

Làm xét nghiệm nào để phát hiện loét dạ dày tá tràng?

Nội soi dạ dày tá tràng là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và tìm vi trùng HP ( CLO test).

X- Quang dạ dày tá tràng có cản quang: thường sử dụng khi bệnh nhân không đồng ý nội soi hay không hợp tác trong khi nội soi.

Các xét nghiệm tìm vi trùng Helicobacter pylori: 

+ Test hơi thở tìm HP: là test xác định nhiễm HP chính xác nhất với độ nhạy và độ đặc hiệu là 95%.

+ Test urease nhanh ( CLO test qua nội soi, sinh thiết mẫu mô ).  

Nên định kỳ nội soi để đánh giá lại ổ loét.

Các xét nghiệm  chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, CT-scan, MRI. . ..

LỜI KẾT : Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu vô tình không phát hiện, bệnh sẽ có những biến chứng khôn lường. Qúy vị có nghi ngờ mình bị loét dạ dày tá tràng? hãy đến những cơ sở y tế uy tin để chẩn đoán và điều trị sớm nhé!

Theo Bác sĩ CK1 Nguyễn Văn Thuận - Chuyên khoa Tiêu hóa Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

Có thể bạn quan tâm: 

▶ Dấu hiệu cảnh báo Xuất Huyết Dạ Dày

▶ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Loét dạ dày tá tràng là loại bệnh đường tiêu hóa tương đối phổ biến trên thế giới. Loét dạ dày tá tràng là một tổn thương hở xảy ra trên lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bài viết sau đây sẽ liệt kê 6 dấu hiệu loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất giúp bạn nhận biết sớm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (hay gọi tắt là vi khuẩn Hp) là nguyên nhân gây hình thành vết loét. Trong khi đó các yếu tố như stress tâm lý, thực phẩm bạn ăn vào không gây ra loét nhưng lại là tác nhân kích thích những vết loét dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị với kháng sinh và các thuốc giảm tiết acid dạ dày. Trung tâm thông tin bệnh tiêu hóa quốc gia Vương quốc Anh liệt kê 6 dấu hiệu loét dạ dày tá tràng như sau:

Đau bụng âm ỉ

Cơn đau có thể không dữ dội và quặn giống như trong bệnh đại tràng nhưng nó âm ỉ gây khó chịu với người bệnh, làm người bệnh không tập trung được vào các công việc khác.

Cơn đau âm ỉ này có vị trí ở khu vực trên rốn, quanh thượng vị. Để phân biệt vị trí đau dạ dày với các dạng đau bụng khác, các bạn có thể tham khảo trong bài viết: ….

Cơn đau bụng có tính chu kỳ, tuy nhiên thường xảy ra khi đói hoặc vài giờ sau bữa ăn

Sau khi vi khuẩn Hp tạo ra vết loét trên niêm mạc dạ dày, acid dạ dày là tác nhân kích thích tạo cảm giác đau do đó khi acid trong dạ dày nhiều thì cảm giác đau dữ dội hơn. Khi ăn các thức ăn sẽ thấm hút acid trong dạ dày làm người bệnh có cảm giác cơn đau dịu đi, đặc biệt là ăn các loại thức ăn có khả năng thấm hút acid tốt như bánh mỳ, bột gạo rang…

Sau một vài giờ ăn xong, acid dạ dày quay trở lại làm cho dạ dày lại tiếp tục đau.

Đau bụng giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc giảm tiết acid dạ dày

Cũng giống như dấu hiệu đau ở trên, thức ăn và thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp giảm lượng acid trong dạ dày do đó làm giảm cảm giác đau.

Giảm cân và chán ăn

Giảm cân và chán ăn bởi cảm giác đau âm ỉ, gây stress cho người bệnh. Ngoài ra, loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên có thể gây ra thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C.

Buồn nôn, nôn

Cảm giác buồn nôn gây ra bởi những kích thích liên tục của acid dạ dày lên vết loét. Những kích thích này gây ra rối loạn nhu động ruột dạ dày làm người bệnh buồn nôn và nôn.

Thường xuyên đầy hơi hoặc ợ hơi

Nhu động dạ dày ruột không bình thường, dẫn tới quá trình tích tụ khí thừa trong dạ dày tăng lên nên người bệnh bị ợ hơi. Cảm giác đầy hơi cũng thường trực một phần là do khả năng tiêu hóa và các chức năng của dạ dày không được thực hiện đầy đủ làm thức ăn bị ứ đọng và sinh hơi trong quá trình tiêu hóa tại dạ dày.

Khi có những dấu hiệu kể trên, bạn nên tới ngay cơ sở chuyên khoa tiêu hóa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh bác sỹ có thể nội soi dạ dày, và làm các xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn Hp. Sau khi kiểm tra và xác nhận có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì việc điều trị sẽ được tiến hành bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kèm theo các thuốc làm giảm triệu chứng khó chịu của người bệnh. Việc điều trị chỉ kết thúc sau khi bạn sử dụng hết thuốc và quay trở lại tái khám bác sỹ điều trị của mình và được xác nhận là đã hoàn toàn khỏi bệnh nên bạn nhớ quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để đảm bảo việc điều trị được tiến hành thành công.

Ds. Tuấn tổng hợp từ Drugs.com

Tình trạng đau dạ dày vào buổi tối khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng gặp phải và nếu kéo dài còn khiến bệnh nhân bị mất ngủ vào ban đêm. Vậy đau dạ dày vào buổi tối là do đâu và cách điều trị hiệu quả là gì? Hãy cùng tham khảo ý kiến đến từ chuyên gia của BVĐK MEDLATEC thông qua bài phân tích dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân dẫn tới chứng đau dạ dày vào buổi tối

Các lý do dưới đây sẽ giải thích vì sao nhiều người lại bị đau dạ dày vào buổi tối:

1.1. Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Nguyên nhân trực tiếp gây nên những bất ổn cho dạ dày của bạn đó là do chế độ ăn uống không khoa học. Có những loại thực phẩm sau thường nằm trong danh sách gây hại cho dạ dày của chúng ta:

  • Thức ăn ôi thiu, hỏng mốc: những đồ ăn này là môi trường sinh sôi của các loại nấm và vi khuẩn. Khi chúng ta ăn phải sẽ xảy ra kích ứng tại niêm mạc dạ dày và khiến bụng đau. Ngoài ra các vi khuẩn có hại còn làm cho cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn;

Không nên ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu vì rất dễ nhiễm khuẩn dạ dày

  • Thực phẩm khó tiêu hoá: nếu ăn quá nhiều món như chiên rán đầy dầu mỡ, chất béo và đồ cay nóng sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, nhất là vào buổi tối. Lượng thức ăn này lưu lại một thời gian dài trong dạ dày khiến cơ quan này phải tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hoá chúng. Do vậy bệnh nhân thường có hiện tượng khó tiêu, chướng bụng, bụng đau âm ỉ;

  • Các loại đồ ăn có tính axit lớn: buổi tối nếu nhâm nhi nhiều loại quả như xoài, cóc, cam, chanh,... chứa hàm lượng axit cao sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều axit, dễ dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày, thậm chí là viêm loét dạ dày;

  • Ăn quá no: vào buổi tối khi ăn cơm xong, mọi người thường có xu hướng nghỉ ngơi và ít vận động. Điều này làm cho hệ thống tiêu hoá đặc biệt là dạ dày bị ì trệ, lâu ngày thức ăn tồn đọng ở đây làm chướng bụng và tạo nên các cơn đau khó chịu. Không chỉ có vậy, nếu thức ăn ứ đọng quá lâu sẽ xảy ra phản ứng lên men, tăng axit trong dạ dày và hình thành nên các vết loét tại đay.

1.2. Do mắc các bệnh về dạ dày

Biểu hiện đau dạ dày vào buổi tối cũng có khả năng là do bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý liên quan tới dạ dày. Ví dụ:

  • Bệnh viêm loét dạ dày: do các tổn thương hình thành vì lượng axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt là sau bữa cơm bệnh nhân sẽ thấy đau bụng, nhất là khi cơm tối có các món nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn. Trường hợp nặng viêm loét dạ dày còn có nguy cơ gây thủng dạ dày;

  • Bị trào ngược dạ dày thực quản: xảy ra khi nồng độ axit trong dạ dày quá cao khiến cho thức ăn dễ bị đẩy ngược lên bộ phận thực quản, dẫn tới các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau bụng, ruột cồn cào. Bệnh có xu hướng xuất hiện sau khi bệnh nhân vừa ăn no hoặc nằm nghỉ;

  • Ung thư dạ dày: bệnh lý này khá phổ biến và giai đoạn đầu thường ít bộc lộ các dấu hiệu điển hình. Khi bước sang giai đoạn nặng hơn, những triệu chứng rõ ràng bệnh nhân có thể tự cảm nhận được bao gồm: chán ăn, suy nhược cơ thể, nôn ra máu, sút cân nhanh, đau dạ dày,...

1.3. Do thức khuya nhiều ngày và căng thẳng quá độ

Thức khuya khiến cho các cơ quan trong cơ thể (dạ dày cũng không phải ngoại lệ) phải làm việc nhiều hơn và không được nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Lâu dần dạ dày sẽ rơi vào tình trạng bị quá tải do hoạt động quá mức gây nên các cơn đau bụng.

Ngoài ra, nếu chúng ta thường phải đối mặt với các tình huống căng thẳng, hồi hộp, lo âu sẽ khiến cho dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, nếu không được trung hoà, lượng axit này sẽ ăn mòn lớp niêm mạc gây viêm loét và khiến bụng đau theo các mức độ khác nhau.

1.4. Do các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh đau dạ dày vào buổi tối còn có thể là bắt nguồn từ các tác nhân sau:

  • Bệnh nhân có thói quen bỏ bữa, nhất là bữa tối, ăn uống không đúng giờ;

  • Mắc một số bệnh lý như viêm vùng chậu, bệnh tim, sỏi mật,...;

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang được sử dụng để điều trị bệnh;

  • Thường xuyên uống cà phê trà đặc, đồ uống có cồn, đặc biệt là vào buổi tối.

2. Dấu hiệu nhận biết chứng đau dạ dày vào buổi tối

Phần lớn chứng đau dạ dày vào buổi tối thường là do chất lượng của bữa ăn tối người bệnh nạp vào cơ thể. Để nhận biết được tình trạng này, bệnh nhân có thể lưu ý các triệu chứng sau đây:

  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, đau tức ngực, khó thở;

  • Đau ở vị trí dạ dày, vùng thượng vị, xương ức, trên rốn và vùng thượng vị có biểu hiện nóng rát;

  • Cơn đau xuất hiện sau khi ăn xong, có thể kéo dài âm ỉ tới đêm và đau quặn, tái phát nhiều lần khiến bệnh nhân không thể ngủ ngon.

Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi là biểu hiện điển hình của đau dạ dày

Đau dạ dày vào buổi tối là một bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người và hoàn toàn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm:

  • Xuất huyết dạ dày: bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Nếu mất máu quá nhiều sẽ đe dọa tới tính mạng;

  • Thủng dạ dày: các vết loét dạ dày do axit gây nên lâu ngày trở thành vết thủng trên niêm mạc dạ dày. Thức ăn bị lọt qua các lỗ thủng này sẽ gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác;

  • Hẹp môn vị dạ dày: môn vị dạ dày hẹp làm gián đoạn sự vận chuyển của thức ăn đến ruột non. Khi thức ăn tích tụ lâu ở dạ dày khiến bụng đau thắt, nôn ra máu;

  • Ung thư dạ dày: đau dạ dày vào buổi tối trong thời gian dài không điều trị thì hoàn toàn có khả năng dẫn tới bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lý ác tính này là rất cao.

3. Điều trị đau dạ dày vào buổi tối bằng phương pháp gì?

Sử dụng thuốc tây y thường là biện pháp được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân bị đau dạ dày. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ địa của mỗi người mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân khi uống thuốc cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa rõ tình trạng bệnh lý của mình.

Có thể dùng thuốc để điều trị đau dạ dày

Quý bạn đọc nếu còn muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được giải đáp cũng như tìm hiểu về dịch vụ và các gói khám của MEDLATEC nhé!

Video liên quan

Chủ đề