Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là

NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc phân phối lợi nhuận năm 2021 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng BIDV, VietinBank, Vietcombank

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và tình hình triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tại báo cáo, NHNN cho biết, các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng vay gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Về tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN cho biết, trong thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo 4 ngân hàng thương mại nhà nước triển khai các phương án bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính.

Theo đó, Agribank đã được Bộ Tài chính cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ.

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thêm 10.824 tỷ đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận còn lại năm 2019, tổng vốn điều lệ tăng thêm là 10.237 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020, tổng số vốn điều lệ tăng thêm là 10.365 tỷ đồng.

NHNN đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước. Đối với việc tăng vốn điều lệ của BIDV, Vietcombank, VietinBank, NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc phân phối lợi nhuận năm 2021 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.

Cũng theo NHNN, các ngân hàng TMCP về cơ bản đều bám sát phương án được duyệt, tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

Về tăng vốn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần: Năm 2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 ngân hàng thương mại cổ phần; trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

Đối với các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mua bắt buộc: Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, NHNN đã và đang chỉ đạo các ngân hàng này khẩn trương hoàn thiện phương án cơ cấu lại, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang tích cực triển khai phương án cơ cấu lại đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. NHNN cũng cho biết, thời gian tới tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thích ứng kịp thời với thị trường trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Anh Minh


Vốn điều lệ, vốn được cấp là vốn ban đầu khi thành lập của tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ là điều kiện kinh doanh ban đầu của tổ chức tín dụng.

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 40/2011/TT-NHNN

– Thông tư 28/2018/TT-NHNN

1. Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng

a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi trong Điều lệ tổ chức tín dụng.

b) Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn sau:

(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ thặng dư vốn cổ phần; lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;

(ii) Phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ;

(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;

(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm;

(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2.Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

 Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm

a) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là vốn đã được ngân hàng mẹ thực cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được ghi trong Giấy phép.

b) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được tăng từ các nguồn sau:

(i) Lợi nhuận để lại;

(ii) Vốn do ngân hàng mẹ cấp thêm;

(iii) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

3. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng thương mại cổ phần

– Việc mua lại cổ phần của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

– Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.

– Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

4. Chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài

– Việc chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác. Trong thời hạn 03 năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác.

– Việc chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị chuyển nhượng vốn góp, mua lại phần vốn góp thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

>>>Xem thêm Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp trong tổ chức tín dụng

Các bạn tin không khi vốn điều lệ ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của chúng ta với các ngân hàng? Và không thừa khi chúng ta băn khoăn rằng “Vốn điều lệ ngân hàng là gì?”

Với những người làm việc trong chuyên ngành tài chính ngân hàng, thuật ngữ “Vốn điều lệ” không còn là một khái niệm quá xa lạ vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một nhà đầu tư.

Tuy nhiên đối với chúng ta, những người dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng dịch vụ của một ngân hàng nào đó, có quá quan trọng không khi chúng ta đặt câu hỏi: “Vốn điều lệ ngân hàng là gì?”.

Vốn điều lệ ngân hàng là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Với hình thức hoạt động của hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông có thể chọn các hình thức góp vốn bằng mua cổ phiếu được phát hành lần đầu của ngân hàng, phần thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu sẽ được tính như vốn điều lệ của ngân hàng, với tổng giá trị bằng tổng mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng.

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là

Vốn điều lệ ngân hàng là gì?

Ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng

Khi đặt câu hỏi: “Vốn điều lệ ngân hàng là gì?” thì bạn cần phải tìm hiểu về ý nghĩa của chúng:

  • Do bản chất hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tín dụng, với nguồn vốn cực kỳ lớn. Vốn điều lệ ngân hàng do nhiều thành viên đóng góp giúp cho bản thân ngân hàng có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động của mình, cũng là cam kết trách nhiệm của các thành viên góp vốn.
  • Việc phân định rõ vốn điều lệ ngân hàng là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của công ty. Đây sẽ là nguồn thông tin chính để phân chia lợi nhuận trong trường hợp ngân hàng hoạt động có lãi, hoặc phân chia rủi ro khi hoạt động của ngân hàng đang gặp nguy hiểm
  • Đối với các ngân hàng cổ phần, tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến quyết định của một thành viên tới hoạt động của cả ngân hàng, dựa vào hình thức bỏ phiếu biểu quyết
    Lượng vốn điều lệ lớn của một ngân hàng còn ảnh hưởng đến mức độ đồng ý đầu tư của nhà đầu tư, hoặc đối với những người gửi tiền thông minh. Họ sẽ nhìn vào vốn điều lệ của ngân hàng để ra quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng nào. Bởi khi có vốn điều lệ lớn, có nghĩa là khả năng thu hút vốn của ngân hàng lớn và uy tín được bảo đảm.

Tìm hiểu thêm:

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là

Ý nghĩa của vốn điều lệ

Quy định pháp luật về vốn điều lệ

Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư 09/2010/TT-NHNN đã quy định về vốn điều lệ ngân hàng như sau:

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép  

1. Vốn điều lệ

a) Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập;

b) Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam;

c) Nguồn vốn góp thành lập ngân hàng:

(i) Các tổ chức, cá nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;

(ii) Vốn tham gia thành lập ngân hàng của các tổ chức phải đảm bảo điều kiện sau:

- Đối với các tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: việc góp vốn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành;

- Đối với tổ chức khác: Vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết (cách xác định cụ thể theo Phụ lục số 06 đính kèm).

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định: vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định theo quy định tối thiểu phải bằng số vốn góp theo cam kết.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Về cơ bản, đây đều là loại vốn ban đầu mỗi ngân hàng khi mới thành lập đều phải có và đều được nhà nước quy định. Vậy phân biệt chúng thế nào?

  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp
  • Khi thành lập ngân hàng, số vốn góp của các thành viên phải đáp ứng vốn pháp định trước khi được tính vào vốn điều lệ ngân hàng
  • Vốn điều lệ đó phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…. thì các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.

Như vậy, quy định của nhà nước về vốn pháp định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khá ngặt nghèo với lượng vốn rất cao và phải đảm bảo vượt qua vốn pháp định. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu bởi ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tín dụng và phải quản lý rất kỹ để không xảy ra khủng hoảng tài chính của Việt Nam.

Theo thị trường tài chính Việt Nam