Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết

Trả lời:

Hiện nay, vấn đề giao dịch giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết được quy định tại Nghị định sô 132/2020/NĐ-CP. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá (Khoản 2, Điều 1).

Theo quy định tại Nghị định này, các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: (a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; (b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Áp dụng trong trường hợp cụ thể về quan hệ giữa doanh nghiệp đi vay và tổ chức tín dụng, điểm d), khoản 2, Điều 5 quy định như sau:

“Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay”.

Như vậy, để xác định giữa Doanh nghiệp của bạn và Ngân hàng có bị coi là có quan hệ liên kết theo vốn vay hay không, cần dựa vào mấy tiêu chí như sau để đánh giá:

Thứ nhất: Có quan hệ bảo lãnh hoặc quan hệ cho vay hay không?

Thứ hai: Khoản vay có bằng hoặc lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay hay không?

Thứ ba: Khoản vay có chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay hay không?

Xem thêm: Bổ sung trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Tại hội thảo, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc giao dịch vay ngân hàng thương mại có phải là quan hệ Giao dịch Liên kết không?

Điều kiện của khoản vay ngân hàng là giao dịch liên kết

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp và thuộc đối tượng điều chỉnh của điểm d), khoản 2, Điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP nên hoạt động vay của ngân hàng là giao dịch liên kết nếu đáp ứng 02 điều kiện là

+ Vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay

+ Vốn vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay

Một số lưu ý 

Thông tin về Vốn chủ sở hữu và tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn tại thời điểm nào được sử dụng để xác định mối quan hệ liên kết?

Tham khảo CV5244/TCT-TTKT trả lời cho cục thuế Bắc Ninh, theo đó, được tính theo Số dư tại thời điểm phát sinh khoản vay

Xác định nợ trung và dài hạn? Trường hợp không phát sinh nợ trung và dài hạn?

(Cập nhật) Ngày 25/3/2022, Tổng Cục thuế có công văn số 915/TCT-TTKT nêu rõ, nếu không có nợ trung và dài hạn (trường hợp thường gặp) thì không áp dụng quy định tại trường hợp này để xét đến bên liên kết.

Trước đó, cục thuế tỉnh Khánh Hòa đã có công văn giải thích tương tự

Cần lưu ý có sự thay đổi so với quy định trước đây tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP và thông tư 66/2010/TT-BTC khi xem xét mối quan hệ liên kết, vì trước đây khoản vay chỉ cần xét so sánh với vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay.

Ảnh hưởng đến điều kiện để chi phí lãi vay được trừ

Tham khảo thêm tại: //gonnapass.com/ban-hoi-gonna-pass-tra-loi-chi-phi-lai-vay-khong-duoc-tru-cua-cac-ben-co-giao-dich-lien-ket-theo-nghi-dinh-202017nd-cp-duoc-tinh-nhu-the-nao/

Khi xác định là doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay KHÔNG được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN ngoài các quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC cho chi phí lãi vay như:

1, Không thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

2, Không có đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.

3, Chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

4, Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế (ví dụ như Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên trong trường hợp này) vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Theo ngh đnh 132/2020/NĐ-CP, điều 16, khoản 3:

“Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.”

Cơ sở pháp lý: Nghị định 132/2020/NĐ-CP

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay

Theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Tham khảo các bài viết khác có liên quan

Chi phí lãi vay giao dịch liên kết

Lãi vay khi EBITDA âm

Biên soạn:

Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email:

Facebook: //www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Website: //gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

Tags Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết?

Video liên quan

Chủ đề