Ý nghĩa của song và tồn tại xã hội

(Last Updated On: 21/07/2021)

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

Toàn bộ đời sống xã hội được chia thành hai lĩnh vực lớn: lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần, đó là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội là lĩnh vực vật chất của đời sống xã hội, bao gồm những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của con người và các quy luật khách quan vốn có của nó như: điều kiện hoàn cảnh vật chất của sản xuất vật chất của đấu tranh xã hội hay nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và các quy luật như quy luật quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, v.v…

Ý thức xã hội là lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng lý luận, hoặc tồn tại thông qua các hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, v.v…

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, một mặt thừa nhận ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định; nhưng mặt khác cũng phải thấy được tính độc lập tương đối của ý thúc xã hội.

Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

Trước triết học Mác về có nhiều quan điểm không đúng về sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội cũng như vai trò của nó với đời sống xã hội. Chẳng hạn, triết học duy tâm đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng từ bản thân nó; xem tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc và quyết định mọi hiện tượng xã hội, v.v…

Một trong những ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện trong lịch sử triết học đó là việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử và lần đầu tiên đã giải thích khoa học vấn đề sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Các ông cho rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc tư tưởng xã hội, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tim trong hiện thực vật chất. C.Mác viết: “… không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và nhưng quan hệ sản xuất xã hội”.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp quyền, đạo đức, v.v… sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Vì thế , ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau (lấy ví dụ minh họa). Sự thay đổi của ý thức xã hội có thể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn tại xã hội; nhưng xét cho cùng về lâu dài, ý thức xã hội có khả năng phản ánh đúng, dầy đủ và chính xác đối với quá trình thay đổi của tồn tại xã hội. Vấn đề này đã được Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của học”

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồn gốc, sự phụ thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét cho cùng những quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng, quan niệm ấy, v.v… Bởi vì, không chỉ có ý thức chính trị phản ánh trực tiếp quan hệ kinh tế của quan hệ giai cấp, mà nó còn được phản ánh ở các hình thái ý thức khác; mặt khác trong các hình thái ý thức xã hội còn bao hàm sự tác động qua lại và bao hàm cả sự kế thừa với quá khứ.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội có khuynh hướng nhanh hơn so với sự thay đổi và phát triển của ý thức xã hội. Bởi vì ý thức xã hội dù thể hiện dưới hình thức nào, như ý thức thông thường, ý thức lý luận, hệ tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, v.v… cũng chỉ nảy sinh từ tồn tại xã hội và là phản ánh,bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Mặt khác, về nguyên tắc ý thức xã hội có thể phản ánh đúng hoặc không đúng với sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội.

Do sức mạnh của thói quen tâm lý, mặt hạn chế của truyền thống, tập quán cũng do tính lạc hậu, bảo thủ của một số các hình thái ý thức xã hội cũng tác động ngược lại sự phát triển của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được những lực lượng lưu giữ, truyền bá, sử dụng bảo vệ lợi ích của mình chống lại những những lực lượng xã hội tiến bộ.

Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người và đặc biệt vai trò tiên phong của những tư tưởng khoa học tiên tiến bởi tính vượt trước của nó so với tồn tại xã hội. Bởi vì, một mặt tri thức khoa học không chỉ có khả năng dự báo tương lai, mà nó còn có ý nghĩa tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn hướng hoạt động thực tiễn của con người giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ chín muồi của đời sống vật chất đặt ra; nhưng nó vẫn phụ thuộc và bị quyết định bởi tồn tại xã hội.

Yếu tố kế thừa trong sự tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Quan điểm về sự phát triển của xã hội kể cả ý thức xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ coi yếu tố kế thừa là cơ sở lý luận giải thích mối quan hệ biện chứng giữa cái mới và cái cũ trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội; mà nó còn là điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cái mới.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái của ý thức xã hội. Ý thức xã hội bao gồm nhiều hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, v.v… và sự tác động qua lại giữa chúng làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.

Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chống lại quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, hoặc bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng nó không phải là sự phản ánh đơn giản, máy móc về tồn tại xã hội mà tác động một cách tích cực, năng động và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn trong cuộc sống vật chất của xã hội.

Tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức xã hội phụ thuộc vào những điểu kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của những mối quan hệ kinh tế mà trên đó ý thức xã hội được nảy sinh, tồn tại và phát triển. Tư tưởng tiến bộ cách mạng có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đồng thời cũng thấy được những mặt tiêu cực hạn chế của những tư tưởng lạc hậu, phản động tác động ngược lại sự phát triển của xã hội.

* Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất của XH và những điều kiện sinh hoạt vật chất của nó. Đây là hình thức biểu hiện của vật chất trong lĩnh vực XH, bao gồm 3 yếu tố cơ bản:

+ Phương thức SX: đầu tiên nhất, quyết định nhất.

+ Môi trường tự nhiên

+ Điều kiện dân số * Ý thức xã hội là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, những tâm tư, tình cảm, những tập tục truyền thống, những thiên hướng, hứng thú… của XH phản ánh lại tồn tại XH ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

– Nếu phân chia theo chiều ngang (tạo các cấp độ cao thấp) thì ý thức xã hội XH bao gồm 2 cấp độ cơ bản:

+ Ý thức xã hội thông thường

+ Ý thức lý luận (ý thức xã hội khái quát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn) Trong hai cấp độ trên, thì vai trò quan trọng nhất thuộc về hai yếu tố là tâm lý XH và hệ tư tưởng.

+ Tâm lý XH là bộ phận của ý thức xã hội thông thường, nó bao gồm những tâm tư tình cảm, những tập tục truyền thống, những thói quen, tập quán… của XH phản ánh trực tiếp những điều kiện sinh hoạt vật chất hàng ngày của XH, đây là bộ phận có tính bền vững và bảo thủ cao.

+ Hệ tư tưởng là bộ phận của ý thức lý luận, nó bao gồm những quan điểm tư tưởng đã được hệ thống hóa thành chỉnh thể học thuyết để phản ánh những lợi ích cơ bản và địa vị của một giai cấp nhất định.

– Nếu phân chia ý thức xã hội theo chiều dọc thì ý thức xã hội bao gồm các hình thái ý thức xã hội khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học, khoa học…

Xem thêm: Chuyên chính vô sản là gì? Nhà nước chuyên chính vô sản theo Mác – Lênin

2. Về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

2.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:

Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực XH thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:

– Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.

– Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.

Ý nghĩa của song và tồn tại xã hội

Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

2.2. Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội:

Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng diễn ra trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều khâu trung gian mới thấy được, bởi vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện dưới các hình thức sau:

– Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sở dĩ như vậy bởi vì:

+ Do nó chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội nên thường biến đổi sau;

Xem thêm: Quan điểm toàn diện là gì? Cơ sở lý luận, nội dung và yêu cầu?

+ Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao (tâm lý XH, tôn giáo…);

+ Do có những lực lượng XH luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu trên (nhằm cai trị ND, nô dịch ND…).

– Vai trò tiên phong vượt trước của tri thức khoa học, bộ phận này trong ý thức xã hội có khả năng nắm bắt các quy luật vận động khách quan, từ đó đưa ra được những dự báo, tiên đoán về sự phát triển của XH, nên có thể đi tồn tại xã hội nên có thể đi trước một bước so với tồn tại xã hội (VD dự báo của Mác về sự sụp đổ của CNTB…).

– Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội có thể làm cho nó có một trình độ phát triển cao hơn so với tồn tại xã hội. Nên có những dân tộc với trình độ kinh tế, chính trị kém phát triển nhưng đời sống tinh thần lại rất phát triển, chẳng hạn dân tộc Đức ở thể kỷ XIX: kinh tế lạc hậu so với Châu Âu, nhưng văn hóa tinh thần cực kỳ phát triển (âm nhạc, hội họa….).

– Sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra những quy luật đặc thù, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội, làm cho nó không hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại xã hội. Cụ thể là ở những giai đoạn nhất định thường nổi lên một hình thái ý thức xã hội chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức còn lại (làm cho toàn bộ XH phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ đạo: thời trung cổ thì tôn giáo chi phối xã hội, ngày nay khoa học chi phối xã hội).

– Do có tính độc lập tương đối nên ý thức xã hội có thể tác động trở lại lên tồn tại xã hội theo 2 xu hướng:

+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội. Vai trò này thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng.

+ Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Tác động này thuộc về ý thức của những giai cấp cũ, lạc hậu, phản động. Sự tác động của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào trong phong trào của quần chúng nhân dân. Cho nên phải thường xuyên đấu tranh để phổ biến tri thức khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân dân, đồng thời để đấu tranh để loại bỏ những tàn dư của văn hóa, tư tưởng cũ, phản động ra khỏi quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân).

Xem thêm: Phủ định biện chứng là gì? Các đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng?