10 bài hát duran duran hàng đầu năm 2022

Việc từng thời kỳ âm nhạc cũ lần lượt quay trở lại và một lần nữa làm mưa làm gió nền âm nhạc đại chúng thì không còn xa lạ nữa, như sự quay lại của thập niên 60 trong thời kỳ của Amy Winehouse, hay phong cách Funk của thập niên 70 với âm nhạc của Bruno Mars vài năm trước đây. Và Synthpop - một thể loại nhạc đã gặt hái được nhiều thành công và và được coi là âm thanh của thập niên 80 - đã được những cái tên đình đám như The Weeknd và Dua Lipa sử dụng như “phần xương sống” cho album của mình. Vậy Synthpop là gì?

10 bài hát duran duran hàng đầu năm 2022

Synthpop, hay Synth Music, bản thân nó có cái tên này là vì thể loại nhạc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng synthesizer, một loại nhạc cụ điện tử nhìn giống chiếc ORG keyboard. Một số người thì miêu tả thể loại nhạc này như một họ hàng gần của Electronica, một số người thì gọi nó là thể loại Post-Punk. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố của thể loại Punk với những cải tiến mới từ nhạc điện tử sau những năm 70. Dẫn đầu phong trào của công nghệ synthesizer, những nhóm nhạc như New Order, The Human League, Depeche Mode, Duran Duran, Tears For Fears, và Eurhythmics đã gặt hái được nhiều thành công với những bản hit tại Mỹ, Anh Quốc và trên toàn thế giới. 

Synthpop đôi khi cũng được gọi là Electropop, bởi nó bắt nguồn từ âm thanh nhạc điện tử của những năm 70 mà Kraftwerk và Brian Eno đã góp phần tiên phong mở đường. Cũng giống như những nghệ sĩ nhạc điện tử đời đầu này, những nhóm nhạc Synthpop ưa thích việc sử dụng những chiếc synthesizer và drum machine cũ như Minimoog của Robert Moog, Roland TR-808 và TR-909. Trong khi những bản nhạc điện tử của thập niên 70 thì có phần kén người nghe và mang tính thử nghiệm hơn, những ca khúc synthpop thường ngắn và cô đọng, với phần synth đơn giản và dễ chơi hơn. Đó là lý do tại sao thể loại nhạc này phù hợp  một cách hoàn hảo để được phát trên đài MTV và các chương trình trên FM radio.

10 bài hát duran duran hàng đầu năm 2022

Hầu hết các ca khúc Synthpop đều có vài đặc điểm đặc thù chung

1. Được xây dựng xoay quanh những chiếc synthesizer và drum machine: Những nhạc cụ được sử dụng nhiều trong Synthpop có thể kể đến những cái tên như Yamaha DX7 keyboard, Roland TR-808 drum machine, Roland Jupiter, Sequential Prophet-5. 

2. Ca từ đơn giản: Với âm hưởng của Disco, những nhóm nhạc Synthpop thường có xu hướng sử dụng những ca từ nhẹ nhàng và vui vẻ về những chủ đề như tình yêu và tiệc tùng. Những bản hit như “Don’t You Want Me” của The Human League và “I Feel Love” của Donna Summer được viết xoay quanh chủ đề tình yêu và sự trông ngóng. Tuy nhiên, cũng có một số ít các ca khúc có chủ đề u tối hơn, như “Enola Gay” của Orchestral Manoeuvres In The Dark (OMD).

3. Phong cách thời trang phi giới tính: Tiếp bước tinh thần của bậc tiền bối là David Bowie, nhiều nhóm nhạc Synthpop đã đi theo phong cách thời trang phi giới tính - như giọng ca Annie Lennox của Eurhythmics, Martin Gore của Depeche Mode, giọng ca chính Phil Oakey của The Human League. Phần lớn phong cách thời trang trong Synthpop có những điểm chung với phong trào The New Romantic vào những năm đầu của thập niên 80 tại London.

10 bài hát duran duran hàng đầu năm 2022
Lịch sử của Synthpop

Điều thú vị nhất về thể loại nhạc này đó là không ai có thể ngờ rằng làn sóng này lại có thể thành công như vậy. Sức ảnh hưởng ban đầu của thể loại nhạc này không quá mạnh mẽ, và có vẻ đã không ai coi trọng nó. Tuy nhiên thể loại nhạc này đã chứng minh rằng họ đã sai khi vào những năm ở khoảng giữa thập kỷ 80, Synthpop thống trị nền âm nhạc đại chúng trước khi lụi dần vào những năm 90s.

Hầu hết những nghệ sĩ đã định nghĩa làn sóng Synthpop đều có nguồn gốc là Punk Rock. Đó là lý do tại sao Synthpop lại được gọi là thể loại Post-Punk. Ban nhạc Tubeway Army do Gary Numan lãnh đạo đã đặt nên nền tảng cho thể loại nhạc này với một bản hit đáng nhớ - “Friends? Electric”. Và họ ban đầu còn không có ý định tạo nên hẳn một thể loại nhạc mới. Như thường lệ, Gary Numan tiếp tục thử nghiệm với những âm thanh mới, và ông đã thử vận may của mình với chiếc Minimoog synthesizer. Ca khúc sau đó đã thống trị các bảng xếp hạng tại Anh, và nhiều người tin rằng đây là lý do tại sao Numan quyết định tách ra để hoạt động solo. Vì thế, có thể nói rằng ca khúc “Friends? Electric” là một tác phẩm chủ chốt cho thể loại nhạc này. Tương tự, khi New Order được lập nên sau sự tan rã của Joy Division, họ đã sử dụng synthesizer như một yếu tố chủ chốt trong âm nhạc của mình và  thu hút được nhiều sự chú ý cho thể loại nhạc này.

Sau đó không lâu, Synthpop bắt đầu thống lĩnh các bảng xếp hạng âm nhạc đại chúng trên toàn thế giới. Nhờ những đoạn hook bắt tai và những music video thú vị, nhiều ban nhạc nhanh chóng gặt hái được những thành tựu lớn như Duran Duran, Soft Cell, Thomas Dolby, Ultravox, Alphaville, The Thompson Twins, The Human League, và Tears For Fears. Khi A Flock Of Seagulls phát hành “I Ran (So Far Away)” vào năm 1982, ca khúc đã trở thành một bản hit lớn trên đài MTV, cũng như “Take On Me” của a-ha và “Fade To Grey” của Visage.

Vào khoảng những năm cuối của thập niên 80 sau làn sóng đầu tiên, Synthpop bắt đầu được hòa trộn thêm những yếu tố của âm nhạc điện tử vào thời điểm đó, có thể kể đến như Chicago House và Detroit Techno. Những nhóm nhạc như Erasure, The Communards, Pet Shop Boys đều có cho mình những bản hit trên radio, nhưng họ còn thành công vang dội hơn ở những dance club tại New York, London và Berlin.

Synthpop có dấu hiệu phai nhạt đi vào thập kỷ 90, khi thị hiếu của khán giả đại chúng lại quay trở lại với các âm thanh nhạc cụ sống. Nhưng khi bước vào những năm 2010s, khi Guitar Music bắt đầu phai nhạt đi, một làn sóng mới của những nghệ sĩ Synthpop lại tiếp tục nổi lên, với những cái tên như Chvrches, La Roux, The Naked And Famous, Cut Copy, và Calvin Harris. Những chiếc keyboard và drum machine mang âm hưởng Synthpop cũng được sử dụng rộng rãi bởi những nghệ sĩ Indie và Hip-hop cho đến ngày nay.

Ảnh hưởng của Synthpop đến những năm 2020s

Một vài những nghệ sĩ tên tuổi lớn trong thời điểm hiện tại đã đem trở lại những âm thanh của thập niên 80 tràn đầy sự hoài niệm, và thể loại nhạc này lại một lần nữa thống trị các bảng xếp hạng âm nhạc đại chúng trên toàn thế giới. Và phải kể đến Dua Lipa và The Weeknd, đã liên tục sử dụng những bassline đầy chất “funky”, nhịp điệu disco và âm hưởng Synthpop đầy hoài niệm để thống lĩnh hàng loạt những vị trí cao trên những bảng xếp hạng Billboard. Hai album gần đây nhất của Dua Lipa và The Weeknd là “Future Nostalgia” và “After Hours” đều có phong cách sản xuất theo hơi hướng Retro, gợi nhớ về những video workout đầy năng lượng của những năm 80.

Những ca khúc như “Love Again” của Dua Lipa, được sản xuất bởi Stephen “Koz” Kozmeniuk, và “After Hours” của The Weeknd, được sản xuất bởi Illangelo, đã sử dụng những âm thanh với nhịp điệu “syncopation” (đảo phách) thường được thấy tại những queer club tại Chicago và Detroit những năm 70s và 80s. Không những thế, họ còn thành công trong việc khắc họa chính xác âm thanh synth đã thống trị những năm 80, cho người nghe một cảm giác như được trốn thoát sang một không gian khác. Giống với bản hit “Take On Me” của A-ha, The Weeknd lướt trên phần beat tràn ngập tiếng synth trong ca khúc “Blinding Lights” và “In Your Eyes”. Dua Lipa cũng chứng minh rằng mình không còn lạ lẫm gì với âm thanh này nữa trong “Future Nostalgia” và “Cool”. Những âm trống mang âm hưởng của Prince cũng được xuất hiện xuyên suốt album “After Hours”, như tiêu biểu là bài “Scared To Live”. 

Rõ ràng, những âm thanh đầy hoài niệm này đã một tầm ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc, đặc biệt là Pop. Và có vẻ như cơn sốt này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.