Bức tường trung hoa trong đầu tư là gì năm 2024

Theo Live Science, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được xây dựng trong suốt hai thiên niên kỷ, nhằm mục đích củng cố biên giới phía bắc của Trung Quốc. Nó trải dài hơn 21.000km - hơn 1/2 chu vi Trái đất, và có chiều cao trung bình là 7,8m.

Mặc dù hàng rào kiên cố này đã giúp Trung Quốc ngăn chặn các cuộc tấn công của một số kẻ xâm lược, song nó không phải là bất khả xâm phạm.

Mặt khác, bức tường cũng giúp thể hiện sự giàu có, chuyên môn kiến ​​trúc và sức mạnh kỹ thuật của Trung Quốc trong lịch sử. Trên mặt trận này, nó chắc chắn đã thành công và đang tiếp tục thành công khi Trung Quốc sử dụng bức tường như một biểu tượng yêu nước.

Người Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng Vạn Lý Trường Thành khoảng 700 năm trước Công nguyên. Nhưng phải đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và trở thành hoàng đế đầu tiên vào năm 221 trước Công nguyên, dự án Vạn Lý Trường Thành mới được tiến hành một cách nghiêm túc.

Ông chỉ đạo nông dân kết nối các pháo đài có từ trước, để bảo vệ đế chế đang phát triển của mình chống lại các bộ lạc du mục khác nhau ở khu vực Mông Cổ, theo Britannica. Các vị hoàng đế sau này tiếp tục mở rộng và củng cố bức tường, đồng thời thêm vào các tháp đèn hiệu - dùng để gửi thông điệp về các cuộc đột kích.

Bức tường đã giúp Trung Quốc "câu giờ" để chuẩn bị đối phó với các cuộc xâm lược, có thời gian quý báu để huy động lực lượng. Nó cũng được dùng để dụ quân địch vào các tình huống thỏa hiệp, theo cuốn sách "Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc từ lịch sử đến thần thoại" (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1990) của Arthur Waldron.

Điển hình là vào năm 1428, một vị tướng Trung Quốc đã dồn được quân đội của Mông Cổ về phía bức tường, khiến kẻ địch không có đường thoát.

Nhưng Vạn Lý Trường Thành không đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trong nhiều trường hợp, những kẻ xâm lược chỉ cần hành quân từ nhiều phía. Một trong những thất bại rõ ràng nhất của bức tường đã dẫn đến sự kết thúc của cả một triều đại thống trị.

Julia Lovell - giáo sư lịch sử và văn học Trung Quốc hiện đại từ Đại học Birkbeck, London, Anh - cho biết, bức tường đã không thể bảo vệ được nhà Minh khỏi một trong những kẻ thù lớn nhất của họ - người Mãn Châu ở phía đông bắc. Người Mãn Châu sau đó thành lập triều đại nhà Thanh vào năm 1644, kéo dài cho đến năm 1912.

Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình xây dựng lớn nhất thế giới, được xây dựng bởi những người dân chăm chỉ của Trung Quốc. Nó là một ví dụ hoàn hảo về những gì có thể đạt được thông qua sự đoàn kết. Thành công thời hiện đại của bức tường nằm ở giá trị biểu tượng này.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên trên cương vị hiện nay của họ vào các ngày 7 – 8/6 tại California, chắc chắn Washington đã nhắc nhở những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh để củng cố bức tường thành hệ tư tưởng của Trung Quốc nhằm chống lại các ảnh hưởng quốc tế.

Theo tinh thần chung, hai ý tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping): “Giấc mộng Trung Hoa” và “Quan hệ nước lớn kiểu mới” phản ánh nỗ lực của người Trung Quốc nhằm tạo ra một không gian quốc tế cho chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhưng phát triển không gian quốc tế cho chế độ Trung Quốc không phải là mục tiêu của Bắc Kinh (Bejing). Những tài liệu chính thức và các bài viết gần đây của Trung Quốc cho thấy việc Bắc Kinh sử dụng “Giấc mộng Trung Hoa” để xây dựng một “Trung Quốc hòa bình” dường như khẳng định Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ kéo dài thời gian và không gian nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh ở trong nước. Bản chất chủ yếu của “Quan hệ nước lớn kiểu mới” do ông Tập Cận Bình đưa ra là do những thay đổi phức tạp và sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế… Nó đòi hỏi Bắc Kinh phải trung thành với con đường đã đề ra của họ, cam kết với hòa bình, hợp tác và mở ra một con đường mới cho nền văn minh của một nước lớn. Đối với bên ngoài, chính phủ các nước khác phải đối phó với những thay đổi đó bằng các biện pháp riêng trên cơ sở lịch sử, văn hóa và phát triển của mỗi nước. Các nước khác phải tôn trọng các lựa chọn đó và tuân thủ các nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi, có đi có lại và hợp tác cùng thắng”. Các nhà phân tích Trung Quốc và phương Tây đã gây chú ý cho dư luận thế giới trước quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình về các vấn đề quốc tế cũng như những nội dung được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp cấp cao Obama – Tập Cận Bình – nơi khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” của ông Tập Cận Bình có thể được khuếch trương rộng rãi. Vấn đề là, khái niệm đó – ngược lại với phân tích được công bố gần đây nhất của Mỹ – thực tế không nhắc đến vấn đề một cường quốc đã hình thành và một cường quốc đang lên giải quyết các mâu thuẫn hoặc xung đột của họ ra sao. “Quan hệ nước lớn kiểu mới” không phải kiểu quan hệ G-2 mang đặc điểm Trung Quốc. Như Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), hiện là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, tuyên bố mùa Hè năm 2012: “Bình đẳng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngang hàng với Mỹ ở vị trí như nhau, cùng nhau quản lý thế giới hoặc phân chia thế giới”. Ông Thôi Thiên Khải còn đi xa hơn nữa trong việc khẳng định một cách rõ ràng rằng ch1inh sách của Trung Quốc đối với Mỹ sẽ không dựa trên bất cứ điều gì khác ngoài chiến lược và các nguyên tắc chính sách đối ngoại vốn đã tồn tại. Hơn nữa, hầu hết các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đề cập đến khái niệm đó đều nhấn mạnh thế giới ngày càng trở nên đa cực, không những về phân chia quyền lực giữa các quốc gia mà còn về số lượng các mô hình phát triển hợp pháp. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh đưa ra “Quan hệ nước lớn kiểu mới” với ý tưởng về một “Quan hệ quốc tế kiểu mới” mà ông Tập Cận Bình chính thức loan báo trong chuyến thăm Mátxcơva tháng 3/2013.

Ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình dường như cũng có những động cơ tương tự “Quan hệ nước lớn kiểu mới”. Mặc dù giấc mơ đó của ông Tập Cận Bình vẫn chỉ là một chiến dịch tuyên truyền từ trên xuống dưới ở trong nước, nhưng ý đồ đằng sau “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình nhằm hội nhập và buộc người dân Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào con đường phát triển như đã lựa chọn của Bắc Kinh. Nói cách khác, “Giấc mộng Trung Hoa” là nhằm thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân để Bắc Kinh có thể tạo ra sức mạnh mới cho tiến trình phát triển đất nước. “Giấc mộng Trung Hoa” là một giấc mơ hợp tác nhằm xây dựng lại sự tự tin của người Trung Quốc để thực hiện con đường phát triển độc đáo và giành lấy vị thế lịch sử của Trung Quốc. Như học giả Trương Quốc Khánh (Zhang Guoqing) của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình ra đời vì bốn lý do cơ bản:

+ Một, sự phát triển của Trung Quốc đòi hỏi phải có một động lực;

+ Hai, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức bên ngoài ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ của đất nước;

+ Ba, “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ nâng cao tiếng nói quốc tế của Bắc Kinh;

+ Bốn, Trung Quốc cần xây dựng tinh thần dân tộc.

Những yếu tố đó, đặc biệt là yếu tố thứ ba, chỉ rõ “Giấc mộng Trung Hoa” có động lực phòng vệ, trong đó chú trọng bảo vệ vị thế của Trung Quốc trên sân khấu chính trị thế giới và bảo vệ chế độ Trung Quốc không bị sai lệch bởi những ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Xây dựng một bức tường thành ý thức hệ chống lại các mối đe dọa bên ngoài đối với chế độ Trung Quốc cũng có một yếu tố trong nước. Nỗ lực xây dựng tính hợp pháp quốc tế cho chế độ Trung Quốc dường như được tiến hành song song với việc thức tỉnh lòng tin của công chúng. Một ý tưởng Maoít được công bố lần đầu tiên năm 1929 có nhan đề: “Đường lối quần chúng” mô tả Đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực hợp tác với nhân dân nhằm mục đích thâm nhập cuộc sống và hướng dẫn suy nghĩ của người dân tránh xa những tư tưởng sai lệch. Đây là một kiểu xây dựng tính hợp pháp chủ động và về khái niệm là bản chất tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quản lý dân chủ. Mặc dù có rất nhiều tên gọi, chẳng hạn “Đường lối Quần chúng là Đường lối sinh tử của Đảng” tương đối phổ biến, nhưng dường như người dân Trung Quốc đang tìm kiếm đường lối đó ở bên ngoài để tìm hiểu chúng. Đánh giá các xu hướng tìm kiếm trên Internet cho thấy, số người truy cập tìm kiếm đường lối này tháng 5/2013 đặt mức cao nhất – gấp 3 hoặc 4 lần mức bình thường – kể từ 6/2006. Một trong những lĩnh vực của “Đường lối Quần chúng” có thể dễ dàng nhận thấy đang chỉ đạo các hoạt động của Chính phủ qua Bộ Công an. Ngay trước khi bắt đầu chuyến công du các nước châu Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước một hội nghị, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban Các Vấn đề Chính – Pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ, với nhan đề: “Hội thảo tăng cường xây dựng một Trung Quốc hòa bình”. Tổng bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết để các đòi hỏi của người dân về pháp luật và trật tự cũng như phát triển chỉ đạo các hoạt động của cảnh sát. Gần đây, trong một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng, Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thành Côn (Guo Shengkin) gọi “Đường lối Quần chúng” là nguyên tắc chỉ đạo Bộ Công an hoạt động và xây dựng những gì và trên cơ sở các chiến dịch trước đây để thúc đẩy lực lượng cảnh sát tiếp xúc trực tiếp với người dân Trung Quốc. Do “Quan hệ nước lớn kiểu mới” và “Giấc mộng Trung Hoa” thể hiện suy nghĩ của Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề làm thế nào để can dự với Mỹ, các nhà đối thoại của Mỹ cũng nhận thấy Bắc Kinh đang tìm cách định hình môi trường quốc tế. Nhưng rõ ràng khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” – giống như vấn đề cùng tồn tại hòa bình trước đây dựa trên cơ sở “5 Nguyên tắc Cùng tồn tại Hòa bình” – không hề nhắc đến việc thay thế trật tự quốc tế mà chủ yếu nhằm hợp pháp hóa những gì Trung Quốc đã và đang đề nghị thay đổi các mối quan hệ dân chủ tư bản của phương Tây.

Câu hỏi ở đây không phải là liệu Bắc Kinh có khả năng xét lại hoặc một bên có trách nhiệm, mà liệu Bắc Kinh có thể thuyết phục các bên đối thoại rằng hai khái niệm của ông Tập Cận Bình là các quan điểm đúng đắn của Trung Quốc được không. Tương tự, vấn đề không phải là Trung Quốc đã xây dựng được sức mạnh thế nào, mà liệu ý tưởng mới của ông Tập Cận Bình về các vấn đề đối ngoại có thể tạo ra một cái ô để các quốc gia khác có thể sử dụng nhằm bảo vệ họ tránh được sức ép của phương Tây về quản lý hay không. Bắc Kinh càng thành công trong việc giành được sự chấp nhận của các nước khác về những ý tưởng đó, Chính phủ Trung Quốc càng có nhiều thời gian củng cố quyền lực ở trong nước.