145 triệu USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Theo Bloomberg, việc ông Cotten qua đời đột ngột hồi tháng 12.2018 khiến 145 triệu USD giá trị bitcoin và nhiều đồng mã hóa khác mà nhà đầu tư và người dùng trữ trên sàn bị “đóng băng”. Không ai biết mật khẩu để truy cập số tài sản này.

145 triệu USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

tin liên quan

145 triệu USD 'đóng băng' vì chủ sàn tiền ảo qua đời

Hồ sơ nộp lên tòa án cho thấy Cotten có bản di chúc cuối cùng vào ngày 27.11.2018, để lại toàn bộ tài sản cho vợ ông là Jennifer Robertson. Bà cũng là người thi hành di chúc. Thẩm phán Tòa án Tối cao Nova Scotia, ông Michael Wood, cho Quadriga thời hạn 30 ngày để ngăn chặn bất cứ vụ kiện nào chống lại doanh nghiệp ở thời điểm này, theo Canadian Press. Hãng có trụ sở ở Vancouver cũng được chủ nợ bảo vệ.

Sàn Quadriga CX ra mắt vào tháng 12.2013, cho phép người dùng gửi vào nền tảng giao dịch trực tuyến tiền thật hoặc tiền mã hóa, trữ các đồng mã hóa ở sổ cái blokchain vốn chỉ có thể được truy cập bằng một dòng mã bất biến. Công ty có 363.000 người dùng, trong đó có 92.000 tài khoản có số dư bằng tiền mặt hoặc tiền mã hóa.

Cotten là giám đốc và nhân viên phụ trách duy nhất, song không may là ông mất vào ngày 9.12.2018 vì biến chứng của bệnh Crohn tại Jaipur (Ấn Độ). Trong di chúc, nhà sáng lập sàn tiền mã hóa liệt kê nhiều tài sản mà ông nắm giữ, trong đó có một số bất động sản ở Nova Scotia và Kelowna, British Columbia; máy bay, du thuyền Jeanneau 51, chiếc Lexus 2017 và hai chú chó chihuahua. Ông có tài khoản ở Ngân hàng Montreal và Canadian Tire.

Sau khi Cotten qua đời, Quadriga CX không thể tiếp cận với 145 triệu USD giá trị các đồng mã hóa mà họ giữ giùm nhà đầu tư và người dùng. Sàn cũng không thể trả 70 triệu USD lại cho khách hàng.

Cotten là người luôn bảo mật kỹ máy tính xách tay, địa chỉ email và hệ thống nhắn tin được dùng để điều hành doanh nghiệp 5 năm tuổi. Ông cũng là người chịu trách nhiệm xử lý quỹ, tiền mã hóa và mảng kế toán, ngân hàng của doanh nghiệp. Để tránh bị hack, Cotten chuyển phần lớn đồng mã hóa về “ví lạnh”, vốn được cho là an toàn hơn vì không kết nối với internet.

Vấn đề ở đây là Robertson nói rằng bà không tìm thấy mật khẩu hoặc bất cứ hồ sơ kinh doanh nào của doanh nghiệp. Ngay cả với sự trợ giúp của giới chuyên gia để hack hệ thống máy tính và thiết bị di động của Cotten cũng chỉ đem lại một số “thành công hạn chế”.

Hiện một số khách hàng tuyên bố bị Quadriga CX nợ tiền đang theo đuổi biện pháp pháp lý. Trong số các khách hàng bị “khóa” tài sản sau khi Cotten qua đời có một kỹ sư phần mềm ở Orillia, Ontario. Ông này cho biết Quadriga nắm giữ 560.000 đô la Canada của mình, và là một trong những người dùng cá nhân bị ảnh hưởng lớn nhất.

Theo Bloomberg, lý do là vì nhà sáng lập Quadriga, ông Gerald Cotten, qua đời đột ngột vào tháng 12.2018. Cotten là người duy nhất có mật khẩu truy cập các tài khoản này song vừa mất ở tuổi 30 vì biến chứng của bệnh Crohn trong khi hoạt động từ thiện tại một trại trẻ mồ côi ở Ấn Độ, trang Facebook của Quadriga CX cho biết. Quadriga CX công bố thông tin vào ngày 14.1.

145 triệu USD bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

tin liên quan

Người mê tiền mã hóa có cách mới để kiếm lời
Quadriga CX cho phép giao dịch bitcoin, litecoin, ethereum. Giờ đây, sàn không thể lấy lại hàng trăm triệu USD giá trị các đồng mã hóa trên cùng nhiều đồng mã hóa khác mà họ giữ cho khách hàng, theo hồ sơ mà startup nộp lên tòa án Nova Scotia.

Khả năng truy cập vào các “ví” điện tử của Quadriga CX, ứng dụng lưu trữ các khóa để gửi và nhận tiền mã hóa, dường như biến mất cùng với cái chết của Cotten. Theo vợ của ông này, bà Jennifer Robertson, Cotten luôn cẩn thận bảo mật laptop, địa chỉ email và hệ thống nhắn tin mà ông dùng để điều hành doanh nghiệp 5 năm tuổi. Ông là người chịu trách nhiệm xử lý tiền của khách hàng và mảng kế toán doanh nghiệp. Để tránh bị tấn công mạng, Cotten chuyển “phần lớn” đồng mã hóa về ví lạnh.

Biện pháp an ninh của sếp Quadriga CX là dễ hiểu. Các sàn giao dịch tiền mã hóa chịu ít nhất năm cuộc tấn công mạng lớn năm ngoái. Nhật Bản là nơi có nhiều vụ hack tiền mã hóa lớn nhất từ trước đến nay, cụ thể là vụ sàn Mt.Gox năm 2014 và vụ sàn Coincheck, với 500 triệu USD tài sản tiền mã hóa bị cuỗm đi, vào tháng 1.2018.

Vấn đề là bà Robertson cho hay mình không thể tìm ra mật khẩu hoặc bất cứ hồ sơ kinh doanh nào của doanh nghiệp. Giới chuyên gia được nhờ cậy để hack máy tính, điện thoại của ông Cotten, thậm chí còn cố gắng phá khóa USB được mã hóa nhưng vẫn chỉ đạt được “thành công hạn chế”.

“Sau khi Gerry qua đời, số tiền mã hóa trên sàn Quadriga không có sẵn, một số trong đó có thể đã mất’, bà Robertson nói. Các giám đốc khác của Quadriga CX đăng tải thông báo này trên trang web doanh nghiệp hôm 31.1 và yêu cầu tòa án Nova Scotia bảo vệ chủ nợ trong khi họ giải quyết “nhiều vấn đề tài chính nghiêm trọng” có thể ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của sàn giao dịch.