Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Không chỉ phiền toái, đau bụng đi ngoài sau ăn còn cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ung thư trực tràng… cần điều trị.

Nhu cầu đại tiện ngay sau khi ăn có thể xuất phát từ phản xạ dạ dày. Khi ăn xong, máu dồn đến dạ dày và ruột để tiêu hóa thức ăn, đồng thời, cơ thể tiết ra hormone làm co bóp ruột kết. Nhu động ruột tăng lên kích thích đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, tạo cảm giác đau bụng muốn đi đại tiện.

Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đại tiện sau khi ăn là bình thường nếu tần suất 1-2 lần một ngày, hình dạng phân không lỏng, nát hay cứng. Nếu đại tiện nhiều hơn 2 lần một ngày, kết cấu phân không ổn định (táo bón hoặc tiêu chảy), kèm theo đau bụng quặn thắt, đôi khi phân rò rỉ từ trực tràng mà không có dấu hiệu báo trước... có thể là do bệnh lý tiêu hóa.

Tiến sĩ Khanh chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng đau bụng đi ngoài ngay sau khi ăn ở nhiều người Việt.

Ngộ độc thực phẩm

Khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, đi ngoài ngay sau khi ăn. Người bệnh cũng có thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm chóng mặt, nôn ói... khiến mệt mỏi và mất nước. Mức độ ngộ độc tùy vào tác nhân gây bệnh, nhiều trường hợp ngộ độc toàn thân nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng

Nhiều người có cơ địa nhạy cảm với một số loại thực phẩm, khi ăn vào sẽ xảy ra tình trạng bất dung nạp như nổi mẩn đỏ, đau bụng đi ngoài. Một số loại dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò... Tiến sĩ Khanh khuyên để tránh tình trạng này, mọi người nên theo dõi kỹ cơ chế dị ứng của bản thân và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Rối loạn tiêu hóa

Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm hấp thu, tăng nhu động ruột dẫn tới đi ngoài phân sống, lỏng sau ăn.

Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn có thể cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Ảnh: Freepik.

Hội chứng ruột kích thích

Ở một số người, ruột co thắt mạnh và kéo dài hơn so với bình thường, khiến thức ăn vừa qua dạ dày tiêu hóa đã được đẩy ra ngoài. Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Hoạt động nhanh quá mức bình thường của ruột khiến người bệnh cảm thấy bụng đau và đi ngoài ra phân có lẫn nhầy nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn khoảng 20-30 phút.

Ung thư trực tràng

Người bệnh ung thư trực tràng thường đau bụng, muốn đi đại tiện sau khi ăn nhiều lần trong ngày. Phân có thể kèm theo nhầy máu hoặc nước máu như nước rửa thịt. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, ít gặp ở người dưới 45 tuổi.

Viêm trực tràng

Viêm trực tràng xảy ra khi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Người bệnh có triệu chứng của hội chứng lỵ như đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện ra nhầy máu sau ăn. Đôi khi tình trạng đại tiện ngay sau ăn cũng gặp ở những bệnh ít phổ biến hơn như viêm loét trực tràng chảy máu. Đây là bệnh viêm ruột tự miễn, niêm mạc hoặc lớp mô dưới niêm mạc trực tràng bị viêm loét gây chảy máu. Người bệnh thường có triệu chứng mót rặn, đi ngoài ra nhầy máu hoặc nước máu sau những bữa ăn.

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone prostaglandin tăng lên, gây ra các cơn co thắt tử cung làm bong lớp niêm mạc bên trong. Đôi lúc, các cơn co thắt trong ruột, dẫn tới một loạt các triệu chứng về tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Prostaglandin cũng làm hạn chế khả năng hấp thụ thức ăn của ruột, khiến chúng đi qua ruột già nhanh hơn. Prostaglan còn làm tăng mức độ bài tiết chất điện giải. Do đó, phụ nữ trong giai đoạn hành kinh thường dễ bị đi ngoài.

Một số yếu tố khác có thể dẫn đến đại tiện ngay sau khi ăn như ăn quá no, ăn quá nhiều chất béo, uống nhiều chất lỏng lạnh, người uống nhiều rượu bia.

Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo mất nước, mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc sốt cao, nôn mửa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị phù hợp, có thể giúp phát hiện sớm ung thư trực tràng nếu có.

Tiến sĩ Khanh lưu ý thêm, trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người có thể phòng tránh đi ngoài sau khi ăn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống bao gồm ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; hạn chế các món ăn cay nóng, khó tiêu, sinh đầy hơi như hành tỏi, thực phẩm đông lạnh hoặc chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ; hạn chế thức ăn nhiều chất béo. Không uống nhiều bia rượu; vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn; uống nhiều nước; tránh lạm dụng cà phê... cũng là biện pháp phòng ngừa.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.

Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Ăn xong bị đau bụng đi ngoài là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn cần điều trị. Vậy nguyên nhân đau bụng đi ngoài sau khi ăn là gì? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Ăn xong đau bụng đi ngoài có thể do ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm,… hoặc các bệnh lý tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích (IBS),… Cụ thể như sau.

Ngộ độc thực phẩm

Sử dụng thực phẩm ôi thiu, bị nhiễm khuẩn hoặc chứa các chất phụ gia độc hại có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nôn ói,…

Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn.

Dị ứng

Dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi người bệnh có cơ địa nhạy cảm với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, đậu phộng,… Các triệu chứng thường biểu hiện từ khoảng vài phút cho đến vài giờ sau khi ăn phải các thực phẩm gây dị ứng. Khi bị dị ứng, người bệnh có thể bị đau bụng đi ngoài, nổi mẩn, chóng mặt, khó thở, và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.

Không dung nạp thực phẩm

Tình trạng không dung nạp thực phẩm chứa lactose hay gluten cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh đau bụng đi ngoài sau khi ăn xong. Lactose thường có nhiều trong các thực phẩm như sữa, phô mai, kem, sữa chua,… và gluten thường có trong lúa mì, lúa mạch đen, hoặc lúa mạch.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích có thể gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, có chất nhầy trong phân, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Đây là một dạng rối loạn chức năng thường gặp ở hệ tiêu hóa, nguyên nhân có thể do rối loạn nhu động ruột, viêm dạ dày ruột, căng thẳng hoặc trầm cảm từ lúc nhỏ, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột,…

Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì
Người bị hội chứng ruột kích thích có thể bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn xong.

Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng (Ulcerative Colitis). Bệnh có thể gây tiêu chảy, đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, có máu trong phân,… Nguyên nhân gây viêm ruột đến nay vẫn chưa được xác định, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là tuổi tác, di truyền, hút thuốc, dùng thuốc chống viêm không steroid,…

Ung thư đại tràng

Người bệnh ung thư đại tràng cũng có thể bị đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn xong, trong phân có lẫn nhầy máu, nôn mửa, chướng bụng, thay đổi tần suất đi tiêu, giảm cân không rõ nguyên nhân,… Ung thư đại tràng hiện chưa xác định rõ nguyên nhân, bệnh có thể tiến triển dựa vào một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, di truyền, bệnh lý tiêu hóa, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh,…

Cách chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Tùy vào nguyên nhân gây ăn xong bị đau bụng tiêu chảy mà sẽ có cách chẩn đoán và điều trị khác nhau. Dưới đây là cách chẩn đoán và chữa trị đau bụng đi ngoài sau khi ăn xong cho Cô Chú, Anh Chị tham khảo.

Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng sức khỏe, các triệu chứng, tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình, tần suất xuất hiện triệu chứng,… Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra các nhận định ban đầu và chỉ định cận lâm sàng phù hợp, chẳng hạn như nội soi tiêu hóa, siêu âm, chụp X-quang,… Từ kết quả cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy sau khi ăn và lập phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Cách điều trị

Tùy tình trạng đau bụng đi ngoài mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc phù hợp, người bệnh cần tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước sẽ cần bù nước hoặc chất điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh đau bụng tiêu chảy sau khi ăn

Để giảm nhẹ và ngăn ngừa hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài, Cô Chú, Anh Chị nên thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh theo lời khuyên của bác sĩ. Chi tiết như sau.

  • Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
  • Chọn thực phẩm có vị nhạt, mềm lỏng và dễ tiêu.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường, muối và dầu mỡ.
  • Sử dụng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh uống nhiều rượu bia, cà phê.
  • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn.
    Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì
    Ăn uống lành mạnh và khoa học giúp giảm nguy cơ bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ nếu tình trạng đau bụng tiêu chảy kéo dài, không thuyên giảm hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như:

  • Mất nước.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Sốt.
  • Nôn mửa.
  • Phân có lẫn máu.
  • Tim đập nhanh, co giật.
  • Rối loạn ý thức.

Đối với đau bụng đi ngoài do các bệnh lý tiêu hóa, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời người bệnh cũng nên chọn phòng khám uy tín, điều trị chuyên sâu về tiêu hóa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. noisoitieuhoa.com là phòng khám hiếm hoi chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa chuyên sâu ở TP.HCM. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng và lập phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân. Kết hợp cùng các thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, trong đó có quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp phát hiện tổn thương nhanh chóng, giảm tỷ lệ bỏ sót. Từ đó tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác đến 90 – 95%. > Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ noisoitieuhoa.com ngay hôm nay!

Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì
Noisoitieuhoa.com chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn.

Bài viết trên là các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và cách ngăn ngừa tình trạng ăn xong bị đau bụng đi ngoài. Đối với nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy sau khi ăn là bệnh lý tiêu hóa. Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan mà cần sớm thăm khám và chữa trị ở cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Vì sao cứ ăn vào là bị đau bụng đi ngoài?

Ăn vào bị đau bụng đi ngoài có thể do ngộ độc thực phẩm, dị ứng, không dung nạp thực phẩm hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột,…

Ăn xong bị đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột, viêm trực tràng, nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng. Người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Làm sao để giảm đau bụng đi ngoài sau khi ăn?

Để giảm nhẹ triệu chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng, tránh uống nhiều bia rượu và cà phê,…

Tài liệu tham khảo:

1. Barbara Bolen, PhD. Diarrhea After Eating: Causes and What to Do. 22 04 2023. https://www.verywellhealth.com/diarrhea-after-eating-1944811 (đã truy cập 13 09 2023).

2. WebMD Editorial Contributors. Foods High in Lactose. 15 11 2022. https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-lactose (đã truy cập 13 09 2023).