Anh (Chị) trong nhóm cho e hỏi: Thanh Hóa có cho đăng ký chuyển phát đăng ký kinh doanh về không ạ? Nếu được thì liên hệ như thế nào ạ? Em cảm ơn cả nhà ạ!

Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết là một bước vô cùng quan trọng khi thực hiện thủ tục tố tụng. Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân và được Hiến pháp bảo hộ. Khi đó, điều mà người khởi kiện quan tâm đầu tiên là nộp đơn ở Tòa án nào, bởi nộp đơn đúng Tòa án là yêu cầu đặt ra khi khởi kiện và giúp vụ việc được xem xét thụ lý, giải quyết nhanh chóng.

Anh (Chị) trong nhóm cho e hỏi: Thanh Hóa có cho đăng ký chuyển phát đăng ký kinh doanh về không ạ? Nếu được thì liên hệ như thế nào ạ? Em cảm ơn cả nhà ạ!
Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

>> Xem thêm:Làm Gì Khi Tòa Án Chuyển Đơn Khởi Kiện Đến Tòa Án Địa Phương Khác?

Điều kiện khởi kiện

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội.

>> Xem thêm: Có Được Cho Người Khác Nộp Và Ký Đơn Khởi Kiện

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện. Các điều kiện đó cụ thể như sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (như giấy tờ về nhà đất, hợp đồng các bên đã ký liên quan đến sự việc, di chúc…);
  • Nếu người khởi kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
  • Nếu người khởi kiện là tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động đối với.

Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Cách xác định nộp đơn kiện ở Tòa án nào?

Anh (Chị) trong nhóm cho e hỏi: Thanh Hóa có cho đăng ký chuyển phát đăng ký kinh doanh về không ạ? Nếu được thì liên hệ như thế nào ạ? Em cảm ơn cả nhà ạ!
Cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn khởi kiện đúng nơi

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Nộp Đơn Khởi Kiện Trực Tuyến

Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là bước rất quan trọng để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp, từ đó xác định nơi người khởi kiện phải nộp đơn là ở đâu. Pháp luật quy định tùy “các trường hợp” mà có thể nộp đơn khởi kiện tại:

  • Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Các bước để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể như sau:

Thẩm quyền chung (theo vụ việc)

Tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự là:

  • Tranh chấp về dân sự thuần túy;
  • Tranh chấp về hôn nhân và gia đình;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại;
  • Tranh chấp về lao động.

Khi có tranh chấp, cần phải xác định sự việc đó thuộc loại việc nào vì chỉ những tranh chấp thuộc các quy định trên thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung.

Thẩm quyền theo cấp

Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:

  • Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
  • Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Về lao động theo Điều 32;
  • Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

  1. Xét đối tượng tranh chấp: nếu là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết;
  2. Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
  3. Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự không?
  4. Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.

Anh (Chị) trong nhóm cho e hỏi: Thanh Hóa có cho đăng ký chuyển phát đăng ký kinh doanh về không ạ? Nếu được thì liên hệ như thế nào ạ? Em cảm ơn cả nhà ạ!
Nơi có bất động sản là một trong những yếu tố xác định Tòa án có thẩm quyền

Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết

  1. Xác định điều kiện khởi kiện;
  2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết như đã phân tích ở trên theo: Thẩm quyền chung; Thẩm quyền theo cấp; Thẩm quyền theo lãnh thổ.
  3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
  4. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
  5. Tòa án nhận và xử lý đơn:
  • Xem xét thụ lý vụ án;
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục nộp đơn khởi kiện, hồ sơ cần chuẩn bị và thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu hỗ trợ làm hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng gọi ngay Luật Long Phan qua hotline 1900.6363.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Đăng ký làm đại lý thu gom Viettel Post là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng hoá, bưu kiện trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành trong nước. Bưu chính Viettel cam kết cung cấp mọi giải phảp vận chuyển tối ưu nhất cho khách hàng với phương châm “NHANH, AN TOÀN, HIỆU QUẢ”.

Nhằm mục đích mở rộng mạng lưới phủ trên toàn quốc. Bưu chính Viettel tuyển dụng đơn vị, cá nhân có mặt bằng phù hợp để làm đại lý nhận, chuyển phát hàng hoá trên toàn quốc.