Antibiotic resistance là gì

Antibiotic resistance là gì
WHO/S. Volkov

Báo cáo tổng quan về sự đề kháng với kháng sinh và đáp ứng của WHO với kháng thuốc trên toàn cầu

Báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về sự đề kháng với kháng sinh cho thấy sự đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới đối với y tế công cộng

Ngày 30/4/2014. GENEVA - Báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp bức tranh toàn diện nhất về sự đề kháng với kháng sinh cho đến nay với dữ liệu từ 114 quốc gia. Báo cáo của WHO lần đầu tiên xem xét về kháng thuốc (sự đề kháng với các thuốc kháng vi sinh vật) bao gồm cả sự đề kháng với kháng sinh trên toàn cầu cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng này không còn là một dự đoán cho tương lai mà đang xảy ra hiện tại trong mọi khu vực của thế giới và có khả năng ảnh hưởng đến bất cứ ai, bất cứ mọi lứa tuổi và cho bất cứ quốc gia nào. Sự đề kháng với kháng sinh khi vi khuẩn thay đổi vì thế kháng sinh không còn tác dụng ở những người cần chúng để điều trị nhiễm trùng và hiện nay là một mối đe dọa lớn đối với y tế công cộng.

"Nếu không có hành động khẩn cấp và phối hợp của các bên liên quan thì thế giới đang hướng đến một kỷ nguyên hậu kháng sinh, trong đó các nhiễm trùng thông thường và bị thương tích nhẹ đã được chữa trị trong nhiều thập kỷ một lần nữa có thể giết chết con người", Tiến sĩ Keiji Fukuda-Trợ lý Tổng giám đốc WHO về an ninh y tế cho biết: "Các kháng sinh hiệu quả là một trong những trụ cột cho phép chúng ta sống lâu hơn, sống khỏe mạnh hơn và được hưởng lợi từ y học hiện đại. Trừ khi chúng ta có những hành động đáng kể để cải thiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn nhiễm trùng và cũng làm thay đổi những gì chúng ta sản xuất, kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh thì thế giới sẽ mất nhiều hơn và nhiều hơn nữa các loại hàng hóa y tế công cộng trên toàn cầu và những tác động sẽ tàn phá".

Những phát hiện chính của báo cáo (Key findings of the report)

Báo cáo "Kháng thuốc: Báo cáo về giám sát trên toàn cầu" (Antimicrobial resistance: global report o­n surveillance) lưu ý rằng sự đề kháng đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng báo cáo tập trung vào sự đề kháng với kháng sinh trong 7 loại vi khuẩn khác nhau chịu trách nhiệm cho các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng đường máu (nhiễm trùng huyết), tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu. Kết quả gây ramột mối quan ngại cao, dẫn chứng về sự đề kháng với các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong tất cả các vùng trên thế giới.

Phát hiện chính từ báo cáo bao gồm sự đề kháng tới điều trị với các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất trong điều trị các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng do vi khuẩn đường ruột phổ biến là Klebsiella pneumoniae với thuốc kháng sinh carbapenem đã lây lan sang tất cả các vùng trên thế giới. K. pneumoniae là một nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân ở đơn vị chăm sóc tích cực. Ở một số nước, vì sự đề kháng nên kháng sinh carbapenem sẽ không còn tác dụng trong hơn một nửa số người được điều trị các bệnh nhiễm trùng do K. pneumoniae. Sự đề kháng đến một trong những các loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiểu do E.coli với fluoroquinolones là rất phổ biến. Trong những năm 1980s, khi các loại thuốc này lần đầu tiên được đưa vào sử dụng thì sự đề kháng gần như bằng không. Ngày nay, có nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, sự điều trị này hiện nay là không hiệu quả trong hơn một nửa số bệnh nhân. Thất bại điều trị với thuốc thế hệ mới nhất cho bệnh lậu-thế hệ thứ ba là cephalosporin đã được xác nhận ở Áo, Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản, Na U, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh với hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh lậu trên toàn thế giới mỗi ngày. Sự đề kháng với kháng sinh khiến cho con người bị bệnh lâu hơn và làm tăng nguy cơ tử vong, ví dụ những người bị nhiễm tụ cầu vàng đề kháng với methicillin (MRSA_methicillin resistant Staphylococcus aureus) được ước tính là 64% nhiều khả năng gây chết người hơn so với những người bị nhiễm mà không có sự đề kháng với thuốc, kháng thuốc cũng làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với đợt nằm viện dài hơn và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt.

Các cách thức chống lại sự đề kháng với kháng sinh (Ways to fight antibiotic resistance)

Báo cáo cho thấy rằng các công cụ quan trọng để giải quyết sự đề kháng với kháng sinh như các hệ thống cơ bản để theo dõi và giám sát cho thấy các lỗ hỏng hoặc không tồn tại ở nhiều nước. Trong khi một số nước đã có những bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thì mọi quốc gia và các cá nhân cần phải làm nhiều hơn nữa. Các hành động quan trọng khác bao gồm phòng ngừa nhiễm khuẩn xảy ra ở các nơi đầu tiên thông qua vệ sinh tốt hơn, tiếp cận với nước sạch, kiểm soát việc lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng để làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. WHO cũng kêu gọi sự chú ý đến sự cần thiết phải phát triển các công cụ chẩn đoán mới, thuốc kháng sinh và các công cụ khác để cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đi lên trước sự đề kháng xuất hiện. Báo cáo này là sự khởi động bắt đầu một nỗ lực toàn cầu do WHO nhằm giải quyết tình hình kháng thuốc, điều này sẽ liên quan đến sự phát triển của các công cụ, các tiêu chuẩn và cải thiện sự hợp tác trên toàn thế giới nhằm theo dõi tình hình kháng thuốc, đo lường các tác động về sức khỏe và tác động kinh tế do kháng thuốc và thiết kế các giải pháp nhắm vào đích.

Làm thế nào để giải quyết kháng thuốc (How to tackle resistance)

Mọi người có thể giúp giải quyết kháng thuốc bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ (using antibiotics o­nly when prescribed by a doctor); hoàn thành sử dụng thuốc theo đơn đầy đủ, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn (completing the full prescription, even if they feel better); không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với những người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại (never sharing antibiotics with others or using leftover prescriptions).

Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng (enhancing infection prevention and control); chỉ kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết (only prescribing and dispensing antibiotics when they are truly needed); kê đơn và phân phát thuốc các kháng sinh đúng để điều trị bệnh (prescribing and dispensing the right antibiotic(s) to treat the illness).

Các nhà hoạch định chính sách (Policymakers) có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường theo dõi sự đề kháng và khả năng của phòng xét nghiệm (strengthening resistance tracking and laboratory capacity); điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc (regulating and promoting appropriate use of medicines).

Các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp (Policymakers and industry) có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển các công cụ mới (fostering innovation and research and development of new tools); thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các nhà tài trợ (promoting cooperation and information sharing among all stakeholders).

Báo cáo bao gồm cả thông tin về sự đề kháng với các loại thuốc dùng để điều trị các nhiễm trùng khác như HIV, sốt rét, bệnh lao và cúm vì thế cung cấp một bức tranh toàn diện nhất về kháng thuốc cho đến nay từ các dữ liệu kết hợp tại 114 quốc gia.

Kháng thuốc (Antimicrobial resistance)

Sự khác nhau giữa sự đề kháng với kháng sinh và kháng thuốc là gì? (What is the difference between antibiotic and antimicrobial resistance?)

Sự đề kháng với kháng sinh đề cập cụ thể đến sự đề kháng với thuốc kháng sinh xảy ra trong các vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng. Kháng thuốc là một thuật ngữ rộng lớn hơn, bao gồm khả năng sự đề kháng tới các thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác như ký sinh trùng (ví dụ bệnh sốt rét), virus (ví dụ lao và HIV) và nấm (ví dụ nấm Candida).

Tại sao kháng thuốc là một mối quan tâm trên toàn cầu? (Why is antimicrobial resistance a global concern?)

Cơ chế đề kháng mới xuất hiện và lây lan trên toàn cầu đe dọa khả năng của chúng ta điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến, dẫn đến tử vong và tàn tật của các cá nhân cho đến gần đây có thể tiếp tục một quá trình bình thường của cuộc sống. Nếu không điều trị chống nhiễm trùng hiệu quả, thì nhiều phương pháp điều trị y tế chuẩn sẽ thất bại hoặc biến thành các thủ thuật có nguy cơ rất cao.

AMR giết chết người

(AMR kills)

Nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng thường không đáp ứng với điều trị chuẩn, dẫn đến bệnh tật kéo dài, chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn và nguy cơ tử vong lớn hơn. Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do vi khuẩn thông thường được điều trị tại các bệnh viện có thể gấp đôi số bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn tương tự không kháng thuốc, chẳng hạn người bị tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA_methicillin resistant Staphylococcus aureus, một nguồn nhiễm khuẩn nặng phổ biến khác trong cộng đồng và trong các bệnh viện) được ước tính là nhiều khả năng chết đến 64% so với những người bị nhiễm chủng không có đề kháng.

AMR cản trở việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

(AMR hampers the control of infectious diseases)

AMR làm giảm hiệu quả điều trị do đó bệnh nhân vẫn còn bị nhiễm trong một thời gian dài hơn, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn đề kháng cho người khác. Ví dụ, sự xuất hiện của Plasmodium falciparum kháng artemisinin trong Tiểu vùng sông Mekong là một vấn đề sức khỏe công cộng khẩn cấp đang đe dọa những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm gánh nặng của bệnh sốt rét. Mặc dù lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là một mối quan tâm ngày càng tăng nhưng phần lớn báo cáo về vấn đề này còn thấp, gây ảnh hưởng đến những nỗ lực kiểm soát.

AMR làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe

(AMR increases the costs of health care)

Khi nhiễm trùng trở nên đề kháng với các thuốc ưu tiên (first-line drugs), phương pháp điều trị đắt tiền hơn phải được sử dụng. Thời gian bị bệnh và điều trị dài hơn, thường ở các bệnh viện làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

AMR hủy hoại các thành tựu chăm sóc sức khỏe cho xã hội

(AMR jeopardizes health care gains to society)

Những thành tựu của y học hiện đại đang có nguy cơ do AMR. Nếu không có các kháng sinh có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng thì sự thành công của cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư và phẫu thuật lớn sẽ bị tổn hại.

AMR có khả năng đe dọa an ninh y tế, gây thiệt hại về thương mại và nền kinh tế

(AMR has the potential to threaten health security, and damage trade and economies)

Sự tăng trưởng của thương mại và du lịch toàn cầu cho phép các vi sinh vật đề kháng lây lan nhanh chóng sang các nước xa xôi và các châu lục thông qua con người và thực phẩm. Ước tính cho thấy AMR có thể làm gia tăng sự tổn thất Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product_GDP) hơn 1% và các chi phí gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội có thể có nhiều hơn 3 lần so với chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển.

Tình hình hiện nay (Present situation)

Sự đề kháng ở vi khuẩn (Resistance in bacteria)

Báo cáo năm 2014 của WHO về giám sát kháng thuốc trên toàn cầu cho thấy sự đề kháng với kháng sinh không còn là một dự đoán cho tương lai; nó đang xảy ra ngay bây giờ, trên toàn thế giới và đặt ra nguy cơ về khả năng điều trị nhiễm trùng thông thường trong cộng đồng và ở các bệnh viện. Nếu không có hành động khẩn cấp và phối hợp thì thế giới đang hướng tới một thời kỳ hậu kháng sinh, trong đó các nhiễm trùng thông thường và các thương tích nhẹ đã được chữa trị trong nhiều thập kỷ có thể giết chết người một lần nữa.

Thất bại điều trị với thuốc thế hệ mới nhất với bệnh lậu, thuốc thế hệ thứ ba-cephalosporin đã được xác nhận ở một số nước. Nhiễm lậu cầu không thể chữa được dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh tật và các biến chứng chẳng hạn như vô sinh, kết cục xấu khi mang thai và mù ở trẻ sơ sinh và có khả năng đảo ngược thành tựu đạt được trong sự kiểm soát về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục này. Sự đề kháng tới một trong những loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị bằng thuốc uống với nhiễm trùng đường tiểu do E.coli - thuốc fluoroquinolones là rất phổ biến. Sự đề kháng tới các thuốc ưu tiên điều trị nhiễm trùng do Staphlylococcus aureus-một nguyên nhân phổ biến của nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở cả trong cơ sở y tế và tại cộng đồng cũng rất phổ biến. Sự đề kháng tới thuốc thế hệ mới nhất với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng do vi khuẩn đường ruột phổ biến-thuốc kháng sinh carbapenem đã lan rộng đến tất cả các vùng trên thế giới. Công cụ quan trọng để giải quyết sự đề kháng với kháng sinh chẳng hạn như các hệ thống cơ bản để theo dõi và giám sát các vấn đề phát hiện những lổ hỏng đáng kể. Ở nhiều nước, thậm chí các hệ thống này dường như không tồn tại .

Sự đề kháng ở bệnh lao (Resistance in tuberculosis)

Trong năm 2012, ước tính có khoảng 450.000 ca lao mới đa kháng thuốc trên thế giới. Trên toàn cầu, ước tính 6% ca lao mới và 20% các trường hợp bệnh lao được điều trị trước đócó MDR-TB, với sự khác biệt đáng kể về tần suất MDR-TB giữa các nước. Lao kháng thuốc lan rộng (Extensively drug-resistant TB-XDR-TB được định nghĩa là MDR-TB cộng với sức đề kháng với bất kỳ fluoroquinolone nào và bất kỳ loại thuốc tiêm thay thế) đã được xác định trong 92 quốc gia, trong tất cả các vùng trên thế giới.

Tỷ lệ phần trăm các trường hợp lao được điều trị trước đó bị đa kháng thuốc (Percentage of previously treated TB cases with multidrug-resistant tuberculosis)

 
Antibiotic resistance là gì
 
Antibiotic resistance là gì

Kháng sốt rét (Resistance in malaria)

Sự xuất hiện của P.falciparum kháng artemisinin trong Tiểu vùng sông Mekong là một vấn đề sức khỏe công cộng khẩn cấp đang đe dọa các nỗ lực toàn cầu liên tục nhằm giảm bớt gánh nặng của bệnh sốt rét. Giám sát thường xuyên về hiệu quả điều trị là cần thiết để hướng dẫn và điều chỉnh chính sách điều trị, nó cũng có thể giúp phát hiện sớm những thay đổi trong P.falciparum nhạy cảm với các thuốc sốt rét.

Kháng HIV (Resistance in HIV)

Sự đề kháng là một vấn đề nổi lên trong điều trị nhiễm HIV, sau khi mở rộng nhanh chóng việc tiếp cận tới các loại thuốc kháng vi-rút trong những năm gần đây các cuộc điều tra quốc gia đang được tiến hành để phát hiện và theo dõi sự đề kháng. Vào cuối năm 2011, hơn 8 triệu người đã nhận được các thuốc kháng virus ở các nước có thu nhập thấp và trung bình để điều trị HIV, mặc dù nó có thể được giảm thiểu thông qua thực hành chương trình tốt thì một số lượng đề kháng với các loại thuốc được dùng để điều trị HIV dự kiến ​​sẽ xuất hiện.

Phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra của WHO cho thấy rằng mục tiêu cho những người gần đây bị nhiễm HIV chỉ ra sự gia tăng mức độ đề kháng với các lớp thuốc sao chép ngược không nucleoside (non-nucleoside reverse transcriptase_NNRTI) dùng để điều trị HIV. Sự gia tăng này là đặc biệt đáng chú ý ở châu Phi, nơi mà tỉ lệ kháng NNRTI đạt 3,4 % (95% CI, 1,8-5,2 %) vào năm 2009. Không có bằng chứng rõ ràng về gia tăng mức độ đề kháng với các lớp khác của thuốc điều trị HIV, trong số 72 cuộc điều tra về kháng thuốc HIV được thực hiện từ năm 2004 đến 2010, 20 (28%) được phân loại là có tỷ lệ kháng thuốc ở mức trung bình (từ 5% đến 15%). Dữ liệu có sẵn cho thấy có mối liên quan giữa độ bao phủ cao hơn của liệu pháp điều trị kháng virus và gia tăng mức độ kháng thuốc HIV.

Sự đề kháng ở cúm (

Resistance in influenza)

Hơn 10 năm qua, các thuốc kháng virus đã trở thành công cụ quan trọng trong điều trị các vụ dịch và đại dịch cúm. Một số quốc gia đã phát triển hướng dẫn quốc gia về sử dụng và dự trữ thuốc nhằm ứng phó với đại dịch, bản chất tiến hóa không ngừng của cúm có nghĩa là sự đề kháng với các loại thuốc kháng vi-rút liên tục xuất hiện. Vào năm 2012, hầu như tất cả các virus cúm A lưu hành ở người có khả năng kháng các loại thuốc thường được sử dụng cho công tác phòng chống cúm (amantadine và rimantadin). Tuy nhiên, tần suất đề kháng với oseltamivir-một loại thuốc ức chế neuraminidase vẫn còn thấp (1-2%). Tính nhạy cảm với các thuốc kháng vi-rút được theo dõi liên tục thông qua Hệ thống đáp ứng và giám sát toàn cầu của WHO (WHO Global Surveillance and Response System).

Điều gì làm tăng tốc sự xuất hiện và lan rộng kháng thuốc? (What accelerates the emergence and spread of antimicrobial resistance?)

Sự phát triển của AMR là một hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên một số hành động của con người thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của AMR. Việc sử dụng không thích hợp các loại thuốc kháng sinh, kể cả trong chăn nuôi, là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện và chọn lọc các chủng kháng thuốc và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn nghèo nàn cũng góp phần vào sự xuất hiện và lây lan của AMR.

Cần có các hành động phối hợp (Need for concerted actions)

AMR là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố liên kết với nhau bởi vậy các biện pháp đơn lẻ, tách biệt có rất ít tác động, các hành động phối hợp làm giảm tối thiểu sự xuất hiện và lây lan của AMR.

Mọi người có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi họ được kê đơn bởi một cán bộ y tế được chứng nhận chuyên nghiệp (using antibiotics o­nly when they are prescribed by a certified health professional); hoàn thành liệu trình điều trị đầy đủ, ngay cả khi cảm thấy tốt hơn (completing the full treatment course, even if they feel better); không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với những người khác hoặc sử dụng thuốc còn sót lại (never sharing antibiotics with others or using leftover prescriptions).

Nhân viên y tế và dược sĩ có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường công tác phòng chống nhiễm trùng (enhancing infection prevention and control); kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh chỉ khi thực sự cần thiết (prescribing and dispensing antibiotics o­nly when they are truly needed); kê đơn và phân phát thuốc kháng sinh đúngđể điều trị bệnh (prescribing and dispensing the right antibiotic(s) to treat the illness).

Các nhà hoạch định chính sách có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách tăng cường theo dõi sự đề kháng và khả năng của phòng xét nghiệm (strengthening resistance tracking and laboratory capacity); tăng cường kiểm soát và phòng chống lây nhiễm (strengthening infection control and prevention); điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc (regulating and promoting appropriate use of medicines); thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các bên liên quan (promoting cooperation and information sharing among all stakeholders).

Các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và ngành công nghiệp có thể giúp giải quyết kháng thuốc theo cách khuyến khích sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển các vắc-xin mới, chẩn đoán, lựa chọn điều trị nhiễm trùng và các công cụ khác (fostering innovation and research and development of new vaccines, diagnostics, infection treatment options and other tools).

Đáp ứng của Tổ chức y tế thế giới (WHO's response)

WHO đang hợp tác với các đối tác trên nhiều lĩnh vực để xác định các chiến lược và hành động nhằm giảm thiểu AMR. WHO hợp tác chặt chẽ với Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health_OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations_FAO) để thúc đẩy các thực hành tốt nhất nhằm tránh sự xuất hiện và lây lan sự đề kháng của vi khuẩn, bao gồm sử dụng tối ưu thuốc kháng sinh ở cả người và động vật.

Trong năm 2011, chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (World Health Day) là "Kháng thuốc: Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa "(Antimicrobial resistance: no action today, no cure tomorrow) và một gói chính sách sáu điểm đã được công bố nhằm hỗ trợ các nước các công cụ để chống lại tình hình kháng thuốc. Năm 2014, WHO công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về giám sát kháng thuốc, với dữ liệu được cung cấp bởi 114 quốc gia. WHO đang hướng dẫn để đáp ứng với AMR theo cách đưa ​​tất cả các bên liên quan lại với nhau để thống nhất và làm việc hướng tới một đáp ứng phối hợp; tăng cường quản lý và có kế hoạch giải quyết AMR ở cấp độ quốc gia; tạo ra hướng dẫn chính sách và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên; tích cực khuyến khích đổi mới, nghiên cứu và phát triển.


Page 2

Antibiotic resistance là gì

Phòng khám chữa bệnh chuyên ngành-Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thuộc Bộ Y tế về các bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véc tơ truyền, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng mới nổi như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, giun lươn, giun đũa chó và các bệnh thông thường khác; khám bảo hiểm y tế và xét nghiệm chẩn đoán bệnh bằng các phương tiện kỹ thuật cao như sinh hóa, huyết học, miễn dịch (ELISA), sinh học phân tử hoặc chẩn đoán hình ảnh bằng nội soi tiêu hóa, siêu âm màu…

CƠ CẤU NHÂN SỰ

Tổng số cán bộ: 37 viên chức. Trong đó:  Bác sĩ chuyên khoa II: 01; Bác sĩ chuyên khoa I: 01; Thạc sỹ: 05; đại học: 06; cao đẳng: 02; trung cấp: 22

             Các tổ trực thuộc: Tổ Khám bệnh; Tổ Sinh hóa-Huyết học; Tổ Dược; Tổ Chẩn đoán hình ảnh; Tổ Vi ký sinh-Miễn dịch 

 
Antibiotic resistance là gì

Ths.BS. NGUYỄN XUÂN THIỆN
Đảng ủy Viện
Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

Antibiotic resistance là gì
 
Antibiotic resistance là gì
 

Ths.BS. NGUYỄN VĂN KHÁ
Phó Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

BSCK2. ĐÀO TRỊNH KHÁNH LY
Đảng ủy Viện
Phó Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KHÁM

- Khám chữa bệnh:

+ Tiếp nhận, khám và điều trị các bệnh về ký sinh trùng, côn trùng và các bệnh khác.

+ Xét nghiệm chẩn đoán huyết học, sinh học, miễn dịch, vi sinh và các xét nghiệm kỹ thuật cao.

+ Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi.

+ Theo dõi và điều trị.

- Tham gia khám và chữa bệnh bảo hiểm y tế

+ Khám và chuyển Viện đúng tuyến.

+ Khám và điều trị bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến.

- Tham gia công tác đào tạo.

+ Tham gia giảng dạy.

+ Hướng dẫn học sinh thực tập.

- Công tác nghiên cứu khoa học:

+ Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học tại phòng khám.

+ Tham gia các đề tài thực địa.

- Công tác phối hợp cùng các khoa phòng trong và ngoài cơ quan:

+ Phối hợp các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài cơ quan.

+ Phối hợp cùng các khoa, phòng thực hiện công tác chuyên môn cũng như phong trào đoàn thể do cơ quan đề ra.

+ Tham gia công tác tăng thu nhập đời sống của cơ quan.

- Công tác giám sát chỉ đạo, thống kê báo cáo:

+ Cập nhật số liệu hàng tháng, hàng quý báo cáo về lãnh đạo các khoa phòng chức năng, để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời chuyển biến tình hình bệnh tật trong khu vực.

+ Tham gia giám sát tình hình dịch bệnh tại phòng khám và ở thực địa.
 

Antibiotic resistance là gì
 

Ths. Nguyễn Xuân Thiện-Trưởng Phòng khám đang khám bệnh cho
bệnh nhân

Địa chỉ liên hệ: Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn 611B-Nguyễn Thái Học-TP. Quy Nhơn, số điện thoại: 056.3646166, FAX: 056.3846755, di động: 0905168199, Email:

Thời gian: tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

                                 

Antibiotic resistance là gì
 

Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn  

Antibiotic resistance là gì
 

Hệ thống máy phân tích sinh hóa máu 

Antibiotic resistance là gì
 

Hệ thống chẩn đoán dị nguyên Immulite XP 

Antibiotic resistance là gì
 

Hệ thống Xquang kỹ thuật số DXR 

Antibiotic resistance là gì
 

 Hệ thống siêu âm kỹ thuật số

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH CỦA PHÒNG

+ GIAI ĐOẠN 2005-2011

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2007 theo quyết định số 1885/QĐ-BYT ngày 28/05/2008

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2008 theo quyết định số 610/QĐ-BYT ngày 20/02/2009

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2009 theo quyết định số 2159/QĐ-BYT ngày 21/06/2010

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2010 theo quyết định số 2724/QĐ-BYT ngày 29/07/2011

+ GIAI ĐOẠN 2012-2017

           - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2011 (Quyết định số 561/QĐ-BYT ngày 23/02/2012)

            - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2012 (Quyết định số 781/QĐ-BYT ngày 05/03/2013)

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2013 (Quyết định số 953/QĐ-BYT ngày 20/03/2014)

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2015 (Quyết định số 2414/QĐ-BYT ngày 08/6/2016)

- Bộ Y tế công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc các năm từ năm 2013 đến 2017.


Page 3

Antibiotic resistance là gì

Thông tin ấn phẩm nghiên cứu khoa học đăng tải Tạp chí Y học thực hành

Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Viện (08/03/1977 – 08/03/2012), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương độc lập hạng II; Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trân trọng kính mời các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng khu vực miền Trung-Tây Nguyên, các viện nghiên cứu và các trường đại học y dược đã có công trình nghiên cứu khoa học từ năm 2006 đến năm 2010, tổng hợp và biên soạn lại và gởi bài Ban tổ chức theo địa chỉ: Phòng Quản lý Khoa học-công nghệ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn số 611B-Nguyễn Thái Học-Tp. Quy Nhơn-tỉnh Bình Định.

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn rất mong nhận được các bài báo cáo của các nhà khoa học, của các đơn vị trong toàn quốc. Ban tổ chức sẽ lựa chọn cho đăng tải trên tạp chí Y học thực hành.

Để tổng hợp, sắp xếp và kịp thời in ấn tài liệu, kính mong các nhà khoa học, các đơn vị gửi bài viết tới Viện qua địa chỉ email: hoặc và trước ngày 30/10/2011. (Bài gửi bằng file và bản in trên khổ giấy A4 không quá 7 trang). (Quy định về nội dung và trình bày bài báo cáo nghiên cứu khoa học (download tại đây)

Các chi tiết khác xin liên hệ: CN. Nguyễn Thị Minh Hiền- Phòng Quản lý Khoa học-công nghệ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Điện thoại: 056.3847116 (208) và DD: 0914139929 hoặc TS. Hồ Văn Hoàng – Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Điện thoại: 056.3746040 và DD: 0914004629.

Tệp đính kèm:


Thong_bao_goi_bai_Tap_chi_YHTH_2011.pdf

Page 4

Nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với chương trình sốt rét, từ ngày 24-26/3/2021 tại Khách sạn Hải Âu - Thành phố Quy Nhơn, Viện Sốt rét -Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp với Tổ chức hành động vì sức khỏe và đói nghèo (HPA-Health Poverty Action) tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ y tế hoạt động trong lĩnh vực sốt rét của 12 tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên về nâng cao năng lực cán bộ y tế cấp tỉnh về Quản lý các dịch vụ sốt rét thiết yếu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.


Page 5

Kháng thuốc đang là một trở ngại và rào cản chính trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét trong thời gian tới tại Việt Nam. Theo báo cáo của Dự án phòng chống sốt rét quốc gia, ký sinh trùng kháng thuốc đang lây lan nhanh chóng và có chiều hướng gia tăng và hiện đã xuất hiện tại 5 tỉnh là Bình Phước, Gia Lai, Đak nông, Khánh Hòa, Quảng Nam.


Page 6

Theo các nhà phân tích tại Transparency Market Research (TMR), thị trường triclabendazole toàn cầu được ước tính sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR (Compounded Annual Growth rate) là 4,1% trong giai đoạn dự báo, từ năm 2021 đến năm 2031.


Page 7

Thông báo đăng bài trên Tạp chí y học thực hành nhân Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện (12/12/2011)

Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Viện (08/03/1977 – 08/03/2012), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương độc lập hạng II; Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trân trọng kính mời các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng khu vực miền Trung-Tây Nguyên,


Page 8

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Page 9

Ban chấp hành Đảng bộ Viện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 09 đồng chí như sau:.Đ/c Hồ Văn Hoàng, Bí thư Đảng ủy - Viện trưởng;.Đ/c Võ Trí Dũng, Phó bí thư Đảng bộ;.Đ/c Đào Ngọc Trung, Ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng;Đ/c Huỳnh Hồng Quang, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Nguyễn Xuân Thiện, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Hồ Đắc Thoàn, Ủy viên Ban chấp hành;.Đ/c Bùi Văn Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành; Đ/c Phạm Thị Trà, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Đào Trịnh Khánh Ly, Ủy viên Ban chấp hành


Page 10

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là Viện khu vực, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế, được thành lập theo Quyết định 259/BYT/QĐ, ngày 8/3/1977 của Bộ trưởng Bộ Y tế và được khẳng định lại tại Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


Page 11

TTND.BSCKII.Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 1977-1994
PGS.TS.TTND Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 2003-2012
PGS.TS. TTND Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 2012 đến tháng 7/2019
PGS.TS. TTND Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn từ tháng 8/2019 đến nay


Page 12

Tham mưu giúp Viện trưởng về công tác tổ chức, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ; Triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng.Tham mưu giúp Viện trưởng thực hiện quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và lễ tân, khánh tiết.


Page 13

-Huân chương Độc lập hạng Ba 2004 (Quyết định số 563/QĐ-CTN ngày 26/08/2004)
          -Danh hiệu Anh hùng Lao động 2007 (Quyết định số 88/2007/QĐ-CTN ngày 18/01/2007)
        -Huân chương Độc lập hạng Nhì 2011 (Quyết định số 689 /QĐ-CTN ngày 11/05/2011)
       - Huân chương Lao động hạng I lần 2 (Quyết định số 51/QĐ-CTN ngày 26/08/2017)


Page 14

Các ca nhiễm đơn dòng chiếm tỷ lệ cao với 75% P.falciparum, 14% Plasmodium vivax và 9% nhiễm phối hợp P.falciparum/P.vivax, cùng với ít hơn 1% Plasmodium malariae cũng được xác định. Đối với msp1, họ alen MAD20 chiếm phổ biến nhất (99%), sau đó là K1 (46%), và không có mẫu nào dương tính với RO33 (0%). Đối với msp2, họ alen 3D7 chiếm ưu thế (97%), tiếp sau đó là FC27 (10%). Giá trị nhiễm đa alen (multiplicity of infection) của msp1 và msp2 lần lượt là 2,6 và 1,1, và giá trị nhiễm đa alen trung bình chung là 3,7, với tổng số các alen phạm vi từ 1 đến 7.


Page 15

Các nhà nghiên cứu đã xác định hai chỉ dấu sinh học có thể giúp chẩn đoán bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ. Rung nhĩ (Atrial fibrillation -AF) là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 1,6 triệu người ở Anh, nhưng nó thường chỉ được phát hiện sau khi ai đó bị đột quỵ. Quỹ Tim mạch Anh cho biết nghiên cứu này có thể mở đường cho việc phát hiện tốt hơn những người bị AF và điều trị đúng đích.


Page 16

Nguyen Thi L, 31 tuổi, Nghệ An, 091320…:Kính thưa bác sỹ, cháu năm nay 31 tuổi, bị bệnh viêm da tiết bã (được chẩn đoán ở chuyên khoa da liễu) thường xuyên gây ngứa, bong tró vảy da nhiều. Da mặt thỉnh thoảng có nhiều đốm đỏ dọc theo hai bên cánh mũi, trán giữa hai lông mày và gò má. Rất khó chịu và thường xuyên bị e ngại giao tiếp vì chứng bệnh này. Xin bác sỹ cho cháu cáchnào chữa trị viêm da tiết bã nhờn hiệu quả. Cháu cảm ơn rất nhiều ah!


Page 17

Trần Thị Hồng G., 47 tuổi, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, honggiang125@...: Thưa bác sỹ của Viện sốt rét, em bị hội chứng ruột kích thích đã rất lâu năm và không có dùng các chất kích thích bao giờ. Em đã điều trị hai năm nay nhưng chỉ thuyên giảm mà không hết hẳng, em rất khổ sở. Gần đây, em có nghe nói đến liệu pháp tâm lý giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích, em muốn áp dụng nhưng chưa rõ như thế nào. Kính mong bác sỹ cho thông tin. Chân thành cảm ơn!


Page 18

Khi sản phụ mang thai đến các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường thị trấn trở lên sinh đẻ. Để bảo đảm mẹ tròn con vuông, việc đánh giá nhanh tình hình và các yếu tố tiên lượng cho sự sinh nở rất quan trọng nhằm dự báo trước thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám, theo dõi và chăm sóc sản phụ một cách đầy đủ. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này.


Page 19

Theo thông tin từ WASHINGTON, tập thể dục và chế độ ăn uống là chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, như nhiều nghiên cứu cho thấy, nhưng một chuyên gia về tim cũng khuyến nghị một cái gì đó khác hơn. "Một, hai, ba - xoay tròn."


Page 20

Theo thông tin từ WASHINGTON, tập thể dục và chế độ ăn uống là chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, như nhiều nghiên cứu cho thấy, nhưng một chuyên gia về tim cũng khuyến nghị một cái gì đó khác hơn. "Một, hai, ba - xoay tròn."


Page 21

Công nghệ nano (Nanotechnology) là một công nghệ mang tính khoa học, công nghệ kiến thiết và mang tính thiết kế chuyên sâu tiến hành trên quy mô nano (nanoscale) với cấp độ siêu khoảng 1-100 nanometers. Khoa học nano (Nanoscience) và công nghệ nano (Nanotechnology) là nghiên cứu và ứng dụng các vật rất nhỏ và có thể sử dụng xuyên suốt các ngành khoa học như hóa học, sinh học, vật lý, khoa học vật liệu và công nghệ.


Page 22

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Mặc khác,để triển khai sâu rộng tới tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế trên toàn quốc nhằm chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa của quốc gia, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế


Page 23

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Mặc khác,để triển khai sâu rộng tới tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế trên toàn quốc nhằm chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa của quốc gia, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế


Page 24

 Mục tiêu chung:Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh sốt rét tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020.


Page 25

Mặc dù đã có những bằng chứng cho thấy những phụ nữ có thai nằm trong nhóm nguy cơ cao của căn bệnh này nhưng nhiều người vẫn chưa tiêm vắc-xin.COVID-19 có thể tấn công nhanh và mạnh – đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Alison Cahill, một chuyên gia y học bà mẹ-thai nhi tại Trường Y tế Dell tại Austin, Texas, nhớ lại như in một bệnh nhân từ làn sóng dịch đầu tiên của đại dịch đã mang bầu 26 tuần và thức dậy vào một buổi sáng với một cơn ho.


Page 26

Trong năm 2017, ước tính có 3,1 tỷ USD đã được đầu tư vào các nỗ lực PC & LTSR do chính phủ các nước có lưu hành sốt rét (SRLH) và các đối tác quốc tế một số tiền cao hơn con số được báo cáo trong năm 2016. Gần ba phần tư (2,2 tỷ USD) đầu tư vào năm 2017 được dành cho khu vực châu Phi, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á (300 triệu USD), châu Mỹ (200 triệu USD) và Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương (mỗi khu vực 100 triệu USD).