Bài tập ngữ pháp chọn cầu đồng nghĩa topik 2

Tại đây, bạn có thể làm bài thi trắc nghiệm online, tính thời gian đếm ngược giống y như bạn đang thi thật. Hơn nữa, đây lại là các bộ đề thi chính thức và đề thi được đánh giá chính xác, hay và sát với đề thi thật nên các bạn chú tâm ôn luyện nhé ạ.

* Một số điều lưu ý để đạt điểm cao MÔN ĐỌC:

1. Nên làm bài từ Dễ đến Khó, từ câu 1 trở đi, phân chia thời gian làm bài hợp lý

Ví dụ: đề thi trong 70 phút gồm 50 câu thì mỗi câu chỉ khoảng 1 phút. Do đó, để làm tốt những câu dài và khó thì những câu đầu các bạn nên đẩy nhanh tiến độ làm bài, tránh để mất thời gian nhiều cho các câu dễ, giành thời gian cho các câu khó trình cấp 5-6

2. Ôn luyện từ vựng

Như các bạn biết thì khối lượng từ vựng trong các đề thi TOPIK là rất nhiều, vậy nên nếu mục tiêu cấp 5-6 thì bạn cần chuẩn bị khối lượng từ vựng khoảng 3000-4000 từ đó ạ.

* TIPs: Khi làm đề bạn không tránh khỏi việc gặp từ mới, chưa gặp bao giờ. Vậy hãy sử dụng phương pháp TƯ DUY âm Hán mà Thầy đã dạy để suy đoán nghĩa của từ nhé.

3. Ôn các đề thi từ các kỳ trước

Các đề đã được thi đều có nội dung, kết cấu, kiến thức, kiểu ra đề bài gần như giống nhau, vì vậy việc ôn luyện từ các đề thi cũ là điều rất hữu ích nhé.

4. Giải quyết triệt để những câu đơn giản

Dưới đây là 1 số lưu ý đối với các câu ở trình cấp 3-4, các bạn có thể tham khảo nhé:

Câu 1-4: dạng ngữ pháp, bạn chỉ cần nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong đề thi TOPIK là có thể chọn đáp án đúng 1 cách nhanh chóng nhé ( Đối với phần này thì chỉ nên dành 2 phút thôi nha)

Câu 5-8: Chọn chủ đề của đoạn văn – Đối với bài này cần đọc nhanh nội dung và tìm từ khóa xuất hiện trong bài để có thể tiết kiệm thời gian và xác định được trọng tâm của bài.

Câu 9-12: Chọn đáp án giống với nội dung – Đối với những câu này thì cần đọc hết cả bài đó và sử dụng phương án loại trừ là hữu ích nhất nhé.

Câu 13-15: Sắp xếp trật tự câu – Chú ý những câu có liên kết câu hay những câu đưa ra định nghĩa thì thường được sử dụng làm câu văn đầu tiên.

Câu 16-18: Điền từ vào chỗ trống – Đối với dạng câu này thì cả đề có khoảng 7 hoặc 8 câu tương tự như vậy. Bạn nên đọc nhanh toàn bộ nội dung bài viết, chú ý quan sát phía trước và phía sau chỗ cần điền rồi tìm mối liên kết giữa câu văn trước.

Câu 25-27: “ Tìm hiểu ý nghĩa câu văn” cũng được coi là khá khó đối với thí sinh trình cấp 3, 4. Đặc biệt trong 3 câu này thường sử dụng các từ vựng âm Hán, vậy nên nếu không biết sử dụng từ âm Hán thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đoán ý nghĩa của câu. (Các bạn có thể luyện tập thêm bằng cách đọc các bài báo tiếng Hàn hay luyện tập nhiều các đề cũ nha).

Các dạng câu cũng cũng sẽ lặp lại các dạng như các câu trên thôi nhưng số lượng từ vựng và độ khó sẽ tăng lên rất nhiều ạ.

* Dưới đây là các đường Link đề thi, các bạn ấn vào Link để làm bài nhé!

Link tuyển tập đề thi MÔN ĐỌC qua các năm:

Đề Đọc kỳ 35

Đề Đọc kỳ 36

Đề Đọc kỳ 37

Đề Đọc kỳ 41

Đề Đọc kỳ 47

Đề Đọc kỳ 52

Đề Đọc kỳ 60

Link tổng hợp các đề thi MÔN ĐỌC:

Đề Đọc số 1 Đề Đọc số 7

Đề Đọc số 2 Đề Đọc số 8

Đề Đọc số 3 Đề Đọc số 9

Đề Đọc số 4 Đề Đọc số 10

Đề Đọc số 5 Đề Đọc số 11

Đề Đọc số 6 Đề Đọc số 12

Hiện nay, Trung tâm vẫn đang cập nhật thêm nhiều các bộ đề thi TOPIK II nhé. Vậy nên, các bạn đừng quên theo dõi thường xuyên nha.

tiếng Hàn sơ cấp khá cơ bản và dễ hiểu nhưng cũng bao gồm rất nhiều chủ điểm kiến thức khác nhau. Trong bài viết hôm nay, PREP sẽ giúp bạn hệ thống chi tiết toàn bộ cấu trúc và cách dùng của 45+ công thức ngữ pháp TOPIK 2 kèm theo ví dụ minh họa cụ thể nhé!

Bài tập ngữ pháp chọn cầu đồng nghĩa topik 2
45+ công thức ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn thông dụng nhất!

I. Tổng hợp ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn

Ngữ pháp TOPIK 2 sơ cấp nằm trong phạm vi kiến thức cơ bản giao tiếp hàng ngày. Chúng mình hãy cùng PREP hệ thống toàn bộ ngữ pháp TOPIK 2 trong bảng dưới đây nhé!

Bài tập ngữ pháp chọn cầu đồng nghĩa topik 2
Ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn

Ngữ pháp TOPIK 2

Cách dùng

Ví dụ

V + 아/어/여 보다: Đã từng/Hãy thử

V + 아/어/여 봤다
  • Đuôi câu khẳng định.
  • Ngữ pháp TOPIK 2 này diễn tả trải nghiệm, kinh nghiệm của người nói về một việc gì đó, hoặc hỏi người khác về kinh nghiệm của họ.
    V + 아/어/여 보세요
  • Đuôi câu mệnh lệnh.
  • Ngữ pháp TOPIK 2 này diễn tả sự khuyên nhủ của người nói đối với người nghe.

지민은 베트남에 가 봤어요. (Jimin đã từng đi Việt Nam.)

지민은 머리가 너무 아프면 병원에 가 보세요. (Jimin đau đầu quá thì anh ấy thử đi bệnh viện đi.)

V + 는 + N ➡ Định ngữ

Ngữ pháp TOPIK 2 này là định ngữ trong tiếng Hàn.

Động từ đứng trước danh từ, đồng thời bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

가는 여자가 지민의 친구예요. (Cô gái đang đi đó là bạn của Jimin.)

물을 마시는 사람이 진짜 잘 생겼어요. (Người mà uống nước đó rất đẹp trai.)

A + 은/ㄴ + N ➡ Định ngữ

Ngữ pháp TOPIK 2 này cũng là định ngữ .

Tính từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Tính từ có phụ âm cuối + 은 N, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ N

학교에 예쁜 여자가 많아요. (Có nhiều cô gái xinh đẹp trong trường.)

V + 을/ㄹ 수 있다: Có thể

Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ.

Diễn tả khả năng của người nào đó

Được dịch là “Có thể”.

Động từ có phụ âm cuối + 을 수 있다, động từ không có phụ âm cuối + ㄹ 수 있다.

지민 씨는 프랑스말를 할 수 있어요. (Bạn Jimin có thể nói tiếng Pháp.)

V+ 을/ㄹ 수 없다: Không thể

Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ

Diễn tả khả năng của người nào đó

Động từ có phụ âm cuối + 을 수 없다, động từ không có phụ âm cuối + ㄹ 수 없다

지민은 수영할 수 없어요. (Jimin không thể bơi.

V + (으)려고 + V: Để

Ngữ pháp TOPIK 2 này nối (으)려고 đứng giữa 2 mệnh đề.

Diễn tả mục đích của hành động, mục đích đứng trước (으)려고, hành động đứng sau (으)려고

Động từ có phụ âm cuối + 으려고, động từ không có phụ âm cuối + 려고

지민은친구에게선물하려고 케이크를 만들어요. (Jimin làm bánh để tặng bạn tôi.)

V + 을/ㄹ 게요: Sẽ, liền

Đuôi câu khẳng định kính ngữ.

Diễn tả một hành động trong tương lai gần, hoặc lời hứa hẹn của người nói.

Chỉ đi với ngôi thứ nhất (내가, 제가).

지민은 지금 잘게요. (Bây giờ Jimin ngủ đây.)

지민이 맛있는 걸 사줄게요. (Để Jimin mua đồ ăn ngon cho.)

V + (으)면서: Vừa … Vừa

Ngữ pháp TOPIK 2 đứng giữa hai mệnh đề.

Diễn tả hai hành động diễn ra song song cùng thời điểm.

지민은 숙제를 하면서 음악을 들어요. (Jimin vừa làm bài tập vừa nghe nhạc.)

N + (이)라고 하다: Được gọi là, được cho là, nói là

Đuôi câu khẳng định.

Ngữ pháp gián tiếp tường thuật lại lời nói của người khác.

그녀는 김지민이라고 합니다. (Cô ấy (được gọi) là Kim Jimin.)

V/A + 거나: Hoặc, hay

Ngữ pháp TOPIK 2 này là liên từ nối giữa hai động từ.

Diễn tả sự lựa chọn giữa hai hành động.

내일 우리가 공원에 가거나 영화를 볼까요? (Mai chúng ta đi công viên giải trí hay đi xem phim ha?)

N + (이)나 Hoặc, hay

Liên từ nối giữa hai danh từ.

Diễn tả sự lựa chọn giữa hai chủ thể.

빵이나 밥을 먹어요? (Ăn bánh mì hay ăn cơm nhỉ?)

V + 을/ㄹ 줄 알다: Biết làm việc gì đó

Đuôi câu kết thúc câu diễn tả việc chủ thể biết làm một việc gì đó.

지민은 수영할 줄 알았어요. (Jimin đã biết bơi rồi.)

V + 기로 하다: Quyết định là …

Đuôi câu kết thúc diễn tả quyết định của người nói về một việc nào đó.

일본에 유학가기로 했어요. (Tôi đã quyết định là sẽ đi du học Nhật Bản.)

N + 동안: Trong, trong vòng

Ngữ pháp TOPIK 2 동안 đứng sau danh từ diễn tả khoảng thời gian nào đó.

남은 5개월동안 한국어를 공부해요. (Nam học tiếng Hàn trong vòng 5 tháng.)

V + 는데: Nhưng, mà, vì…

Từ nối 는데 đứng sau động từ để nối hai mệnh đề với nhau.

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

일본어를 공부하는데 어려워요. (Tôi học tiếng Nhật mà nó khó.)

A + 은/ㄴ데 = V + 는데

Từ nối 은/ㄴ데 đứng sau tính từ để nối hai mệnh đề với nhau

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

Tính từ có phụ âm cuối + 은데, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ데

날씨가 추운데 코트를 입으세요. (Trời lạnh đấy mặc áo khoác vào.)

N + 인데 = V + 는데

Từ nối 인데 đứng sau danh từ từ để nối hai mệnh đề với nhau

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

저는 한국 사람인데 베트남어를 공부해요. (Tôi là người Hàn và tôi học tiếng Việt Nam.)

N + 보다: So với

Ngữ pháp TOPIK 2 보다 đứng sau danh từ bị so sánh.

Diễn tả việc chủ thể bị so sánh với.

언니는 동생보다 더 예뻐요. (Chị gái xinh hơn em.)

A/V + 았/었/였으면 좋겠다: Nếu … thì tốt quá

Đuôi câu khẳng định diễn tả mong muốn, nguyện vọng giả định của người nói.

Tương tự như cấu trúc “If” loại 2 trong tiếng Anh

지민은 돈이 많았으면 좋겠어요. (Nếu Jimin có nhiều tiền thì tốt quá = Jimin ước gì có nhiều tiền.)

A/V + (으)니까: Vì…nên…

Ngữ pháp TOPIK 2 này liên kết nguyên nhân và kết quả, mệnh đề trước là nguyên nhân, mệnh đề sau là kết quả

Mệnh đề sau không dùng dưới dạng rủ rê, mệnh lệnh, nhờ vả, rủ rê

지민은 지금 할 일이 없으니까 심심해요. (Bây giờ Jimin không có gì làm nên thấy chán.)

저 식당은 문 닫았으니까 지민은 다른 식당에 갔어요. (Nhà hàng đó đóng cửa nên Jimin đã đi nhà hàng khác.)

V + 고나서: Rồi

Đây là ngữ pháp TOPIK 2 liên kết giữa 2 hành động liên tiếp

Phía trước 고나서 là hành động diễn ra trước, sau 고나서 là hành động diễn ra sau

지민은 생각해 보고 나서 연락해 줄게요. (Jimin sẽ suy nghĩ kĩ rồi liên lạc lại cho.)

N + (이)라서: Vì là….nên

Ngữ pháp TOPIK 2 diễn tả nguyên nhân, đứng sau danh từ.

Đây là cách viết tắt của (이)라고 해서

퇴근 시간이라서 길이 복잡해요. (Vì là giờ tan tầm cho nên đường phố phức tạp.)

V + (으)면 (안) 되다: Nếu … là (không) được

Đuôi câu khẳng định diễn tả điều kiện xảy ra.

지민은 여기에서 오른쪽으로 가면 돼요. (Từ đây Jimin cứ rẽ phải là được.)

지민은 매일 늦게 자면 안 돼요. (Nếu ngày nào Jimin cũng ngủ trễ là không được.)

V + 는지 알다/모르다: Biết là…/Không biết là ….

Đuôi câu khẳng định, diễn tả việc người nói biết hay không biết về một sự việc nào đó.

Mệnh đề đứng trước 는지 알다/모르다 thường có từ để hỏi: 누구 (Ai), 어디 (Ở đâu), (어떻게)…

지민 씨는 지금 잘 사는지 모르겠어요. (Tôi ko biết là Jimin có sống tốt không nữa.)

V + (으)려면: Nếu muốn… thì

Ngữ pháp TOPIK 2 này liên kết giữa 2 mệnh đề

Mệnh đề trước thể hiện mong muốn, mệnh đề sau là hành động.

미국에 유학가려면 열심히 공부해야 돼요. (Nếu muốn đi du học Mỹ thì phải học hành chăm chỉ.)

V+ 다가: Đang… thì…

Liên kết hai mệnh đề, diễn tả mệnh đề phía trước đang diễn ra thì có mệnh đề sau chen ngang.

어제 지민은 티피를 보다가 엄마가 왔어요. (Hôm qua Jimin đang xem TV thì mẹ về nhà.)

N + 때문에 = V/A +기때문에: Bởi vì

Ngữ pháp TOPIK 2 liên kết giữa hai mệnh đề.

Mệnh đề phía trước là nguyên nhân và mệnh đều sau là kết quả, trong đó mệnh đề sau không được dùng để rủ rê, mệnh lệnh.

지민은 비때문에 학교에 못 갔어요 = 지민은 비가 오기 때문에 학교에 못 갔어요. (Vì mưa nên Jimin không đi học được.)

V + 아/어/여버리다: … mất rồi

Diễn tả việc gì đã hoàn toàn kết thúc. Thể hiện người nói cảm thấy trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Hoặc cảm giác buồn vì đã lỡ làm điều gì đó.

지민은 잊어 버렸어요(Jimin lỡ quên mất rồi.)

V + 을/ㄹ 때: Khi…

Ngữ pháp TOPIK 2 을/ㄹ때 đứng sau động từ

Diễn tả về một khoảng thời gian khi việc gì đó xảy ra.

지민 씨는 공부할때 질문이 있으면 물어 보세요. (Jimin khi học có câu hỏi gì thì cứ hỏi nhé.)

N + 는데요 = A+ 은/ㄴ데요 & N + 인데요 ➡ Kết thúc câu, nhấn mạnh

데요 là đuôi câu kết thúc nhấn mạnh.

Diễn tả sự mong chờ của người nói, mong người nghe sẽ hồi đáp

여보세요. 지민은 민수인데요. (Alo. Tôi là Jimin đây.)

지민의 집이 너무 예쁜데요. (Nhà của Jimin đẹp quá đi.)

V+ 는 중이다: Đang…

Đuôi câu khẳng định. Dùng để diễn tả việc gì đó đang diễn ra ở ngay thời điểm hiện tại

지민은 지금 운전하는 중입니다. (Jimin đang (trong lúc) lái xe.)

N + 밖에: Ngoài… thì không… / Chỉ…

밖에 đứng sau danh từ, sau 밖에 là phủ định (안: Không, 없다: Không có…)

Diễn tả việc ngoài điều được đưa ra thì ko có phương án nào khác.

지민은 맥주 한병 밖에 못 먹어요. (Jimin không thể uống nhiều hơn 1 chai bia = Jimin chỉ uống được 1 chai bia.)

V+ 게 되다: Được

Đuôi câu khẳng định trong ngữ pháp tiếng Hàn TOPIK 2. Diễn tả việc người nào đó “được” làm 1 việc gì theo nghĩa tích cực.

지민은 아이돌을 만나게 됐어요. (Jimin được gặp thần tượng của mình.)

N에(에게/한테) + S 이/가 어울리다: Hợp với

Ngữ pháp diễn tả 1 điều gì đó hợp với ai đó

지민에 이 옷이 잘 어울려요. (Cái áo này hợp với Jimin lắm.)

Bài tập ngữ pháp chọn cầu đồng nghĩa topik 2
Ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn

II. Bài tập ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn

Bài tập ngữ pháp chọn cầu đồng nghĩa topik 2
Ngữ pháp TOPIK 2 tiếng Hàn

Để giúp các bạn ôn tập hiệu quả ngữ pháp tiếng Hàn TOPIK 2, PREP đã sưu tầm bài tập luyện đề ngữ pháp TOPIK 2 bản đẹp PDF miễn phí. Hãy tải về để làm ngay nhé!

BÀI TẬP NGỮ PHÁP TOPIK 2 (PDF)

Bài viết trên đây, PREP đã tổng hợp ngữ pháp thi TOPIK 2 một cách đầy đủ và chi tiết nhất cho bạn, đồng thời chia sẻ bài tập ngữ pháp