Bài tập toán lớp 6 trang 87

=> Tham khảo Giải toán lớp 6 mới nhất tại đây: giải toán lớp 6
 

Hướng dẫn giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 (Ngắn gọn) 

1. Giải toán 6 tập 1 trang 87, 88 bài 61

2. Giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 bài 62, 63

3. Giải toán lớp 6 tập 1 quy tắc chuyển vế trang 87, 88 bài 64, 65

4. Giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 bài quy tắc chuyển vế

5. Giải toán 6 tập 1 trang 87, 88 bài 67, 68

Bài tập toán lớp 6 trang 87

6. Giải toán 6 tập 1 trang 87 bài 69

7. Giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 bài 70

Bài tập toán lớp 6 trang 87

8. Giải toán lớp 6 tập 1 trang 88 bài 71

9. Giải toán 6 tập 1 trang 87, 88 bài 72

-------------- HẾT ----------------

Nội dung tài liệu giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 chủ đề hướng dẫn giải bài Quy tắc chuyển vế bao gồm đầy đủ những nội dung thông tin từ lý thuyết đến bài tập, giúp các em ôn tập lý thuyết và ứng dụng cho quá trình học tập và làm toán của mình dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tiếp theo, các em Học sinh có thể xem lại phần giải toán lớp 6 tập 1 trang 85 đã được giải trước đó hoặc xem trước phần Giải toán lớp 6 tập 1 trang 89 để học tốt môn Toán lớp 6 hơn.

Hướng dẫn giải toán lớp 6 tập 1 trang 87, 88 chủ đề quy tắc chuyển vế bao gồm lời giải và đáp số bài 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 trang 87, bài 70, 71, 72 trang 88. Thông qua giải ngắn gọn, dễ hiểu, tham khảo nội dung bài viết, các em có thể ôn tập tổng kiến thức bài học và thực hành giải, so sánh đáp án của bài một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Giải toán lớp 6 tập 1 trang 6 tập hợp, phần tử của tập hợp Giải toán lớp 6 tập 2 trang 5, 6, bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK Giải toán lớp 6 tập 1 trang 73, 74 thứ tự trong tập hợp các số nguyên Giải toán lớp 6 tập 1 trang 70, 71 tập hợp các số nguyên âm Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra lớp 6 môn Toán, Tiếng Anh, Văn, Violympic Giải toán lớp 11 Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 119, 120 SGK Hình Học- Khoảng cách

Quy tắc chuyển vế : Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 61, 62, 63, 64, 65 trang 87 SGK Toán 6 tập 1.

1. Tính chất của đẳng thức: với mọi số nguyên a, b, c ta có:

Nếu a = b thì a + c = b + c.

Nếu a + c = b + c thì a = b.

Nếu a = b thì b = a.

2. Quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.

Nhận xét: Nếu x = a – b thì theo quy tắc chuyển vế ta có x + b = a.

Ngược lại, nếu x + b = a thì theo quy tắc chuyển vế ta có x = a – b.

Những điều nỏi trên chứng tỏ rằng nếu x là hiệu của a và b thì a là tổng của x và b. Nói cách khác, phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.

Hướng dẫn giải bài tập Sách giáo khoa bài Quy tắc chuyển vế trang 87 – Toán 6 tập 1.

Bài 61. Tìm số nguyên x, biết:

a) 7 – x = 8 – (-7);                       b) x – 8 = (-3) – 8.

a) 7 – x = 8 – (-7) 7 – x = 8 + 7 – x = 8 x = -8

Vậy x = -8

b) x – 8 = (-3) – 8 x + (-8) = (-3) + (-8) x = -3

Vậy x = -3

Bài 62 trang 87. Tìm số nguyên a, biết:

a) |a| = 2;                        b)|a +2 | = 0.

Giải. a) a = ± 2;

b) a + 2 = 0. Do đó a = -2.

Bài 63. Tìm số nguyên x, biết rằng tổng của ba số: 3, -2 và x bằng 5.

Viết đẳng thức 3 + (-2) + x = 5 rồi áp dụng quy tắc chuyển vế.

ĐS: x = 4.

Bài 64 . Cho a ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a) a + x = 5;                          b) a – x = 2.

Giải: a) a + x = 5. Chuyển vế a ta được: x = 5 – a.

b) a – x = 2. Chuyển vế x và 2 ta được a – 2 = x. Vậy x = a – 2.

Bài 65 trang 87 Toán 6 tập 1. Cho a, b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:

a) a + x = b;                               b) a – x = b.

ĐA:  a) a + x = b
x = b – a

b) a – x = b -x = b – a

x = a – b

Hướng dẫn giải Bài §6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên sgk Toán 6 tập 1 bộ Cánh Diều. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 87 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.

LÍ THUYẾT

Cho \(a,b \in Z\) và \(b \ne 0.\) Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a = bq\) thì ta có phép chia hết

\(a:b = q\) (trong đó \(a\) là số bị chia, \(b.\) là số chia và \(q\) là thương). Khi đó ta nói \(a\) chia hết cho \(b.\) Kí hiệu \(a \vdots b\)

1. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu

Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

– Bước 1: Bỏ dấu”-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

– Bước 2: Tính thương của 2 số nguyên dương nhận được ở bước 1.

– Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả ở bước 2.

Ta được thương cần tìm.

Ví dụ:

\(54 \vdots \left( { – 9} \right)\) vì \(54 = \left( { – 6} \right).\left( { – 9} \right)\). Ta có \(\left( {54} \right):\left( { – 6} \right) = \left( { – 9} \right)\)

2. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu:

Ta đã biết chia 2 số nguyên dương như Tiểu học

Để chia hai số nguyên âm khác dấu, ta làm như sau:

– Bước 1: Bỏ dấu”-” trước 2 số nguyên âm

– Bước 2: Tính thương của 2 số nguyên dương nhận được ở bước 1

Ta được thương cần tìm.

Ví dụ:

\(\left( { – 63} \right) \vdots \left( { – 3} \right)\) vì \( – 63 = \left( { – 3} \right).21\). Ta có: \(\left( { – 63} \right):\left( { – 3} \right) = 21\)

3. Quan hệ chia hết

– Khi \(a \vdots b\left( {a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0} \right)\), ta còn gọi \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \((a.\)

– Để tìm các ước của một số nguyên \(a\) bất kì ta lấy các ước nguyên dương của a cùng với số đối của chúng.

– Ước của \( – a\) là ước của \(a\).

Chú ý:

+ Số \(0\) là bội của mọi số nguyên khác \(0.\)

+ Số \(0\) không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

+ Các số \(1\) và \( – 1\) là ước của mọi số nguyên.

+ Nếu \(a\) là một bội của \(b\) thì \( – a\) cũng là một bội của \(b\).

+ Nếu \(b\) là một ước của \(a\) thì \( – b\) cũng là một ước của \(a\).

Dưới đây là phần trả lời các câu hỏi, hoạt động, luyện tập vận dụng có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi khởi động trang 84 Toán 6 tập 1 CD

Làm thế nào để tìm được thương trong phép chia hết một số nguyên cho một số nguyên?

Trả lời:

Để tìm được thương trong phép chia hết một số nguyên cho một số nguyên, ta thực hiện phép chia hai số nguyên và ta sẽ được học trong bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 1 trang 84 Toán 6 tập 1 CD

a) Tìm số thích hợp cho ⍰: Do (– 3) . (– 4) = 12 nên 12 : (– 3) = ⍰

Mẫu: Do 4 . (– 3) = – 12 nên (– 12) : 4 = – 3.

b) So sánh 12 : (– 3) và – (12 : 3).

Trả lời:

a) Do (– 3) . (– 4) = 12 nên 12 : (– 3) = – 4.

Vậy số thích hợp cần điền vào (?) là – 4.

b) Theo câu a) ta có: 12 : (– 3) = – 4

Ta có: – (12 : 3) = – 4

Vậy 12 : (– 3) = – (12 : 3).

Luyện tập vận dụng 1 trang 84 Toán 6 tập 1 CD

Tính:

a) 36 : (– 9);

b) (– 48) : 6.

Trả lời:

Ta có:

a) 36 : (– 9) = – (36 : 9) = – 4.

b) (– 48) : 6 = – (48 : 6) = – 8.

Hoạt động 2 trang 85 Toán 6 tập 1 CD

a) Tìm số thích hợp cho ⍰: Do (– 5) . 4 = – 20 nên (– 20) : (– 5) = ⍰

Mẫu: Do (– 4) . 3 = – 12 nên (– 12) : (– 4) = 3.

b) So sánh (– 20) : (– 5) và 20 : 5.

Trả lời:

a) Do (– 5) . 4 = – 20 nên (– 20) : (– 5) = 4

Vậy số thích hợp cần điền vào dấu (?) là 4.

b) Theo câu a ta có: (– 20) : (– 5) = 4

Lại có: 20 : 5 = 4

Vậy (– 20) : (– 5) = 20 : 5.

Luyện tập vận dụng 2 trang 85 Toán 6 tập 1 CD

Tính:

a) (– 12) : (– 6);

b) (– 64) : (– 8).

Trả lời:

Ta có:

a) (– 12) : (– 6) = 12 : 6 = 2.

b) (– 64) : (– 8) = 64 : 8 = 8.

Hoạt động 3 trang 86 Toán 6 tập 1 CD

a) Tìm số thích hợp ở ⍰ trong bảng sau:

n 1 2 3 4 6 9 12 18 36
(– 36) : n – 36 – 18 ? ? ? ? ? ? ?

b) Số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên nào?

Trả lời:

a) Ta có:

(– 36) : 3 = – (36 : 3) = – 12

(– 36) : 4 = – (36 : 4) = – 9

(– 36) : 6 = – (36 : 6) = – 6

(– 36) : 9 = – (36 : 9) = – 4

(– 36) : 12 = – (36 : 12) = – 3

(– 36) : 18 = – (36 : 18) = – 2

(– 36) : 36 = – (36 : 36) = – 1

Khi đó, ta điền được các số vào bảng như sau:

n 1 2 3 4 6 9 12 18 36
(– 36) : n – 36 – 18 – 12 – 9 – 6 – 4 – 3 – 2 – 1

b) Theo câu a ta thấy số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên là 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36; – 1; – 2; – 3; – 4; – 6; – 9; – 12; – 18; – 36.

Luyện tập vận dụng 3 trang 86 Toán 6 tập 1 CD

Sử dụng các từ “chia hết cho”, “bội”, “ước” thích hợp ⍰:

a) – 16 ⍰ – 2;

b) – 18 là ⍰ của – 6;

c) 3 là ⍰ của – 27.

Trả lời:

a) Vì – 16 = (– 2) . 8

Nên số – 16 chia hết cho số – 2

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là “chia hết cho”.

b) Vì – 18 = (– 6) . 3

Nên – 18 là bội của – 6

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là “bội”.

c) Vì – 27 = 3 . (– 9)

Nên 3 là ước của – 27

Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là “ước”.

Luyện tập vận dụng 4 trang 86 Toán 6 tập 1 CD

a) Viết tất cả các số nguyên là ước của: – 15; – 12.

b) Viết năm số nguyên là bội của: – 3; – 7.

Trả lời:

a) Ta có: – 15 = (– 1) . 15 = 1 . (– 15)  = 3 . (– 5) = (– 3) . 5

Do đó các ước của – 15 là: – 1; 1; – 3; 3; –5; 5; –15; 15.

Ư(-15) = {15,- 15, 5, – 5, 3, – 3, 1, – 1}

Lại có: – 12 = (– 1) . 12 = 1 . (– 12) = 2 . (– 6) = (– 2) . 6 = 3 . (– 4) = (– 3) . 4

Do đó các ước của – 12 là: – 1; 1; – 2; 2; – 3; 3; – 4; 4; – 6; 6; – 12; 12.

Ư(- 12) = {12, – 12, 6, – 6, 4, – 4, 3, -3, 2, – 2, 1, -1}

b) Ta có: (– 3) . 1 = – 3; (– 3) . (– 1) = 3; (– 3) . 2 = – 6; (– 3) . (– 2) = 6; (– 3) . 3 = – 9

Do đó năm số nguyên là bội của – 3 là: – 3; 3; – 6; 6; – 9.

B(- 3) = {3, – 3, 6, – 6, 9,…}

Ta có: (– 7) . 0 = 0; (– 7) . 1 = – 7; (– 7) . (– 1) = 7; (– 7) . 2 = – 14; (– 7) . (– 2) = 14

Do đó năm số nguyên là bội của – 7 là: 0; – 7; 7; – 14; 14.

B(- 7) = {7, -7, 14, – 14, 21,…}

Sau đây là phần Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 87 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

GIẢI BÀI TẬP

Giải bài 1 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Tính:

a) (– 45) : 5;

b) 56 : (– 7);

c) 75 : 25;

d) (– 207) : (– 9).

Bài giải:

Ta có:

a) (– 45) : 5 = – (45 : 5) = – 9.

b) 56 : (– 7) = – (56 : 7) = – 8.

c) 75 : 25 = 3.

d) (– 207) : (– 9) = 207 : 9 = 23.

Giải bài 2 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

So sánh:

a) 36 : (– 6) và 0;

b) (– 15) : (– 3) và (– 63) : 7.

Bài giải:

a) Ta có: 36 : (– 6) = – (36 : 6) = – 6 < 0

Vậy 36 : (– 6) < 0.

b) Ta có: (– 15) : (– 3) = 15 : 3 = 5 > 0

(– 63) : 7 = – (63 : 7) = – 9 < 0

Do đó: 5 > – 9

Vậy (– 15) : (– 3) > (– 63) : 7.

Giải bài 3 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Tìm số nguyên x, biết:

a) (– 3) . x = 36;

b) (– 100) : (x + 5) = – 5.

Bài giải:

a) (– 3) . x = 36

⇔ x = 36 : (– 3)

⇔ x = – (36 : 3)

⇔ x = – 12.

Vậy x = – 12.

b) (– 100) : (x + 5) = – 5

⇔ x + 5 = (– 100) : (– 5)

⇔ x + 5 = 100 : 5

⇔ x + 5 = 20

⇔ x = 20 – 5

⇔ x = 15.

Vậy x = 15.

Giải bài 4 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Nhiệt độ lúc 8 giờ sáng trong 5 ngày liên tiếp là – 6°C, – 5°C, – 4°C, 2°C, 3°C. Tính nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày đó.

Bài giải:

Nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày đó là:

[(– 6) + (– 5) + (– 4) + 2 + 3] : 5 = (– 10) : 5 = – 2 (°C)

Vậy nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày liên tiếp đã cho là – 2°C.

Giải bài 5 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) – 36 chia hết cho – 9,

b) – 18 chia hết cho 5.

Bài giải:

a) Ta có: – 36 = (– 9) . 4 hay (– 36) : (– 9) = 4

Do đó: – 36 chia hết cho – 9.

Vậy phát biểu a) đúng.

b) Ta có: – 18 = 5 . (– 3) + (– 3)

Do đó – 18 không chia hết cho 5.

Vậy phát biểu b) là sai.

Giải bài 6 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Tìm số nguyên x, biết:

a) 4 chia hết cho x;

b) – 13 chia hết cho x + 2.

Bài giải:

a) Vì 4 chia hết cho x nên x là các ước của 4

Mà các ước của 4 là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4

Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4.

b) Vì – 13 chia hết cho x + 2 nên x + 2 là ước của – 13

Mà các ước của – 13 là: – 1; 1; 13; – 13

Nên ta có các trường hợp sau:

TH1: x + 2 = – 1  x = – 1 – 2 = – 3 ™

TH2: x + 2 = 1  x = 1 – 2 = – 1 ™

TH3: x + 2 = 13  x = 13 – 2 = 11 ™

TH4: x + 2 = – 13  x = – 13 – 2 = – 15 ™

Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là: – 3; – 1; 11; – 15.

Giải bài 7 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Một con ốc sên leo lên một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo lên được 3 m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2 m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là – 2 m.

a) Viết phép tính biểu thị quãng đường mà ốc sên leo được sau 2 ngày.

b) Sau 5 ngày thi ốc sên leo được bao nhiêu mét?

c) Sau bao nhiêu giờ thi ốc sên chạm đến ngọn cây? Biết rằng lúc 0 giờ ốc sên ở gốc cây và bắt đầu leo lên.

Bài giải:

a) Quãng đường mà ốc sên leo được trong một ngày (24 giờ) được biểu thị bằng phép tính là:

3 + (– 2)  (m)

Quãng đường mà ốc sên leo được trong 2 ngày được biểu thị bằng phép tính là:

[3 + (– 2)] . 2 (m)

b) Sau 5 ngày, ốc sên leo được số m là:

[3 + (– 2)] . 5 = 5 (m)

c) Vì cây cao 8 m nên số giờ để ốc sên leo được 8 m chính là số giờ ốc sên chạm đến ngọn cây.

Trong mỗi ngày, 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3 m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2 m.

Vậy sau 1 ngày (24 giờ) ốc sên sẽ leo được 1 m.

Đến hết ngày thứ 7 (7 . 24 = 168 giờ) ốc sên leo được: 1 . 7 = 7 (m)

Sang ngày thứ 8, 12 giờ đầu ốc sên leo được 3 m, mà ốc sên chỉ cần leo thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây). Thời gian để ốc sên leo được thêm 1 m nữa là: 12 : 3 = 4 (giờ)

Do đó trong 4 giờ đầu của ngày thứ 8, ốc sên leo được thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây).

Nên tổng số giờ: 168 + 4 = 172 giờ.

Vậy sau 172 giờ leo cây thì ốc sên chạm đến ngọn cây.

Giải bài 8 trang 87 Toán 6 tập 1 CD

Sử dụng máy tính cầm tay

Bài tập toán lớp 6 trang 87

Dùng máy tính cầm tay để tính:

(– 252) : 21;

253 : (– 11);

(– 645) : (– 15).

Bài giải:

Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:

(– 252) : 21 = – 12;

253 : (– 11) = – 23;

(– 645) : (– 15) = 43.

Bài trước:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 82 83 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 88 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 87 sgk Toán 6 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“