Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới

Tất nhiên, trước khi bật mí cho bạn biết học ngành việc làm du lịch ra làm gì, thì Hạ Linh muốn chắc rằng bạn đã thực sự nắm vững những thông tin quan trọng về ngành du lịch. Cùng tìm hiểu qua phần nội dung đầu tiên này nhé!

1.1. Định danh ngành du lịch trong hệ thống giáo dục ngày nay

Ngành du lịch là gì? Ngành du lịch tiếng Anh là Tourism. Về cơ bản hãy hiểu nó theo cách đơn giản sau: là một phần nhỏ thuộc hệ thống giáo dục ngày nay, du lịch được định danh là một chuyên ngành mang tính tổng hợp, trong đó chứa đựng những nhóm ngành nhỏ khác. Sứ mệnh của ngành du lịch chính là đào tạo, giáo dục, cung cấp những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trải nghiệm thực tế,... cho các học viên nhằm đáp ứng một lực lượng nhân sự kịp thời cho các văn phòng du lịch, công ty lữ hành, các tổ chức du lịch, nhà hàng, khách sạn,... khi họ có nhu cầu, và mục tiêu rộng hơn chính là đảm bảo sự phục vụ và chăm sóc tối đa nhất cho các nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi, giải trí của khách du lịch, không chỉ trong nước mà còn ở các khu vực, quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Bạn biết gì về ngành du lịch?

Có thể khẳng định, ngoài khối kinh tế, công nghệ thì với sự đầu tư, quy mô cũng như sứ mệnh to lớn của ngành du lịch, nó được xếp vào một trong những khối ngành đào tạo mang tính chủ lực của quốc gia. Vì vậy, không quá làm ngạc nhiên khi trên thực tế, ngành học này luôn chiếm được một sự ưu ái nhất định trong sự lựa chọn của các sĩ tử. Với tính đa dạng trong ngành, bạn hoàn toàn có thể tham gia ngành học này thông qua hình thức xét tuyển tổ hợp môn hay các khối thi như sau: 

+ Tổ hợp môn khối A (Toán, Lý Hóa).

+ Tổ hợp môn khối A1 (Toán, Lý, Anh).

+ Tổ hợp môn khối C (Văn, Sử, Địa).

+ Tổ hợp môn khối D1 (Toán, Anh, Văn).

+ Tổ hợp môn khối D3 (Toán, Văn, Pháp).

+ Tổ hợp môn khối D9 (Toán, Anh, Lịch sử).

+ Tổ hợp môn khối D10 (Toán, Địa, Anh);....

Ngành du lịch bản chất đã đa dạng, chính vì vậy những nhóm ngành bên trong đó luôn chứa đựng sự thú vị và sức hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, các ngành du lịch phụ bên trong có thể được điều chỉnh, thay đổi hay không đầy đủ còn dựa trên cơ sở điều kiện thực tế, kế hoạch và quy mô đào tạo tại một khu vực địa bàn nhất định nào đó trên phạm vi toàn quốc. Một số ngành nghề có cơ hội việc làm sau khi ra trường cao hơn những nhóm ngành khác, cụ thể:

+ Thứ nhất, nhóm ngành Quản trị khách sạn.

+ Thứ hai, nhóm ngành Quản trị du lịch và lữ hành.

+ Thứ ba, nhóm ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

+ Thứ tư, nhóm ngành Việt Nam học.

+ Thứ năm, nhóm ngành Quản trị kinh doanh du lịch.

+ Thứ sáu, nhóm ngành Quản trị chế biến món ăn/ Khoa học chế biến món ăn/ Kỹ thuật chế biến món ăn. 

Một số chuyên ngành khác cũng hấp dẫn và thu hút sinh viên không kém như: ngành Kinh tế du lịch; ngành Quản lý lữ hành; ngành Hướng dẫn du lịch; ngành Tổ chức và quản lý sự kiện; ngành Truyền thống và Marketing du lịch dịch vụ; ngành Quản trị quan hệ công chúng; ngành Thương mại điện tử du lịch và dịch vụ; ngành Văn hóa du lịch;...

1.3. Cập nhật nhanh diễn biến phát triển ngành du lịch tại Việt Nam 2019

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Sự phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam

Sự thật hiển nhiên mà ai cũng thấy, đó chính là sự lớn mạnh của ngành du lịch tại Việt Nam. Nếu nói rằng đất nước của chúng ta sinh ra để mặc định làm du lịch quả thực cũng không quá lời. Chứng kiến dòng du khách nội địa và cả quốc tế ngày càng đông đảo, những hạ tầng bất động sản phục vụ và đầu tư cho ngành du lịch mọc lên ngày càng nhiều, hàng trăm địa điểm, cảnh quan hấp dẫn không chỉ được nhiều người biết đến mà còn được các tổ chức du lịch trên thế giới công nhận. Hiện thực này phần lớn chúng ta đều nhận định được rằng, du lịch Việt Nam vẫn là một yếu tố “sáng” có thể bùng nổ rực rỡ hơn nữa trong tương lai. 

Có thể bạn chưa biết, chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2019, lượng du khách quốc tế đã ghé thăm Việt Nam lên đến gần 8,5 triệu lượt. Nhìn chung chỉ số này tăng lên gần 8% so với thời điểm này của năm 2018. Về doanh thu, ngành du lịch đã mang về một số lượng lớn ngân sách khổng lồ: hơn 338 nghìn tỷ, tăng gần 8,5%. Đó là các chỉ số mới nhất đã được cập nhật và xác thực bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam. Bên cạnh các chỉ số về số lượng và chất lượng, trong năm 2019, ngành du lịch nước ta còn đăng cai tổ chức ATF (Diễn đàn Du lịch Asean), đưa hình ảnh của đất nước Việt Nam xinh đẹp, mến khách cho hàng tỷ người trên toàn cầu chiêm ngưỡng.

Ngành du lịch không những luôn làm tốt vai trò quảng bá hình ảnh, xây dựng “thương hiệu Việt Nam” trên khắp năm châu bốn bể. Mà còn làm tốt sứ mệnh tạo ra hàng trăm, hàng nghìn việc làm cho người lao động. Có thể nói, thông qua sự nhìn nhận từ các chỉ số thực tế, chúng ta càng ngưỡng mộ hơn quy mô của ngành du lịch, tiềm năng cùng triển vọng đỉnh cao của lĩnh vực này rồi, đúng không nào? Ngay sau đây, hãy cùng Hạ Linh đi tìm câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề học ngành du lịch ra làm gì?

2. Học du lịch ra làm gì? - Nghi vấn vẫn còn “bỏ ngỏ”

Có thể bạn chỉ trông thấy sự hào nhoáng từ bề nổi của những cá nhân đang hành nghề du lịch. Tuy nhiên, sự thật sau ánh hào quang ấy là một hệ thống những công việc cần chuyên môn, nghiệp vụ không hề dễ dàng, không hề nhàn hạ và sung sướng. Học du lịch ra làm gì? Nghi vấn sẽ được giải đáp ngay sau đây!!

2.1. Nhà quản lý du lịch - Vị trí “thời thượng” nhất!

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Nhà quản lý du lịch

Nếu bạn mới ra trường, bạn ra trường được một vài năm và hiện đang phục vụ ở vị trí công việc này. Hẳn năng lực của bạn rất đáng tuyên dương và ngưỡng mộ đấy. Nói như thế cũng chính để bạn hình dung được rằng, vị trí nhà quản lý du lịch là một trong những công việc yêu cầu rất cao về chuyên môn, sự am hiểu về ngành du lịch, và đặc biệt là năng lực quản lý, lãnh đạo. 

Bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà quản lý du lịch ở các công ty kinh doanh du lịch, công ty du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở đơn vị dịch vụ du lịch,... Bên cạnh nền tảng kiến thức đại cương về ngành và nghiệp vụ quản lý, nhà quản lý du lịch còn phải sở hữu chuyên môn, trình độ nhất định về từng lĩnh vực, khía cạnh cụ thể để làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Có thể đây là một vị trí hơi xa với so với bạn của hiện tại, tuy nhiên tìm hiểu về nó cũng là cách để bạn đặt một mục tiêu xa hơn trong tương lai. Và biết đâu đấy, bạn sẽ trở thành một nhà quản lý du lịch tài năng, được nhiều người biết đến!

2.2. Điều hành du lịch thì sao? 

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Điều hành viên du lịch

Sinh viên du lịch sau khi ra trường, còn có cơ hội để thử sức với vị trí điều hành viên du lịch hay còn gọi là điều hành tour. Đây là một công việc rất được ưa chuộng ngày nay, hơn nữa à, những nhu cầu về mặt nhân sự của công việc này đối với các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một điều hành viên - họ phải làm những gì? Công việc chính của họ là sắp xếp và phân công nhiệm vụ cho các hướng dẫn viên du lịch trong một dự án, hay chương trình du lịch nhất định nào đó. Tiếp nhận các thông tin, dữ liệu và hành trình du lịch để nhằm mục đích phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết và xử lý những rủi ro, phát sinh, tình huống hay yêu cầu từ du khách được hướng dẫn viên phản ánh lại.

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy ở đâu đó tại một công ty lữ hành, những chuyên viên thực hiện công tác phân công, điều khiển hệ thống các loại hình phương tiện để đưa đón du khách, phục vụ du khách, thì hình ảnh đó chính là hình ảnh của một điều hành viên du lịch. 

Xem ngay: Danh sách việc làm nhân viên điều hành tour

2.3. Hướng dẫn viên du lịch - Sự lựa chọn ưu tiên cho bạn

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch tiếng anh là Tour guide. Không còn lạ lẫm đối với mọi người, hướng dẫn viên du lịch ngày nay là sự ưu tiên hàng đầu về việc làm khi các sinh viên du lịch mới tốt nghiệp ra trường. Hướng dẫn viên phải là người có thẻ thông hành, được cấp bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam thì mới được công nhận là một hướng dẫn viên thực thụ. Công việc trọng tâm của họ là trực tiếp đón du khách, tổ chức và triển khai các hoạt động trong hành trình du lịch mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng. Hình ảnh của những hướng dẫn viên du lịch là một người vui vẻ, hoạt náo, lúc nào cũng cười với du khách, phục vụ cũng như tận tình chăm sóc du khách của mình trong suốt hành trình tham quan. 

Nhìn chung, công việc này là một vị trí yêu cầu nhiều nhất về cả trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất và văn hóa ứng xử,... Có thể thấy hướng dẫn viên du lịch là nghề tương đối khó khăn và vất vả, khi nhu cầu về dịch vụ chăm sóc du khách đang ngày được chú trọng đề cao, những thách thức đối với họ ở hiện tại và trong tương lai là không hề nhỏ. Nhưng, thực tế vẫn chứng minh, công việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân hành nghề, hơn cả là sự trải nghiệm và mức thu nhập khủng.

Tham khảo ngay: Việc làm hướng dẫn viên du lịch lương cao

2.4. Một nhân viên lễ tân chuyên nghiệp

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Nhân viên lễ tân

Reception - Lễ tân, chính là một công việc được chúng ta biết đến nhiều nhất. Bạn có thể bắt gặp họ đầu tiên khi bước chân vào một nhà hàng, một khách sạn, một khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao, hay một điểm tham quan hấp dẫn nào đó,... Học du lịch, sinh viên ra trường có thể ứng tuyển vào vị trí công việc tương đối phổ biến này. Một công việc nhìn thì có vẻ rất nhàn rỗi và đơn giản, nhưng phía sau là một nghiệp vụ đã được rèn dũa và trau dồi một thời gian dài. 

Công việc của một lễ tân là gì? Họ thực hiện tiếp đón khách, hỏi han nhu cầu và giới thiệu các dịch vụ của đơn vị mà mình đang cung cấp, check in, check out nơi ăn, nơi ở theo mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên lễ tân còn phải hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng khi họ yêu cầu bất cứ lúc nào. Bạn biết đấy, lễ tân như là người đại diện cho hình ảnh của các doanh nghiệp, họ cũng là người mà khách hàng bắt gặp đầu tiên, chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi yêu cầu của công việc này đòi hỏi rất cao về ngoại hình và ngoại ngữ. tùy theo đặc trưng, quy mô của doanh nghiệp bạn làm việc, mà thang đo mức độ của các yêu cầu này có thể tăng hay giảm. 

Xem ngay: Việc làm lễ tân khách sạn

2.5. Chuyên viên Marketing - Dẫn đầu mọi xu hướng

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Chuyên viên Marketing

Marketing du lịch hiểu đơn giản là tiếp thị du lịch. Trở thành một chuyên viên marketing, bạn sẽ có cơ hội trở thành cá nhân đi đầu mọi xu hướng. Mục đích chính là chủ động tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích các thị trường, nhằm tiếp cận được mạng lưới khách hàng, biết những mong muốn và điều gì làm họ hài lòng nhất. Thông qua các chiến lược và phương án marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để hoạch định những hướng đi phù hợp, vừa đảm bảo mặt doanh số, lại đáp ứng được dự thảo doanh thu. 

Bạn sẽ phải lập mọi kế hoạch mang tính khả thi cao để quảng bá hình ảnh các sản phẩm, dịch vụ du lịch, hơn hết là mang thương hiệu của doanh nghiệp mình len lỏi và ăn sâu vào nhận thức của khách hàng. Để thực hiện điều này thành công, bạn cần có kiến thức thông thạo về cả du lịch lẫn kinh doanh, óc phân tích và sự nhạy bén với những xu hướng của thị trường. Công việc này sẽ thuộc về riêng bạn nếu cá nhân bạn là một người trẻ sở hữu nhiều năng lượng cũng như sức sáng tạo không ngừng nghỉ. 

Tham khảo: Việc làm chuyên viên marketing mới nhất

2.6. Bồi bàn, Bar and Bếp

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Bồi bàn - Bar - Bếp

Đừng cho rằng những công việc thuộc bồi bàn, bếp núc là những công việc đơn điệu. Bạn đã bao giờ nhìn thấy những chuyên gia làm đồ uống hay những đầu bếp thực hiện sản phẩm của mình một cách vô cùng điêu luyện và điệu nghệ chưa? Những ly Cocktail, những loại rượu được kết hợp nhuần nhuyễn trong các sản phẩm thức uống,... tất cả đều không chỉ dừng lại ở một nghiệp vụ, mà còn là cả một bộ môn nghệ thuật thú vị và hấp dẫn. Còn gì tuyệt vời hơn khi một thức uống được đưa ra chỉ dành riêng cho bạn, chỉ mang những hương vị “tâm trạng” cùng tình cách và hình ảnh của bạn?

Các sự kiện lớn nhỏ, các bữa tiệc kỳ công và sang trọng,... đều một tay những chuyên viên đầu bếp làm nên. Chúng ta không chỉ thấy được sự hoành tráng từ các bàn tiệc đãi khách được bài trí và sắp xếp một cách công phu, mà hơn cả, chúng ta còn nhìn thấy hình ảnh văn hóa, nghệ thuật có chiều sâu từ những gì được thể hiện trên bàn tiệc đó. Bên cạnh chuyên viên đứng bếp, thì các chuyên viên buồng phòng cũng không thực sự là một công việc đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Đặc biệt, khi Việt Nam là đất nước du lịch chú trọng những nguồn khác từ quốc tế, thì việc phục vụ công tác buồng phòng sao cho đúng chuẩn nghiệp vụ trên thế giới, làm hài lòng khách hàng vô cùng được đầu tư. 

Và cũng khẳng định rằng, chất lượng phục vụ, hình ảnh của khách sạn, nhà hàng có tỏa sáng trên thị trường du lịch hay không đều được quyết định bởi đội ngũ “hậu cần” này. 

Tham khảo: Việc làm đầu bếp nhà hàng

2.7. Những sự lựa chọn khác về nghề du lịch

Học du lịch ở đâu, bạn có nhiều hơn là một sự lựa chọn đúng không nào? Có thể bạn chưa biết, bên cạnh những công việc được xem là hấp dẫn và được săn đón nhiều nhất Hạ Linh đã kể trên, thì các tân cử nhân ngành du lịch còn có thể làm việc ở những vị trí thú vị khác như: chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe, bảo trì, nghiên cứu du lịch, giảng viên giảng dạy các bộ môn về du lịch, bán hàng lưu niệm, thông tin du lịch hay chuyên viên tổ chức sự kiện,...

“Đến như khách và ra về như bè bạn” cũng chính là một phương châm được truyền tai phổ biến trong các cá nhân hành nghề du lịch. Và bất kể du khách thuộc đối tượng nào, phân cấp khách hàng ra sao,... thì mọi sự chu đáo, tận tình, chăm sóc đều đáng được họ đón nhận. Mục tiêu của ngành du lịch là phải làm sao để mỗi khi kết thúc một hành trình tham quan, du khách luôn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và hình ảnh những chuyên viên làm việc trong ngành được khắc sâu và tiềm thức của họ. 

3. Bạn sẽ bỏ lỡ ước mơ làm du lịch nếu như không biết những điều này

3.1. Những “cái nôi” nuôi dưỡng ngành du lịch tốt nhất Việt Nam

Khi đọc đến đây, Hạ Linh tin rằng động lực của bạn càng được tiếp thêm sức mạnh để được tham gia vào hệ thống ngành du lịch Việt Nam. Để toại nguyện được “ước mơ” của bạn, dưới đây là gợi ý của tôi về những “cái nôi” nuôi dường ngành du lịch tại Việt Nam tốt nhất.

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Nếu bạn muốn trở thành sinh viên du lịch

+ Hệ thống cơ sở đào tạo công lập cấp Đại học: Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Kinh tế quốc dân; Đại học Văn hóa; Đại học Thương mại; Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TPHCM; Đại học Kinh tế TPHCM; Đại học Đà Lạt; Đại học kinh tế Đà Nẵng; Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM; Đại học Tài chính - Marketing; Khoa du lịch - Đại học Huế; Đại học Cần Thơ;...

+ Hệ thống cơ sở đào tạo dân lập cấp Đại học: Đại học Phương Đông; Đại học Đông Đô; Viện Đại học Mở; Đại học Duy Tân; Đại học Hải Phòng; Đại học Văn Lang; Đại học Hùng Vương; Đại học Văn Hiến; Đại học Hoa Sen; Đại học Tôn Đức Thắng;...

+ Hệ thống cơ sở đào tạo cấp Cao đẳng: Cao đẳng Du lịch Hà Nội; Cao đẳng Văn hóa TPHCM; Cao đẳng miền Nam;...

+ Rất nhiều sự lựa chọn khác ở phân cấp Trung cấp, trường đào tạo nghề, trường trung học,...

3.2. Bạn phải cần đạt bao nhiêu điểm mới học được du lịch?

Gia nhập ngành du lịch cần bao nhiêu điểm? Đây cũng chính là thắc mắc của đại đa số sĩ tử đang nuôi ước mơ trở thành một sinh viên ngành du lịch. Tuy nhiên, số điểm chuẩn đầu vào quy định cho ngành du lịch còn tùy thuộc vào chất lượng, số lượng hệ thống hồ sơ xét tuyển, chỉ tiêu, chương trình tuyển sinh của từng ngành, từng nhóm ngành và từng cơ sở đào tạo. 

Nhìn chung, một số nhóm ngành “HOT” có chỉ tiêu đầu vào cao, thì điểm chuẩn để bạn đậu vào trường cũng cao. Lấy điển hình các ngành như: Quản trị khách sạn (19 - 27 điểm); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (17 - 23 điểm); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (19 - 29,5 điểm); Việt Nam học (18 - 23 điểm); Quản trị kinh doanh du lịch (18 - ~28 điểm); Quản trị/ Khoa học/ Kỹ thuật chế biến món ăn (>16 điểm). 

Tóm lại, bạn hãy chuẩn bị mọi hành trang về mặt kiến thức của mình để chinh phục ngành học này, tương đương với trung bình số điểm chuẩn từ 15 - 27 điểm cho toàn hệ thống, bao gồm cả các nhóm ngành nhé!

4. Sinh viên du lịch cần có gì và cần làm gì? 

Qua phần những thông tin mà Hạ Linh đã cung cấp ở trên, chắc chắn bạn đọc đã không còn nghi ngờ về vấn đề học du lịch ra làm gì nữa. Với sự phát triển và dự đoán những triển vọng trong tương lai của ngành du lịch, cùng với bối cảnh hội nhập kinh tế, văn hóa ngày nay, để bạn có thể tồn tại và thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi sự trang bị kỹ càng về cả chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. 

Bạn thấy mình sẽ làm việc ở đâu trong ngành du lịch trong năm năm tới
Sinh viên du lịch cần trang bị những gì??

Tất nhiên, đối với một số ngành có thể không cần đề cao quá về mặt chuyên môn, trình độ, nhưng ngành du lịch lại khác. Bạn không thể trở thành một hướng dẫn viên thực thụ khi chưa qua trường lớp đào tạo và chưa có thẻ thông hành. Bạn cũng không thể trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp nếu bạn không biết những kỹ thuật nghiệp vụ khi nấu ăn. Vì vậy, để làm du lịch, trước hết bạn cần đảm bảo điều kiện về mặt chuyên môn nhé!

4.2. Kỹ năng - Điều kiện đủ không thể bỏ qua

Không một ngành nghề nào cần đến sự vận dụng của hệ thống kỹ năng mềm như là ngành du lịch. Du lịch bản chất là một ngành dịch vụ, mà đối với dịch vụ, thiếu kỹ năng, bạn có thể “chết ngạt” bất cứ lúc nào. Dưới đây là danh sách hệ thống kỹ năng mềm bạn cần trang bị để tồn tại và gặt hái được thành công trong lĩnh vực này:

4.2.1. Kỹ năng giao tiếp

Những cuộc gặp gỡ với du khách sẽ diễn ra thường xuyên mỗi ngày đối với những cá nhân làm du lịch, đặc biệt là ở vị trí hướng dẫn viên du lịch. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp khéo léo vô cùng quan trọng với họ, thành thạo trong giao tiếp vẫn luôn là mấu chốt để bạn thành công ở mọi công việc, mọi tình huống. Hãy rèn luyện sự tự tin của mình bằng cách rèn luyện mỗi ngày với mọi người xung quanh, học một lớp về kỹ năng giao tiếp hay thậm chí hay xin một công việc làm thêm ngoài giờ như bán hàng hay phục vụ, để có môi trường rèn luyện hơn nhé!

4.2.2. Kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là kỹ năng không thể thiếu của các hướng dẫn viên du lịch. Khi họ phải làm nhiệm vụ giới thiệu những địa điểm, nền văn hóa, phong tục, tập quán của một địa điểm du lịch nhất định cho du khách mỗi ngày. Truyền đạt thông tin không nên quá khô cứng, quá máy móc, mà nên linh hoạt về ngôn từ để du khách thấy thú vị hơn, tất nhiên mỗi lần thuyết trình của bạn trôi qua sẽ không cảm thấy bị “khán giả xem thường”.

4.2.3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Du lịch nói riêng hay dịch vụ nói chung, là nghề “làm dâu trăm họ”. Đôi khi bạn phải học cách kiềm chế, kiên nhẫn, lắng nghe và điều chỉnh được cảm xúc của mình trong bất cứ một tình huống, rủi ro phát sinh nào để có thể làm hài lòng khách hàng của mình, bảo vệ hình ảnh văn hóa cho doanh nghiệp, và cũng góp phần làm đẹp hơn hình ảnh của những cá nhân hành nghề du lịch.

4.2.4. Kỹ năng quan sát

Khi chúng ta quan sát, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và chi tiết từng góc cạnh hơn. Thành công của một cuộc giao tiếp, không phải lúc nào cũng được biểu hiện qua ngôn ngữ, đôi khi là một ánh nhìn, một cử chỉ, hay thậm chí là một cái nhíu mày,... từ đó, bạn sẽ “đọc vị” được người đối diện chính xác hơn và chốt hạ được một phương án giải quyết tốt nhất. 

4.2.5. Kỹ năng tổ chức

Làm du lịch từ điều hành viên, quản lý, hay hướng dẫn viên,... đều cần biết cách hệ thống những nhiệm vụ, kế hoạch, công việc cần thực hiện sao cho thật hợp lý nhất. tổ chức tốt tạo nên tính chuyên nghiệp, tính kịp thời và chính xác nhất, mục đích đều là để công việc của bạn vận hành một cách trơn tru hơn. 

4.2.6. Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ - Phương tiện và công cụ hỗ trợ bạn trên mọi nẻo đường, bất kể sự nghiệp của bạn có thuộc về du lịch hay không? Hội nhập là nền tảng và điều kiện để du lịch phát triển, vì vậy am hiểu và có vốn ngoại ngữ cho riêng mình vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ để bạn có thể tồn tại trong ngành du lịch thành công. 

4.2.7. Kỹ năng xử lý tình huống

Mọi kế hoạch đều có thể “đổ bể” bất kể bạn có chuẩn bị hoàn mỹ và đầy đủ đến đâu đi chăng nữa. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống là cách để bạn có thể giữ một thái độ bình tĩnh nhất khi đứng trước mọi tình huống phát sinh bất cứ lúc nào. 

4.3. Đạo đức và tác phong - Chìa khóa làm nên thăng hoa cho sự nghiệp của bạn

Kiến thức nền tảng hay kỹ năng đều là những yếu tố có thể đào tạo, nuôi dưỡng được. Nhưng bản chất con người, đạo đức hay tác phong lúc làm việc là những tố chất trở thành những thói quen tốt hay xấu đều do bản thân cá nhân sinh viên hành nghề quyết định. Chính vì vậy, yếu tố quyết định này ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, sự thành công của bạn, và trên thực tế các cuộc khảo sát, các doanh nghiệp - nhà tuyển dụng đều chú trọng yếu tố này. 

Hạ Linh rất vui nếu bạn đọc đã theo dõi hết toàn bộ nội dung của bài viết này. Học du lịch ra làm gì? - Câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm từ độc giả đã được tôi thông tin kịp thời đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ trở thành một cuốn cẩm nang hữu ích được bạn mang theo trên suốt hành trình chinh phục ước mơ trở thành sinh viên ngành du lịch!