Báo cáo đánh giá tác động môi trường thị nại năm 2024

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐÊ VÀ TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 487/TTr-STNMT ngày 18/3/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Báo cáo ĐTM của Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư:

  1. Quy mô của Dự án: tổng chiều dài của tuyến đê là 48km thuộc thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:

Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Báo cáo ĐTM và một số yêu cầu bắt buộc sau:

  1. Quy hoạch vị trí và thiết kế bãi đất, đá thải đảm bảo về môi trường và an toàn lao động.
  1. Hợp đồng với các đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản để cung cấp đất, đá phục vụ dự án.
  1. Vận chuyển đúng tải trọng và tốc độ cho phép, tránh làm hư hỏng các tuyến đường.
  1. Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phải phủ kín bằng bạt, đảm bảo không phát sinh bụi trên đường gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

đ. Chịu trách nhiệm khắc phục các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra và bồi thường mọi thiệt hại về kinh tế, môi trường do quá trình thực hiện dự án gây ra.

  1. Trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, đảm bảo ổn định đời sống cho người dân trong diện giải tỏa.
  1. Thực hiện chương trình giám sát môi trường theo nội dung Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm báo cáo kết quả giám sát môi trường về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý (trước ngày 15 tháng 06 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

Điều 2. Chủ đầu tư có các trách nhiệm sau đây:

  1. Lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án tại trụ sở UBND thành phố Quy Nhơn, UBND huyện Tuy Phước, UBND huyện Phù Cát và UBND các phường, xã nơi có dự án để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát.
  1. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vê môi trường quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  1. Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xác nhận theo quy định.

Điều 3. Trong quá trình thực hiện nếu Dự án có những thay đổi so với các khoản 1 và khoản 2 Điều 1 của Quyết định này, Chủ đầu tư phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 4. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án là căn cứ để quyết định việc đầu tư Dự án; là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án.

Điều 5. Ủy nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Công ty Môi trường Xuyên Việt chuyên làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), làm báo cáo giám sát môi trường, làm đề án bảo vệ môi trường đơn giản, chi tiết và các dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường khác cho các đơn vị ở Tphcm, Bình Dương và các tỉnh thành như: Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, ...

" Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.

Một nội dung đáng chú ý trong Nghị định là quy định thay đổi về các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Theo đó, từ ngày 01/04/2015, chỉ các dự án xây dựng khu du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, sân golf có diện tích từ 10ha trở lên mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thay vì quy định từ 05ha trở lên như trước đây; tương tự, dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại có diện tích sàn dưới 10.000m2 sẽ không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Cũng từ ngày này, các dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô dưới 50 giường sẽ không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như trước đây.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015. "

Công ty Môi trường Xuyên Việt chuyên lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các đơn vị quy mô lớn trên địa bàn các quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, ...

Với kinh nghiệm lâu năm về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từng thực hiện cho một số các đơn vị lớn như: Dự án khu chung cư Tân Phước, ... cùng đội ngũ Thạc sĩ, kỹ sư với chuyên môn cao, chúng tôi chuyên nghiệp hóa cách thực hiện các hồ sơ môi trường và cam kết luôn đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường thị nại năm 2024

I. Đánh giá tác động môi trường là gì?

(Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

II. Đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường

Theo Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường Số: 55/2014/QH13

1. Đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường gồm:

  • a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  • b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
  • c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

III. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

  1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường;
  2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án;
  3. Kết quả thực hiện Đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.

IV. Lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Chủ dự án phải lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:

  • a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
  • c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

V. Nội dung chính của báo cáo Đánh giá tác động môi trường

  1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường;
  2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
  3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
  4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  6. Biện pháp xử lý chất thải;
  7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  8. Kết quả tham vấn;
  9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường;
  11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;

VI. Nơi nộp báo cáo Đánh giá tác động môi trượng

Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp.

VII. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau: