Báo cáo thực tập tín dụng Ngân hàng Agribank

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài luận Đề tài: Báo cáo về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Cừ   1   
  2. PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ CỪ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank) - Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development - Tên viết tắt: Agribank - Trụ sở chính: số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội - Email: - Điện thoại: 0438313717 - Fax: 0438313719 - Mã số thuế: 0100686174047 - Vốn điều lệ: 21.000.000.000.000 đồng - Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng, VụKế toán và một số đơnvị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) 2   
  3. và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,5 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v... 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Phù Cừ Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ (gọi tắt là NHNo Phù Cừ) là một Ngân hàng cấp III, là đơn vị trực thuộc NHNo& PTNT Hưng Yên. Ngoài trụ sở chính và các phòng ban trên, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừcòn có một chi nhánh Ngân hàng cấp IV đặt ở Tam Đa nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Ngân hàng cũng như của người dân được thuận lợi, tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Cơ cấu mô hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừcó 2 điểm giao dịch, đó là: + NHNo&PTNT Phù Cừ (đặt tại trung tâm huyện) tại đây vừa là trung tâm điều hành vừa quản lý 8 xã phía Bắc huyện và một thị trấn. + NH liên xã Tam Đa: Chịu trách nhiệm quản lý 6 xã phía Nam huyện. 3   
  4. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P.Kế toán ngân quỹ P.Hành chính tổng hợp P.Tín dụng (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.1. Giám đốc Giám đốc có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi công việc, các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của ngân hàng. 1.3.2. Phó giám đốc: Một phó giám đốc: Phụ trách phần kinh doanh. Một phó giám đốc: Phụ trách phòng kế toán và là Giám đốc Ngân hàng người nghèo Phù Cừ. Các phó giám đốc được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc ngân hàng đi vắng( Theo uỷ thác của giám đốc) và báo cáo lại công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyết định của mình. Bàn bạc tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập chung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 4   
  5. 1.3.3. Phòng kế toán ngân quỹ. Phòng kế toán ngân quỹ là phòng trực tiếp hạch toán kế toán và hạch toán thống kê kế toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phòng kế toán ngân quỹ là trung tâm tổng hợp của cơ quan bởi hầu hết mọi hoạt động của ngân hàng đều thông qua mảng kế toán tài chính. Phòng thực hiện xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, thực hiện dự trữ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, thu chi nội bộ ngân hàng, quản lý giấy tờ có giá. Tổng hợp lưu giữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện việc thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành các quy định an toàn về kho quỹ và định mức tồn theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng và phát triển nông thôn giao. 1.3.4. Phòng hành chính tổng hợp. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc và thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh ngân hàng giao phó. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc . Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính, liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh ngân hàng. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế ngân hàng. Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. 5   
  6. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao. 1.3.5. Phòng tín dụng ( Phòng chuyên môn nghiệp vụ ): Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng với các nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo từng phân cấp uỷ quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên theo uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thí điểm trên địa bàn. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục Tổng hợp các báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. Trên đây là chức năng, nhiệm vụ riêng của từng phòng ban, bộ phận trong chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Phù Cừ. – Hưng Yên. Nhưng xét chung ngân hàng có chức năng nhiệm vụ là phục vụ cho vay hộ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây cảnh xoá đói giảm nghèo, cho vay doanh nghiệp nhỏ trong Huyện chủ yếu bằng Việt Nam Đồng, kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là Đô La Mỹ. 6   
  7. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ. 2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. cũng đảm nhiệm ba chức năng sau: - Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. - Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. - Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước. Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực Huyện Phù Cừ và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT VN. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Với chức năng của mình, Chi nhánh Huyện Phù Cừ luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 2.1.1. Huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 7   
  8. 2.1.2. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. - Cho vay trung- dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống. - Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết. Nghiệp vụ bảo lãnh - Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong nước theo quy định của NHNN. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức cá nhân, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 2.1.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. 8   
  9. 2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ. 2.2.1. Quy trình chung về nghiệp vụ cho vay Sơ đồ 2.1. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Phù Cừ Tiếp Phân tích, Giám đốc Giải nhận thẩm định chi nhánh ngân. ra quyết hồ sơ KH. định Thu nợ lãi, Kiểm tra, Thanh lý gốc, xử lý giám sát hợp đồng những khoản vay. tín dụng phát sinh. (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán- thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước . - Thẩm đinh trước khi cho vay. - Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay. - Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình cho vay được khái quát như sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. - Cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng. Bước 2: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. - Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. 9   
  10. -Cán bộ tín dụng kiểm tra phân tích đánh giá khả năng tài chính qua các khâu như kiểm tra tín chính xác báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp xin vay vốn. -Trình lãnh đạo Bước 3: Ra quyếtđịnh Căn cứ vào thông tin từ quy trình thẩm định cũng như các thông tin khác lãnh đạo sẽ ra quyết định cho vay hay không cho vay. Kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định. - Nếu từ chối ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối, và người ra quyết định phải ghi rõ ý kiến từ chối. -Nếu chấp thuận Ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng liên quan đến đảm bảo tín dụng. Bước 4: Giải ngân. Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay. Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc nguời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Sau khi phát tiền vay trong một thời gian nhấtđịnh, cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng tiền vay tại tru sở kinh doang của khách hàng theo các nội dung đã thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng đã được ghi trong hợp đồng tín dụng. Định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ quá hạn, nợ khóđòi để đề nghị các biện pháp xử lý nhằm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Bước 6: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh. Có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi như: - Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch. - Thành lập tổ thu nợ lưu động ( có từ 3 cán bộ trở lên). Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trước ngày đáo hạn (thường là từ 3 đến 5 ngày) Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán. 10   
  11. Xử lý những phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay: gồm trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ. Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. - Thanh lý hợp đồng tín dụng : Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và truởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý. 2.2.2. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn Sơ đồ 2.2.Thẩm định khách hàng vay vốn Phân Ban lãnh CBTD tiếp tích, đạo ra nhận hồ sơ Hợp lệ Hợp lệ thẩm quyết của khách định KH. định tín hàng dụng. (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) Bước 1: Khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, sau đó kiểm tra, xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Bước 2: Sau khi đã kiểm tra xong, nếu hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập thông tin về khách hàng. Phân tích, thẩm định khả năng của khách hàng một cách khách quan. - Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức. + Tìm hiểu chung về khách hàng. + Điều tra đánh giá tư cách và năng lưc pháp lý. + Mô hình tổ chức, khả năng quản trị điều hành của lãnh đạo công ty. - Đánh giá khả năng tài chính 11   
  12. + Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán. + Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính + Tình hình sản xuất và bán hàng - Phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng: Việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ, bao gồm: xem xét quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Xem xét các yếu tố dư nợ ngắn, trung và dài hạn ( nêu rõ nợ quá hạn), mục đích vay vốn của khách hàng, doanh số cho vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng, khách hàng phải thỏa mãn yêu cầu “ không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNN&PTNT Việt Nam” mới được vay mới ( hoặc vay bổ sung)… Về quan hệ tiền gửi cần xem xét số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỉ trọng so với doanh thu… Bước 3: Trình lên ban lãnh đạo ngân hàng để ra quyết định cho vay. 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừnăm 2011 và năm 2011 2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừnăm 2011 và 2010 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm Năm Chỉ tiêu 2011 2010 Tương đối Tuyệt đối (%) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2) I.Thu nhập lãi thuần 16.924 12.074 4.851 40,17 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập 57.493 34.241 23.252 67,91 tương tự Chi phí lãi và các chi phí tương tự (40.568) (22.167) (18.401) 83,01 II.Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 696 916 (220) (24,07) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,076 1,180 (104) (8,80) 12   
  13. Chi phí hoạt động dịch vụ (381) (264) 117 44,17 III.Lãi/(Lỗ) thuần từ kinh doanh 1.034 463 572 123,49 ngoại hối Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 1.065 465 600 128,92 Chi phí kinh doanh ngoại hối (30) (2) 28 1.211,54 IV.Lãi thuần từ hoạt động kinh 105 25 80 323,34 doanh khác Thu nhập từ hoạt độngkinh doanh 198 103 95 92,67 khác Chi phí từ hoạt động kinh doanh (93) (78) 15 19,26 khác V.Thu khác 5.187 4.210 977 23,22 VI.Chi phí hoạt động (8.039) (5.764) (2.274) 39,45 Chi phí cho nhân viên (4.377) (3.559) (818) 23,00 Chiphí khấu hao,khấu trừ (2.254) (1.679) (575) 34,25 Chi cho hoạt động quản lý và công (1.408) (1.142) (265) 23,22 vụ VII.Chi khác (1,117) (527) (590) 111,95 VIII.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự 14.791 11.398 3.393 29,77 phòng rủi ro tín dụng IX.Chi phí dự phòng rủi ro tín 2.686 1.759 927 52,72 dụng X.Lợi nhuận trước thuế 12.104 9.639 2.465 25,58 XI.Chi phí thuế thu nhập doanh 135 79 57 71,71 nghiệp XII.Lợi nhuận sau thuế 11.969 9.560 2.409 25,20 (Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ) Qua báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừtrong 02 năm 2011 và 2010, ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ổn định, hiệu quả và ngày càng có xu hướng mở rộng. Cụ thể: Thu nhập lãi thuần:Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay năm 13   
  14. 2011 là 16.924 triệu đồng (tương đương 70,68% tổng thu) tăng 4.851 triệu so với năm 2010 (12.074 triệu với tỷ trọng là 68,26%) tương đương với tốc độ tăng là 40,17%. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ tín dung luôn chiếm khoảng từ 60% đến 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay. Việc thu nhập lãi thuần tăng chứng tỏ NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, tạo được niềm tin nơi khách hàng, mở rộng thị trường của mình, đồng thời khả năng quản lý của Chi nhánh ngày càng cải thiện và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập chậm hơn tốc độ tăng của chi phí: thu nhập tăng 67,91% trong khi chi phí tăng 80,01%. Thời điểm năm 2011 - 2010 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải chịu đựng những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, các NHTM nới lỏng tín dụng. Chi phí huy động vốn năm 2011 là cao nhằm đáp ứng đủ tiềm lực tài chính của Chi nhánh. Do vậy dù thu nhập tuyệt đối năm 2011 có tăng nhiều hơn chi phí nhưng xét về mặt tương đối thì vẫn tăng chậm hơn. Trong ngắn hạn, chi phí tăng cao hơn thu nhập chưa ảnh hưởng nhiều đến lãi thuần. Nhưng trong dài hạn, với tốc độ tăng như vậy, chắc chắn lãi thuần sẽ giảm xuống, sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh. NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.cần hết sức chú ý đến khoản mục này. Thu từ hoạt động dịch vụ: mặc dù những năm gần đây, các NHTM khác nói chung và NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.nói riêng đang chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này nhiều hơn,tuy nhiên, trong năm 2011, lợi nhuận thu từ hoạt động này của chi nhánh lại giảm so với năm 2010. Cụ thể, lợi nhuận thu từ dịch vụ của chi nhánh giảm 104 triệu, tương dương với mức giảm là 8,80%. Nguyên nhân của sự suy giảm đuợc cho là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên khách hàng đã giảm các khoản chi tiêu cho các dịch vụ. Thu từ kinh doanh ngoại hối:Năm 2011 là năm thịnh vượng của ngoại tệ (đặc biệt là USD). Giá USD tăng nhanh theo tỷ lệ lạm phát. Là một tổ chức tài chính, NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Thu nhập từ lĩnh vực này tăng vượt trội so với năm 2010: khoảng 123,49%. Nếu như năm 2010, NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.chỉ thu ngoại tệ là 465 triệu đồng thì năm 2011 họ đã tăng tốc với thu nhập khoảng 1.065 triệu đồng, tăng khoảng 600 triệu đồng so với năm trước. Để đạt được thành tích là nhờ sự cố gắng, nỗ lực, quyết đoán của CBCNV trong Ngân hàng. 14   
  15. Thu từ các hoạt động kinh doanh khác: so với các hoạt động khinh doanh chủ yếu của Chi nhánh, phần thu từ khoản mục này trong năm 2011 tăng khá khiêm tốn, tăng khoảng 80 triệu đồng nhưng tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng với mức tăng là 323,34%. Chi phí hoạt động: Cùng với việc mở rộng thị trường thì chi phí quản lý, hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ.cũng tăng theo là điều hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chí phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập thuần từ lãi và các hoạt động kinh doanh khác nên có thể thấy NHNo&PTNT Huyện Phù Cừđã quản lý tốt bộ máy hoạt động, đặc biệt là các chi nhánh xa trụ sở chính, cũng như đội ngũ công nhân viên làm việc có hiệu quả cao. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng:chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là phần chi phí được trích lập nhằm bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, được trích lập theo quy định của NHNN. Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005,s chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gồm chi phí dự phòng rủi ro chung (được tính bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4) và chi phí dự phòng rủi ro riêng ( 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho dư nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5). Trong năm 2011, khoản chi phí này tăng khoảng 927 triệu đồng (khoảng 52,72%). Chi phí dự phòng tăng cao như vậy là do năm 2011, Chi nhánh cho vay nhiều hơn, vì vậy phần trích lập dự phòng cũng nhiều hơn để có thể chủ động xử lý tổn thất có thể xảy ra đối với Chi nhánh mình. Lợi nhuận sau thuế: Nhìn một cách tổng quát, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 11.969 triệu đồng tăng 2.409 triệu so với lợi nhuận sau thuế năm 2010, tương đương với tốc độ tăng là 25,20%. Trong khi nhiều ngân hàng khác bị thua lỗ thì chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan. Đây là lỗ lực của toàn thể nhân viên trong chi nhánh. 15   
  16. 2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm Năm Chỉ tiêu 2011 2010 Tương đối Tuyệt đối (%) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2) A.Tài sản I.Tiền mặt và vàng tại quỹ 7.045 5.994 1.051 17,53 II.Tiền gửi tại NHNN Việt Nam - - - - III.Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các tổ chức tín - - - - dụng khác IV.Cho vay khách hàng 322.261 269.519 52.742 19,57 V.Tài sản cố định: 3.879 4,207 (328) (7,79) VI.Tài sản có khác 1.671 1,406 265 18,83 TỔNG TÀI SẢN 334.855 281.126 53.729 19,11 B. NGUỒN VỐN: NỢ PHẢI TRẢ: 323.007 272.344 50.664 18,60 I. Các khoản nợ Chính phủ và - - - - NHNN II.Tiền gửi và vay các TCTD 15 1 14 1370,10 khác III.Tiền gửi của khách hàng 226.715 186.221 40.493 21,74 V.Giấy tờ có giá đã phát hành 4.196 6.736 (2.541) (37,72) VI.Các khoản nợ khác 92.082 79.385 12.698 16,00 VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.848 8.783 3.065 34,90 VII.Vốn và các quỹ 11.848 8.783 3.065 30,90 1.Vốn cổ phần - - - - 2.Quỹ của tổ chức tín dụng 46 37 9 24,52 3.Lợi nhuận chưa phân phối 11.802 8.745 3.056 34,95 TỔNG NGUỒN VỐN 334.855 281.126 53.729 19,11 (Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ) 16   
  17. Tài sản và nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kì một Ngân hàng nào trong quá trình kinh doanh. Bảng cân đối kế toán cho ta biết rõ tình hình về tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng để từ đó phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn giúp chúng ta có thể đánh giá được khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như những điểm yếu để đưa ra giải pháp khắc phục. Thông qua số liệu trong bảng cân đối kế toán cho thấy Ngân hàng đang mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau: Tài sản: Tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010 là 53.729 triệu đồng tương ứng với 19,11% là do các yếu tố sau: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010NHNo&PTNT Huyện Phù Cừmở rộng kinh doanh nên tăng dự trữ tiền mặt và vàng tại quỹ (từ 5. 994 triệu tăng lên 7.045 triệu đồng, tăng 1.051 triệu đồng, tương đương 17,53%) để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cũng như có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh (ví dụ như hưởng chiết khấu thanh toán…). Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt tại quỹ không sinh lời, đó là chi phí cơ hội cho việc tăng khả năng thanh toán tức thời, đồng thời, Chi nhánh cũng tốn thêm chi phí cất trữ, bảo quản. Do vậy, Chi nhánh phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, cân nhắc kĩ trong việc nắm giữ tiền mặt. Cho vay KH trong năm 2011 tăng trưởng khá, tăng 52.472 triệu đồng (tăng từ 269.519 triệu tăng lên 322.261 triệu) so với năm 2010. NHNo&PTNT Huyện Phù Cừmuốn thu hút KH nên đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng. Điều này làm gia tăng KH cũng như thu nhập cho Chi nhánh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát vốn. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Chi nhánh của KH ngày càng tăng (Ví dụ: Chuyển tiền điện tử, lệnh nhờ thu nhờ chi...), vì thế tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh để đảm bảo khả năng thanh toán, đặc biệt trong thanh toán điện tư liên ngân hàng. Tài sản cố định (về mặt giá trị còn lại) giảm nhẹ với mức giảm 328 triệu tương ứng với mức giảmkhoảng 7,79%. Trong năm qua, Chi nhánh đã không đầu tư thêm vào tài sản cố định.Điều này rất dễ hiểu bởi vì trang thiết bị và cơ sở vật chất của chi nhánh đã được đầu tư đồng bộ vào các năm trước. Tài sản có khác tăng ở mức độ vừa phải, khoảng 265triệu đồng (tương ứng 18,83%). Nói chung, hiện tại NHNo&PTNT Huyện Phù Cừđang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao vị thế trên thị trường, đảm bảo khả năng thanh toán kịp 17   
  18. thời đồng thời kết hợp mở rộng thị truờng.Có thể thấy Chi nhánh đang có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai gần. Nguồn vốn : Nợ phải trả tăng 18,60%.Có thể thấy NHNo&PTNT Huyện Phù Cừđang tận dụng tối đa việc huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.Cụ thể: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN năm 2011không có biến động cho thấy Chi nhánh đang tự chủ tốt về mặt tài chính. Khoản tiền gửi và vay các TCTD khác tăng rất cao: 1370,10% cho thấy các hoạt động thanh toán liên ngân hàng được sử dụng nhiều hơn, có hiệu quả hơn. Tiền gửi của KH cũng tăng đáng kể, năm 2011, khoản tiền này tăng 40.493 triệu đồng (tăng từ 186.221 triệu lên 226.715 triệu, tương ứng khoảng 21,74%). Thời gian qua, thị trường cạnh tranh nguồn vốn huy động của các Ngân hàng rất khốc liệt. Để cạnh tranh với những ngân hàng khác, NHNo&PTNT Huyện Phù Cừcũng đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc đưa ra mức lãi suất huy động sao cho hấp dẫn KH mà vẫn giữ được lợi nhuận cho mình. Nhìn vào con số thực tế này, có thể nói, Chi nhánh đã thành công trong việc thu hút KH, chứng tỏ uy tín Chi nhánh đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, nếu khoản tiền vay trong thời gian quá lâu sẽ phát sinh nhiều chi phí khó dự đoán được, mất uy tín của Chi nhánh, nguy cơ mất nguồn huy động vốn trong tương lai tăng lên nếu Chi nhánhkhông thanh toán nợ đúng hạn. Vốn chủ sở hữu tăng 34,90% (tăng từ 8.745 triệu lên 11.802 triệu, tăng 3.056 triệu),chủ yếu là tăng ở lợi nhuận chưa phân phối. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT Huyện Phù Cừmuốn mở rộng quy mô của mình, tăng cường đầu tư và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tăng trưởng khá đều nhau. Có thể thấy Chi nhánh đang theo đuổi chiến lược quản lý vốn thận trọng. Điều này sẽ làm tăng khả năng thanh toán của Chi nhánh, tuy nhiên nguồn vốn huy động có chi phí cao, sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh đồng thời gây áp lực lớn trong tương lai trong việc thanh toán nợ. 18   
  19. 2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của một ngân hàng là huy động vốn từ KH thừa vốn và cấp tín dụng cho KH thiếu vốn. Vì vậy, để đánh giá tình hình tài chính của một ngân hàng, người ta hay chú ý đến tình hình huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng đó. Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ ĐVT: triệu đồng Thời điểm Năm 2011 Năm 2010 Tốc độ Tuyệt tăng Tỷ Tỷ trọng đối (giảm) Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền (%) (%) (%) Tổng NV huy động 230.925 100 192.959 100 37.966 19,68 I - Theo kỳ hạn 1- Không kỳ hạn 17.786 7,70 13.937 7,22 3.849 27,62 2- Kỳ hạn 12 tháng 19.892 8,61 38.757 20,09 (18.865) (48,68) II - Theo loại hình huy động 1. Tiền gửi của tổ chức 15 0,01 1 0,00 14 1400 2. NV dân cư 226.715 98,18 186.221 96,51 40.494 21,75 3. Giấy tờ có giá khác 4.196 1,81 6.736 3,49 (2.540) (37,71) (Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ) Xét về quy mô: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ tăng trưởng qua các năm, cụ thể, năm 2011tăng 37.996 triệu đồng, tương dương mức tăng 19,68%. Để có được kết quả trên Chi nhánh đã chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, 19   
  20. chứng chỉ tiền gửi dài hạn) cũng được phát hành đồng thời nhằm đa dạng kỳ hạn của các khoản huy động. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng hấp dẫn.... Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2011là 19,68% trong khi tốc độ lạm phát là 18,58%. So sánh với tốc độ lạm phát năm 2011ta thấy công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ đã cố gắng rất nhiều để có mức tăng trưởng trên. Có được kết quả đáng tự hào này là do tình hình kinh tế thế giới đã chuyển mình, thoát khỏi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và đang dần phục hồi. Tại Việt Nam, sau khi chính phủ đưa ra gói kích cầu với tổng trị giá lên đến 8 tỷ USD nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên lạm phát những tháng cuối năm 2011tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ bắt buộc khiến cho lãi suất tăng nhanh, các Ngân hành cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn. Điều này đặt Chi nhánh vào tình trạng kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Xét về cơ cấu huy động: Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong các năm 2010, 2011 cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn ( 12 tháng) có xu hướng giảm. Tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010 chi nhánh huy động 192.959 triệu đồng trong đó tiền gửi ngắn hạn là 140.265 (chiếm tỷ trọng 72,69%), Năm 2011 tăng lên 230.925 triệu đồng trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng 83,68%% (tăng 10,99% so với năn 2010). Tiền gửi dài hạn có xu hướng giảm, Năm 2010tiền gửi dài hạn là 38.757 triệu đồng chiếm 20,09% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2011con số này giảm xuống còn 19.892 triệu đồng với tỷ trọng chỉ còn 8,61%. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa tốt, nguồn vốn huy động chưa ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là do trong giai đoạn cuối năm 2010và cuối năm 2011lãi suất trên thị trường biến động mạnh cùng với lạm phát tăng cao gây tâm lý hoang mang cho người dân dẫn đến tình trạng người dân lựa chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để hưởng lãi cao hơn nếu lãi suất thị trường tiếp tục tăng. Cơ cấu loại hình huy động: Nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như là tuyệt đối (96,51% năm 2010 và 98,18% năm 2011), tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối (Năm 2011là 226.715 triệu đồng, tăng 1,67% so với năm 2010). Có sự 20   

Page 2

YOMEDIA

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng...

19-12-2012 874 176

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ đề