Bầu cử tổng thống mỹ đổ lỗi cho fbi năm 2024

Công tố viên đặc biệt David Weiss cho biết bồi thẩm đoàn liên bang đã đồng ý truy tố Alexander Smirnov về tội khai man và "tạo ra một hồ sơ giả và bịa đặt" liên quan đến cuộc điều tra của FBI.

Bầu cử tổng thống mỹ đổ lỗi cho fbi năm 2024
Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden, rời Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ ngày 10/2/2024. (Ảnh: Getty Images)

Alexander Smirnov, một người từng cung cấp thông tin cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), đã bị buộc tội nói dối về cáo buộc Tổng thống Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden tham gia vào các giao dịch kinh doanh với Công ty năng lượng Burisma của Ukraine.

Trong tuyên bố, Công tố viên đặc biệt David Weiss ngày 16/2 cho biết bồi thẩm đoàn liên bang đã đồng ý truy tố Alexander Smirnov, 43 tuổi, về tội khai man và "tạo ra một hồ sơ giả và bịa đặt" liên quan đến cuộc điều tra của FBI.

Theo cáo trạng, vai trò của Công ty Burisma và ông Hunter Biden tại công ty đã được xem xét kỹ lưỡng sau những cáo buộc chưa được chứng minh từ cựu Tổng thống Donald Trump và các thành viên khác của đảng Cộng hòa rằng Tổng thống Joe Biden đã cố gắng giúp đỡ một cách không chính đáng đối với các hoạt động kinh doanh của con trai ông tại Ukraine. Nhà Trắng đã bác bỏ những cáo buộc này.

Ông Hunter Biden là thành viên Hội đồng quản trị công ty Burisma từ năm 2014-2019. Trong thời gian này, ông Joe Biden là Phó Tổng thống Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Bản cáo trạng cũng cho biết trong năm 2020, ông Smirnov đã đưa ra những thông tin sai sự thật khi kể lại hai cuộc họp trong năm 2015 hoặc 2016, trong đó các giám đốc điều hành của Burisma nói với ông rằng họ đã thuê ông Hunter Biden để "bảo vệ họ trước mọi vấn đề, thông qua người cha của ông ấy."

Ngoài ra, bản cáo trạng cho biết Smirnov cũng khai man rằng các giám đốc điều hành của Công ty Burisma đã trả cho ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ và con trai Hunter Biden mỗi người 5 triệu USD vào năm 2015 và 2016.

Bản cáo trạng được công bố ngày 15/2 đã giáng đòn mạnh vào những cáo buộc của đảng Cộng hòa rằng Tổng thống Biden, thuộc đảng Dân chủ, đã hưởng lợi từ công việc kinh doanh của con trai ông ở Ukraine.

Smirnov đã bị bắt hôm 14/2 tại sân bay quốc tế Harry Reid ở Las Vegas, bang Nevada, sau khi người này từ nước ngoài trở về Mỹ. Nếu bị kết tội, Smirnov sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 25 năm tù./.

Bầu cử tổng thống mỹ đổ lỗi cho fbi năm 2024

Hạ viện Mỹ chính thức cho phép điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden

Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn cuộc điều tra, nhằm kiểm tra xem liệu Tổng thống Biden có được hưởng lợi bất hợp pháp từ các giao dịch kinh doanh nước ngoài của người con trai 53 tuổi Hunter Biden hay không.

, thông tin trên được 2 người tham gia cuộc họp trực tuyến giữa bà và các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà đưa ra ngày 12/11.

Theo đó, bà Clinton khẳng định rằng, bức thư từ ông Comey thông báo với Quốc hội Mỹ về việc sẽ mở lại cuộc điều tra vụ bê bối sử dụng email cá nhân vào việc công “là bước ngoặt” khiến bà từ thế áp đảo ông Trump thành bị ông Trump đánh bại.

Bà Clinton nhấn mạnh, quyết định này của ông Comey đã làm “xói mòn” sự ủng hộ của các cư tri tại các bang thuộc khu vực thượng Trung Tây nước Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là việc cử tri bang Wisconsin - bang từ lâu luôn ủng hộ Đảng Dân chủ - đã quyết định quay sang ủng hộ ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Cũng theo bà Clinton, ông Trump đã nhân dịp đó để liên tục công kích bà và giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri vốn còn đang lưỡng lự chưa biết nên bầu cho ai.

Dù bức thư thứ 2 của ông Comey đã xác nhận rằng bà không làm gì sai, bà Clinton cho biết, những gì diễn ra trước đó là quá đủ để những người ủng hộ ông Trump có cớ để khẳng định rằng hệ thống bầu cử có gian lận nhằm mang lại lợi ích cho bà và tích cực vận động hết mình để ông Trump giành chiến thắng.

“Những gì mà FBI công bố sau đó đã trở thành một rào cản quá lớn để chúng ta có thể vượt qua”, bà Clinton tuyên bố.

Trước đó, sau khi có bài diễn văn thừa nhận thất bại trước đối thủ là ông Donald Trump, bà Hillary Clinton đã quyết định “khép mình” với giới truyền thông.

Bà Hillary Clinton đã đổ lỗi cho Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khiến bà bất ngờ thua cuộc trước ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Reuters rằng cáo buộc này đã được vị ứng cử viên của Đảng Dân chủ đưa ra trong một cuộc họp qua điện thoại vào ngày 12/10 với các nhà tài trợ chính cho chiến dịch tranh cử của bà.

Trong gần như tất cả các cuộc thăm dò dư luận trước ngày cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống 8/11, bà Clinton luôn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao hơn ông Trump. Tuy nhiên, chính ông Trump mới là người giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khiến nhiều người Mỹ bị sốc, dẫn tới những cuộc biểu tình lan rộng phản đối ông suốt mấy ngày qua.

Kể từ khi lĩnh thất bại cay đắng trước đối thủ đến từ Đảng Cộng hòa, bà hầu như không xuất hiện trước công chúng, ngoại trừ lần xuất hiện với bài phát biểu thừa nhận bại trận vào sáng hôm thứ Tư.

Trong cuộc họp ngày thứ Bảy, bà Clinton nói với các nhà tại trợ rằng ê-kíp của bà đã soạn một bản ghi nhớ về sự thay đổi tương quan trong các cuộc thăm dò dư luận trước ngày bầu cử, và lá thư của công Comey có vẻ như đã tạo ra bước ngoặt. Theo nguồn tin, bà Clinton nói quyết định của ông Comey ra tuyên bố nói rằng FBI mở một cuộc điều tra e-mail mới đối với bà đã khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho bà suy giảm ở khu vực Midwest.

Bà Clinton đã thua ở bang Wisconsin, một bang vùng Midwest, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1984 bang này ủng hộ ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong một cuộc bầu cử Tổng thống. Hiện chưa rõ kết quả ở bang Michigan, nhưng kết quả kiểm phiếu đến hiện tại cho thấy bang này nghiêng về ông Trump, dù lần gần đây nhất một ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thắng ở Michigan là vào năm 1988.

Lá thư của ông Comey gửi lên Quốc hội Mỹ tuyên bố về cuộc điều tra e-mail mở rộng đối với bà Clinton được công bố chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Trước đó, vào tháng 7, FBI đã khép lại cuộc điều tra đầu tiên về việc bà Clinton sử dụng máy chủ cá nhân cho e-mail công việc trong thời gian giữ cương vị Ngoại trưởng từ năm 2009-2012, với kết luận không có dấu hiệu phạm tội.

Một tuần sau khi tuyên bố mở cuộc điều tra thứ hai, ông Comey nói không tìm thấy bằng chứng cho thấy bà Clinton phạm luật, nhưng giới phân tích cho rằng đến thời điểm đó bà Clinton đã hứng chịu thiệt hại.

Nguồn tin nói rằng bà Clinton nói với các nhà tài trợ rằng Trump đã chớp cơ hội từ những động thái trên của Comey để tấn công bà. Dù tuyên bố sau của Comey nói bà vô tội, bà Clinton nói điều này củng cố quan điểm của những người ủng hộ ông Trump cho rằng hệ thống bị thao túng nhằm thiên vị bà, từ đó thúc đẩy họ đi bỏ phiếu cho vị tỷ phú bất động sản vào ngày bầu cử.

“Cuối cùng, những diễn biến bất ngờ trong cuộc đua đã trở thành rào cản quá lớn để chúng tôi có thể vượt qua”, bản ghi nhớ mà chiến dịch của bà Clinton chuẩn bị được Reuters thu thập có đoạn viết.

Cũng trong cuộc họp điện thoại, ông Dennis Chang, người chịu trách nhiệm quản lý tài chính cho chiến dịch của bà Clinton, cho biết chiến dịch và Đảng Dân chủ đã huy động được hơn 900 triệu USD từ hơn 3 triệu nhà tài trợ cá nhân - nguồn tin tiết lộ.

Giữa lúc bà Clinton họp với các nhà tài trợ, Trump tiếp tục có các cuộc họp tại cao ốc Trump Tower ở New York với ê-kíp chuyển giao quyền lực của ông. Các thành viên của ê-kíp này đã được công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước và được giao nhiệm vụ lựa chọn 15 thành viên nội các và hàng nghìn nhân vật cho các công việc chính trị được bổ nhiệm khác.

Bà Kellyanne Conway, nhà quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, ngày 12/11 cho biết ê-kíp của Trump sẽ sớm công bố nhân vật cho ghế chánh thư ký Nhà Trắng. Hai ứng cử viên tiềm năng nhất cho cương vị này là Steve Bannon, Giám đốc điều hành (CEO) chiến dịch tranh cử của Trump, và Reince Priebus, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa.

Vài ngày tới, Trump dự kiến sẽ có một bài phát biểu về các kế hoạch của ông trong thời gian tới và có thể có một chuyến đi ăn mừng chiến thắng tại tất cả các bang, bà Conway cho biết nhưng không nói chi tiết. Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1.

Vị Tổng thống đắc cử của Mỹ dự định sẽ giữ nguyên các kênh liên lạc của ông. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài CBS, Trump nói ông chưa có ý định từ bỏ tài khoản mạng xã hội Twitter, nơi ông đã đăng nhiều phát ngôn tranh cãi trong chiến dịch tranh cử và hứng chịu sự chỉ trích dữ dội.