Bầu không khí tâm lý xã hội là gì

Bầu không khí tâm lý (Psychological atmosphere) là toàn bộ các trạng thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một tập thể, nó ảnh hưởng rất mạnh đến các quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động của tập thể đó.

Bầu không khí tâm lý (BKKTL) là nói tới không gian trong đó trong đó chứa đựng tâm lý chung của tập thể. Bầu không khí tâm lý gồm ba mặt sau:

Mặt tâm lý: đó là hiện tượng tinh thần của con người được thể hiện trong hoạt động và giao tiếp (như nhận thức, tình cảm, ý chí …)

Mặt xã hội: bầu không khí tâm lý chỉ được xuất hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm xã hội.

Mặt tâm lý xã hội: BKKTL nói lên trạng thái tâm lý chung của các thành viên trong nhóm như trạng thái vui vẻ, phấn khởi lạc quan, phẫn nộ, căng thẳng…

Có nhiều loại bầu không khí tâm lý xã hội, thông thường bầu không khí tâm lý mang những đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội.

VD: Bầu không khí lễ hội của cả nước ngày 30/4, bầu không khí cả nước đi bầu cử Quốc hội, bầu không khí học tập ở các trường học trong những ngày thi cuối năm…

Bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó có tác dụng quy định toàn bộ cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người trong nhóm, nó góp phần quy định sự nảy sinh tính tích cực thực hiện những nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm xã hội. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng tình cảm và hành vi của mỗi con người trong nhóm xã hội đó, nó đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu ta thấy rằng: hiệu quả của công việc trong tập thể, nhân cách của người quản lý lãnh đạo và bầu không khí tâm lý của nhóm luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

chúc bạn lm bài thật tốt^^

Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan


      Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan chính là trạng thái tâm lý trong tập thể, phản ánh thực trạng mối quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động của tập thể. Nó không đơn thuần là tổng số các đặc điểm tâm lý cá nhân các thành viên trong tập thể mà là mức độ hòa hợp tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách giữa các cá nhân trong tổ chức.


     Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan được ví như một cái “nền”, “phông” trên đó diễn ra các hoạt động, sự giao tiếp giữa các thành vien trong tập thể, có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân và hoạt động chung của lập thể. Nó thấm vào ý thức của từng cá nhân riêng lẻ và tạo ra một ảnh hưởng rõ rệt đối với họ. Ở những tổ chức, cơ quan có bầu không khí tâm lý căng thẳng thường xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể, hiệu quả hoạt động thấp.


Bầu không khí tâm lý xã hội là gì


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan, như:


-     Phong cách làm việc của người lãnh đạo


-     Sự tương hợp tâm lý giữa các thành viên


-     Điều kiện làm việc


-     Chế độ đãi ngộ, chính sách


-     Bản thân công việc


-     Các yếu tố khác.


Truyền thống tập thể


    Truyền thống tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của tập thể. Đó là kết quả của quá trình hoạt động của tập thể, được ghi lại dưới hình thức những khái niệm và quy tắc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của các cá nhân trong tập thể. Mỗi tập thể cần phải bảo vệ và xây dựng, củng cốvững chắc những truyền thống tốt đẹp cho tập thể của mình do vai trò và ý nghĩa của nó. Trước hết, truyền thống được coi là nhân tô rất vững chắc, là chất xúc tác hòa nhập mỗi cá nhân với tập thể. Tập thể càng có truyền thống phong phú, rộng rãi thì các thành viên mới càng dễ dàng hòa nhập vào tập thể. Có thé nói, truyền thống có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và đoàn kết tập thể. Nó được coi là “chất keo xã hội” gắn bó những thành viên khác nhau trong tập thể thành một khối thống nhất và tạo ra tính độc đáo của tập thể đó. Truyền thống còn là niềm tự hào của mỗi thành viên trong tập thể đó. Như vậy, truyền thống tập thể còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách trong tập thể, là “tấm gương” để mỗi thành viên noi theo.

Đọc thêm tại: http://tamlychinhtri.blogspot.com/2015/07/su-lay-truyen-tam-ly-va-du-luan-tap-the.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị

Bầu không khí tâm lí (tiếng Anh: Psychological atmosphere) trong tập thể là hệ thống các trạng thái tâm lí tương đối ổn định, đặc trưng cho một tập thể nào đó.

Bầu không khí tâm lý xã hội là gì

Định nghĩa

Bầu không khí tâm lí trong tiếng Anh là Psychological atmosphere. Bầu không khí tâm lí trong tập thể là hệ thống các trạng thái tâm lí tương đối ổn định, đặc trưng cho một tập thể nào đó. 

Bầu không khí trong tập thể thể hiện sự phối hợp tâm xã hội, sự tương tác giữa các thành viên, và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm trong quan hệ liên nhân cách của họ, bầu không khí tâm xã hội tồn tại khách quan trong tập thể.

Thuật ngữ liên quan

Tập thể (Group) là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội.

Các thông số để đánh giá bầu không khí tập thể

Khi xem xét bầu không khí tâm của một tập thể cần chú ý các thông số sau: 

- Sự hài lòng hay không hài lòng của các thành viên trong tập thể đối với các khía cạnh khác nhau trong công việc và trong cuộc sống. 

- Tâm trạng của tập thể.

- Sự hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người và uy tín của người lãnh đạo

- Mức độ tham gia của các thành viên vào công tác quản và tự quản

- Tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên của tập thể

- Tính kỉ luật tự giác

- Năng suất lao động hoặc hiệu suất công tác

Ý nghĩa của bầu không khí tâm lí

- Một yếu tố có ảnh hưởng đến bầu không khí tâm là tâm trạng tập thể và tâm trạng cá nhân. 

- Trong tập thể có cơ chế lan truyền tâm , trạng thái tâm của cá nhân này, của nhóm người này có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm của cá nhân khác, nhóm người khác. 

Vì vậy, chỉ cần một vài người có tâm trạng nào đó, với những điều kiện nhất định nó sẽ lan tỏa khắp tập thể tạo nên tâm trạng của tập thể đó. 

- Tâm trạng tập thể phản ánh các điều kiện sống và làm việc của tập thể đó và phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị. Tính chất của bầu không khí tâm tùy thuộc vào tất cả các thành viên trong tập thể.

(Tài liệu tham khảo: Đặc điểm và các qui luật tâm lí phổ biến tác động trong tập thể lao động, Tổ hợp giáo dục Topica)

Minh Lan

- Các nhân tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý xã hội:+ Phong cách làm việc của người lãnh đạo: biết tôn trọng nhâncách của người lao động, biết khơi dậy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo; quan tâm đến lợi ích và đảm bảo tính côngbằng cho người lao động.+ Do sự lây lan tâm lý trong tập thể:Tập thể có những người có tính tình vui nhộn, lãnh đạo có đầuóc hài hước sẽ tạo ra bầu không khí vui vẻ trong tập thể.Cơ cấu về giới tính, tuổi tác cũng có ảnh hưởng quan trọng đếnbầu không khí tâm lý xã hội. + Điều kiện lao động: trang trí nội thất, trang thiết bị, ánhsáng, điều kiện vệ sinh, trang phục…cũng là các nhân tốảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý.+ Chế độ phân phối lợi ích trong tập thể: khi lợi ích của ngườilao động được quan tâm, phân phối lợi ích công bằng, đờisống vật chất và tinh thần được cải thiện thì sẽ tạo ra bầukhông khí yên tâm, phấn khởi, quan hệ giữa người vớingười trở nên thân mật, gắn bó hơn. - Những biểu hiện của bầu không khí tâm lý lành mạnh:+ Sự giao tiếp giữa các thành viên trong tập thể diễn ra một cáchthoải mái, cởi mở, chân thành.+Các thành viên trong tập thể có điều kiện và hăng hái tham giathảo luận các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tập thể.+ Mục đích và nhiệm vụ hoạt động của tập thể phải được cácthành viên trong tập thể tìm hiểu một cách rõ ràng, đảm bảotính công khai, dân chủ.+ Mọi người trong tập thể tôn trọng ý kiến và nhân cách của nhau.+ Với những biểu hiện sai trái trong tập thể, những ý kiến phêphán, nhận xét, đánh giá không mang tính đả kích cá nhân màphải trên tinh thần xây dựng.+ Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của từng bộ phận và thành viêntrong tập thể phải được phân công, quy định rõ ràng.+ Người lãnh đạo cũng đồng thời là thủ lĩnh của các nhóm khôngchính thức tích cực. -Các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội:+ Đối với người lãnh đạo: Phải xây dựng được quy chế chức vụ cho từng chức danhlãnh đạo, trong quy chế phải thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụcủa từng chức vụ. Phải có sự quan tâm đúng mức đến việc duy trì và điều chỉnhcác mối quan hệ chính thức và không chính thức. Sử dụng hợp lý các yếu tố cưỡng chế và tự khẳng định, kịpthời ngăn ngừa, xử lý mâu thuẫn nội bộ. + Đối với tập thể: Dân chủ hóa hoạt động của tập thể, thu hút đông đảo quầnchúng tham gia vào công tác quản lý để vừa phát huy trí tuệtập thể, vừa tác động vào tâm lý, tình cảm của quần chúng,thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao tập thể đối với cá nhân. Công khai hóa hoạt động của lãnh đạo. Đảm bảo sự bình đẳng trong phân công lao động, đánh giákết quả hoạt động, khen thưởng, kỷ luật đổi với các thànhviên. Duy trì pháp chế trong công tác quản lý. d. Truyền thống tập thể:Được hiểu là giá trị tinh thần, tư tưởng được thể hiện trongkết quả quá trình hoạt động của tập thể được ghi lại dướihình thức các khái niệm, nghi lễ, quy chế điều chỉnh cáchứng xử trong tập thể.- Truyền thống tập thể vừa nằm trong truyền thống chungcủa dân tộc đồng thời vẫn mang tính độc đáo, phản ánhnét đặc thù của tập thể.- Truyền thống tập thể có ý nghĩa lớn trong sự hình thànhvà đoàn kết tập thể, là chất keo dính kết các thành viêntrong tập thể, là niềm tự hào của các thành viên trong tậpthể.- Truyền thống tập thể được coi là một nội dung giáo dụctích cực đối với mọi thành viên trong tập thể e. Dư luận xã hội:- Khái niệm:Là hình thức biểu hiện tâm trạng của xã hội (tập thể) trước cácsự kiện, hiện tượng phát sinh trong quá trình hoạt động củatập thể. Nó là sự đánh giá của số đông các thành viên trong tậpthể trước các sự kiện, hiện tượng đó.Dư luận xã hội được hình thành theo các bước sau:+ Xuất hiện các tác nhân làm nảy sinh cảm xúc. Cảm xúc của mỗingười có thể không giống nhau về mức độ thậm chí trái ngượcnhau.+ Các thành viên trong tập thể tiến hành trao đổi, đưa ra nhậnđịnh, đánh giá của mình về sự kiện đó.+ Hình thành quan niệm chung của tập thể về sự kiện, hiện tượngđã xảy ra. Dư luận xã hội trong tập thể xuất hiện và lan truyền