Vì sao phải cần triết học trong cuộc sống

Trong một lớp học tại trường tiểu học Eliot Bank ở Forest Hill, phía đông nam London, những bé 7 tuổi đang ngồi khoanh gối thành một vòng tròn, chống cằm suy nghĩ về một câu hỏi nan giải do Peter Worley - giáo viên triết học đặt ra: "Có thể bước qua hai lần trên một dòng sông hay không?"

Từng em nhỏ nhíu mày. Những câu trả lời lần lượt được đưa ra: "Em nghĩ chúng ta có thể bước qua hai lần vì nếu bước qua một lần với một chân, ta có thể bước lần thứ hai với chân còn lại".

"Bạn có thể bước một lần qua dòng sông một ngày rồi về nhà. Rồi ngày hôm sau bạn có thể quay trở lại cùng một dòng sông rồi làm lại việc đó"... 

Một bé trai bỗng lên tiếng: "Nếu bạn bước qua dòng sông vào thứ bảy và rồi bước qua dòng sông vào ngày hôm sau, nơi bạn đã bước qua hôm thứ bảy sẽ biến mất rồi vì dòng sông cứ tiếp tục chảy".

"Ồ", Worley reo lên, "Nghe thú vị đấy. Điều này thật sự khiến thầy phải suy nghĩ".

"Em nghe nói rằng tất cả những sông và biển trên thế giới rồi cũng tập hợp lại với nhau", một bé gái liền giơ tay, "Dù sao dòng sông đó cũng chỉ thuộc một đại dương lớn thôi mà!"

Học triết để suy nghĩ thấu đáo và khác thường

Các em học sinh 7 tuổi trên đang cố giải quyết một câu hỏi triết học mà triết gia Hy Lạp Heraclitus đã đặt ra từ hàng thế kỷ trước.

"Tôi nghĩ triết học quan trọng vì triết học là về suy nghĩ, và về suy nghĩ sao cho thấu đáo. Và nếu suy nghĩ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta lẫn trong giáo dục, thì chắc bất cứ thứ gì liên quan đến suy nghĩ cũng quan trọng y như vậy", Worley nói về vai trò của triết học với giáo dục phổ thông.

Theo Worley, những bài học triết học như ví dụ trên đây khuyến khích những đứa trẻ đặt câu hỏi khác thường và phải "vắt óc suy nghĩ" cũng như vận dụng trí tưởng tượng để tìm câu trả lời.

Vì sao phải cần triết học trong cuộc sống
Cuốn sách "Cửa hiệu triết học".

Trong cuốn sách "Cửa hiệu triết học" tổng hợp những bài tập triết học cho trẻ, Peter Worley bắt đầu mỗi bài tập bằng những câu hỏi hay câu chuyện về dòng sông, chiếc bánh Donut, con dao và kết thúc bởi những câu hỏi "xa hơn", như về sự thay đổi, sự tồn tại, sự hiện hữu.

Những câu hỏi này là cánh cửa để rèn luyện khả năng tư duy, mở mang trí tuệ cũng như khả năng kiến giải cuộc sống.

Bên cạnh đó, thông qua quá trình cùng nhau bàn luận vấn đề triết học với bạn bè trong lớp học, trẻ phát triển khả năng giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng lập luận và tranh luận.

Đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của triết học tới kết quả học tập của trẻ. Còn trong ấn bản bàn về những lý do tại sao triết học nên được đưa vào giáo dục phổ thông, một trong những lý do chính yếu được tạp chí Philosophy in Schools dẫn ra là khả năng cải thiện năng lực tư duy và khả năng suy luận cho trẻ.

Học triết để sống tự do

Bên cạnh những kỹ năng liên quan đến suy nghĩ và tư duy phản biện, triết học rất cần thiết cho những đứa trẻ - vốn đang ở giai đoạn tìm hiểu về thế giới xung quanh - ở phương diện tiếp cận cuộc sống.

Thông qua việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi triết học, trẻ học được cách nghĩ về thế giới theo một cách khác biệt, thấu đáo, đầy nghi ngờ nhưng độc lập và đa dạng.

"Chúng ta cần triết học bởi vì đó là thứ để con người suy nghĩ, tư duy, chiêm nghiệm", Peter Worley cho hay.

Và bởi vì không có câu trả lời nào được công nhận là "đúng" hay "sai", triết học cho phép mỗi đứa trẻ khám phá chính thế giới quen thuộc từ góc nhìn độc lập, thách thức những định kiến. Đây là nền tảng cho sự độc lập của một con người trưởng thành trong tương lai.

Trong một thế giới có quá nhiều biến động như hiện nay, năng lực này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

"Những đứa trẻ đang bước vào một thế giới với quá nhiều thay đổi. Chúng ta không thể dự đoán những gì về mặt chuyên môn hay kiến thức, nhưng có một điều mà chúng ta có thể trang bị cho những đứa trẻ là sự tự tin và một ý niệm về việc tự suy nghĩ và ra quyết định", Worley cho biết.

Chẳng hạn, khả năng chất vấn những định kiến mà suy nghĩ về thấu đáo mà trẻ rèn luyện được từ triết học, giúp trẻ đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan trong cuộc sống sau này.

Còn riêng dưới góc độ giáo dục, Peter Worley cho rằng triết học trang bị cho những đứa trẻ khả năng chất vấn mọi thứ - khiến chúng không bị giới hạn hay áp đặt bởi những điểm yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục nào:

"Vì triết học có khả năng đặc biệt là bước ra ngoài khỏi chính nó và bước ra ngoài bất cứ hệ thống nào - chúng ta có triết học giáo dục, triết học toán học - tôi nghĩ triết học có một vai trò quan trọng một người bảo vệ.

Ví dụ, nếu chúng ta có triết học trong hệ thống giáo dục, thứ gì đó bước ra khỏi hệ thống và đặt câu hỏi về hệ thống đó, có nghĩa là chúng ta có điều gì đó để bảo vệ chính mình".

Là chủ tịch kiêm đồng sáng lập Quỷ Triết học, giảng viên của Royal Society of Arts và giành học vị tiến sĩ tại King's College London, Peter Worley có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy và nghiên cứu về phương pháp sư phạm trong triết học Plato.

Theo Worley, giống như âm nhạc, triết học là môn học là trẻ có thể thực hành mà không cần biết bất cứ điều gì về lịch sử hay hệ thống phương pháp.

Cách tiếp cận của Worley trong dạy triết học trong trường học là không dạy trẻ về lịch sử hay lý thuyết, mà thay đó sử dụng những câu chuyện thú vị và những câu hỏi gây tò mò. Từ đó, tạo nên những cuộc đối thoại triết học hấp dẫn trong lớp học.

"Cửa hiệu triết học" - cuốn sách tập hợp những bài đối thoại triết học trong lớp học của Peter Worley - đã nhận được giải Education Resources Award tại Best Educational Book năm 2012.

Giành chiến thắng tại New England Book Festival 2012 cho hạng mục Compilations / Anthology, đồng thời thắng chung cuộc giải ForeWord Review Book năm 2012.

An Nhiên

Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

GS. TS. Lê Hữu Tầng

06:32 CH @ Thứ Sáu - 24 Tháng Sáu, 2016

Trong bài này, tác giảđề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống. Thái cực thứ nhất coi thường vai trò của triết học vì cho rằng:

1) Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết,

2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.

Tác giảđã luận chứng cho quan điểm, theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn).

Chủ đề Hội thảo của chúng ta là ( Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới.

Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào?

Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu, trường phái mới.

Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.

Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận.

Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động.

Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết thực gì hết?

Ý kiến trên đây, trong chừng mực nhất định, có căn cứ của nó, vì trong nhiều trường hợp, khi giải quyết những vấn đề cụ thể, những người làm công tác thực tiễn không thể tìm thấy ở những người làm công tác triết học một câu trả lời cụ thể. Trong khi đó, trong hoạt động thực tiễn, con người lại bắt gặp và buộc phải giải quyết trước hết chính những vấn đề hết sức cụ thể này. Vậy, phải chăng ở đây, tri thức triết học là vô ích?

Không! Mặc dầu những vấn đề bức bách do cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là những vấn đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề cụ thể ấy một cách có hiệu quả, không một ai có thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung hay xuất phát từ lời giải đáp đã có về những vấn đề chung liên quan với các vấn đề cụ thể đó. A.Anhxtanh đã từng nhận xét vào năm 1954: "Những khó khăn mà nhà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn nhiều so với nhà vật lý của các thế hệ trước". M.Plank cũng có nhận xét tương tự: "Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu. Xu hướng tìm đến thế giới quan liên kết này có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với vật lý học, mà còn đối với toàn bộ khoa học tự nhiên". Như vậy, khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, người nghiên cứu sớm muộn sẽ vấp phải những vấn đề chung, trong đó có những vấn đề triết học mà việc giải quyết chúng, là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Những lời giải đáp tìm được ở đây, trong lĩnh vực triết học, là sự đóng góp rất thiết thực vào việc giải quyết những vấn đề hết sức cụ thể ấy chứ không phải nằm bên lề của việc giải quyết những vấn đề đó.

Tuy nhiên, không nên hiểu sự đóng góp này một cách giản đơn. Không nên hiểu hiệu quả của nghiên cứu triết học như hiệu quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học kỹ thuật, càng không nên hiểu nó như hiệu quả của hoạt động sản xuất trực tiếp. Các kết luận mà nghiên cứu triết học đạt tới không phải là lời giải đáp trực tiếp, cụ thể cho từng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng của cuộc sống, mà, như đã nói trên, nó là cơ sở cho việc tìm kiếm những lời giải đáp trực tiếp, cụ thể ấy. Chẳng hạn, kết luận mới của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam: "Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,, chính là cơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng đắn hơn trong nhiệm vụ cải tạo xã hội và phát triển kinh tế trong suất quá trình đổi mới. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều thí dụ cho thấy hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá trị đinh hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải là những lời giải đáp cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.

Một lý do nữa đã góp phần làm xuất hiện thái độ coi thường vai trò của triết học đó là sự nghi ngờ về tính chân lý của các khẳng định triết học. Người ta đặt câu hỏi: tri thức triết học có đáng tin cậy không khi nó đóng vai trò là cái định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn? Vấn đề là ở chỗ, trong thời kỳ cổ đại, khi các khoa học chuyên ngành chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện, con người có thể bằng lòng với lời giải đáp của triết học đối với các vấn đề mà con người quan tâm về thế giới xung quanh mình. Nhưng, với sự xuất hiện và phát triển, thậm chí phát triển mạnh mẽ của các khoa học chuyên ngành, thì con người không còn thoả mãn với những câu trả lời của triết học được nữa. Tại sao vậy?

Trước hết, vì các khẳng định của khoa học phải được kiểm tra bằng các tài liệu thực nghiệm. và về nguyên tắc, có thể bị thực nghiệm bác bỏ. Trong khi đó, các khẳng định của triết học không thể kiểm tra được bằng thực nghiệm và cũng không bác bỏ được bằng thực nghiệm (chẳng hạn, không thể làm được như thế với các luận điểm như vật chất có trước, ý thức có sau, với quan điểm của Hêghen nói rằng cơ sở phát triển của giới tự nhiên là sự phát triển của ý niệm tuyệt đối…).

Thứ hai, triết học không có phương pháp nghiên cứu riêng của mình, trong khi đó các khoa học tự nhiên đùng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu đạt được được bảo đảm.

Những ý kiến nhận xét trên đây, trong chừng mực nhất định, cũng có căn cứ của nó, vì đúng là triết học không có trong tay mình một phương tiện kỹ thuật nào, một thiết bị quan sát, thí nghiệm nào để tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu và trên cơ sở đó, tiến tới khám phá những bí ẩn của sự vật, hiện tượng mà mình nghiên cứu. Vậy, triết học dựa vào đâu và làm cách nào để đi tới chân lý?

Trên cơ sở phân tích và khái quát hoá đặc điểm nhận thức của triết học trong suốt quá trình phát triển lịch sử của nó, nhiều tác giả rút ra kết luận rằng, triết học tự bản thân nó không trực tiếp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, nhưng nó sử dụng các kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn đã được ghi lại trong các khái niệm, lý thuyết của các bộ môn khoa học chuyên ngành khác, được thể hiện trong các tác phẩm vặn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Tất cả những cái đó tạo nên "nền tài liệu thực nghiệm" mà xuất phát từ đấy, triết học đi tới các phát hiện của mình.

Triết học đi tới các phát hiện đó bằng cách nào? 'Có tác giả cho rằng bằng tư duy lý luận, tác giả khác lại cho rằng bằng khái quát hoá lý luận, số thứ ba cho rằng bằng luận giải (interprêtaxia)... Chính bằng cách đó, các kết luận triết học được rút ra và lại quay trở lại .phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

Từ kinh nghiệm nghiên cứu vật lý học của mình, M.Bom cho rằng, vật lý học của thực tiễn không? Đó là những vấn đề đặt ra rất cần được nghiên cứu, giải quyết. Song, dù thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, có lẽ cùng với việc sử dụng các phương pháp tư duy lý luận hay khái quát hoá lý luận… như đã kể trên, nên chặng, việc nghiên cứu triết học cần được kết hợp với các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, sử đụng phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành ấy để đưa khách thể nghiên cứu vào tình huống nghiên cứu đã được lựa chọn một cách có chủ đích, để buộc khách thể phải trả lời câu hỏi của người nghiên cứu. Hy vọng rằng bằng cách làm ấy, chúng ta có thể làm cho các kết quả nghiên cứu của chúng ta có cơ sở hơn, đáng tin cậy hơn, thuyết phục hơn chăng! Điều này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên toàn cầu, kỷ nguyên của những vấn đề liên quan đến toàn cầu mà việc giải quyết chúng đòi hỏi con người phải vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp, cục bộ, địa phương, quốc gia để tiến tới tầm nhìn toàn cầu, một tầm nhìn không thể không đòi hỏi phải có sự tham gia của triết học.

Bên cạnh thái độ coi thường vai trò của triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở nơi này, nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một thái độ khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Có nơi, có lúc, vì quá nhấn mạnh vai trò của triết học nên đã gây ra ở một số người ảo tưởng rằng, triết học là cái chìa khoá vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Có nơi, có lúc, với lòng nôn nóng muốn đưa triết học vào phục vụ hoạt động thực tiễn, các cán bộ triết học đã hăng hái lao vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề thực tiễn quá cụ thể chỉ với những tri thức triết học chung mà quên mất rằng, để có thể tìm ra lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề hết sức cụ thể, bên cạnh những tri thức lý luận chung, trong đó có tri thức triết học, còn cần có hàng loạt tri thức khác nữa, như sự am hiểu tường tận về tình hình thực tế liên quan đến vấn đề cụ thể đang được xét trong một bối cảnh không gian - thời gian nhất định, sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, đặc biệt là sự nhạy cảm thực tiễn, một sự nhạy cảm chỉ có được qua quá trình đào luyện, lăn lộn lâu năm trong nghề. Thiếu những cái vừa nói, không một nhà triết học uyên bác nào có thể tìm ra được một lời giải đáp đúng đắn nào cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào của cuộc sống, cho dù đó là một vấn đề đơn giản nhất đi nữa.

Như vậy, để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể, nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công việc; hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những quy luật, những tri thức triết học chung mà không tính đến tình hình cụ thể đó không nắm được tình hình cụ thể đó trong từng trường hợp cụ thể, hậu quả là sẽ khó tránh khỏi bị thất bại.

Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức trên đây tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình.

Nguồn:Tạp chí Triết học (2006)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:10:27 CH @ 24/06/2016

triết họccon ngườilý trítriết lýtri thứccuộc sốngứng dụng