Bệnh đáy mắt ở trẻ em

Rất nhiều các bệnh đáy mắt có thể gây mù lòa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Trong đó có 3 bệnh lý đáy mắt thường gặp là thoái hóa hoàng điểm, phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường và bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Các bệnh lý đáy mắt gây mù lòa thường gặp
  • 2 Cần phát hiện sớm các bệnh lý đáy mắt
  • 3 Các biện pháp phòng chống các bệnh đáy mắt gây mù lòa

Các bệnh lý đáy mắt gây mù lòa thường gặp

Bệnh đáy mắt ở trẻ em

Bệnh lý đáy mắt gây mù đang gia tăng và là hiểm họa đối với người bệnh, gây tác hại cả về mặt y tế, kinh tế và xã hội. Có 3 bệnh lý đáy mắt gây mù thường gặp là: bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người già (AMD), bệnh phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường (DME) và bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (RVO).

Thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa của tế bào hoàng điểm làm cho mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác, giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ ở phần chính giữa bị méo mó, biến dạng, mất thị lực.

Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, có 2 thể khô và thể ướt. Dạng khô tiến triển từ từ, từ một điểm mờ ở vùng trung tâm của hình ảnh, điểm mờ này sẽ ngày càng lớn hơn và tối hơn.

Thoái hóa hoàng điểm thể ướt nguy hiểm hơn, 90% dẫn tới mù lòa và có triệu chứng đột ngột, đặc biệt là nhìn mờ hoặc có một điểm mù ở trung tâm thị trường một mắt hoặc cả hai mắt. Các triệu chứng này có thể xấu đi nhanh chóng, 42% bệnh nhân bị một mắt sẽ có nguy cơ bị mắt thứ hai trong vòng 3-5 năm.

Mỗi năm, trên thế giới có tới 30 – 50 triệu người mắc AMD và đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở những người có tuổi. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc AMD là những người trên 50 tuổi, người có nồng độ cholesterol máu cao, bệnh nhân tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu…

Một bệnh lý đáy mắt gây mù thường gặp khác là phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường (DME). Nhiều nghiên cứu cho thấy biến chứng mắt trong đó có bệnh đáy mắt chiếm tỉ lệ cao, tỉ lệ biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường có thể lên tới 28.5% ở người trên 40 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh là do ở bệnh nhân đái tháo đường, yếu tố tăng sinh mạch máu biểu mô ở mạch máu đáy mắt gia tăng, dẫn tới tăng thoát mạch và xuất tiết ở hoàng điểm, gây phù hoàng điểm. Hậu quả đối là suy giảm thị lực, biến dạng hình ảnh và thậm chí gây mù lòa…

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (RVO) cũng là bệnh lý đáy mắt gây mù hay gặp chỉ sau bệnh DME. Những người có tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu và các bệnh lý tim mạch do tăng độ nhớt của máu là những đối tượng có nguy cơ cao bị tắc tĩnh mạch võng mạc.

Bệnh RVO gây giảm thị lực nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như các hoạt động chức năng hàng ngày. Việc phát hiện và được can thiệp sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cần phát hiện sớm các bệnh lý đáy mắt

Các nghiên cứu về nhãn khoa chỉ ra, bệnh lý đáy mắt như võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, thoái hóa hoàng điểm, tắc động tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc… ngày càng gia tăng, trở thành nguyên nhân gây giảm, mất thị lực và mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời.

Các bệnh ở mắt này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế năng lực và sự độc lập trong cuộc sống, tạo nên gánh nặng cho xã hội.

Với những người cao tuổi; người có bệnh lý nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch; những người bị tật khúc xạ nặng hoặc bị chấn thương nghiêm trọng vùng mặt là những đối tượng dễ bị mắc các bệnh lý đáy mắt.

Các bệnh lý về đáy mắt lúc đầu chỉ có những triệu chứng rất nhỏ và giống với các bệnh lý khác, nên dễ bị bỏ qua. Bệnh lý đáy mắt chỉ có thể phát hiện được thông qua hệ thống trang thiết bị khám chuyên biệt, đồng bộ. Việc phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp ngăn chặn và điều trị các biến chứng nguy hiểm, tránh tổn thương thị giác và mất hẳn thị lực.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh được trang bị đầy đủ kiến thức, sẽ giúp người bệnh giữ được tâm lý ổn định, theo dõi bệnh liên tục và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu biến chứng của bệnh lý đáy mắt.

Các biện pháp phòng chống các bệnh đáy mắt gây mù lòa

Bệnh đáy mắt ở trẻ em

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về đáy mắt cần đi khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Nếu nhận thấy có những thay đổi trong thị giác, đặc biệt xảy ra đột ngột, bao gồm: nhìn mờ, chấm đen, chớp sáng, ám điểm, méo hình, khó đọc sách hoặc làm những việc chi tiết thì cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện các bệnh lý đáy mắt.

Ở giai đoạn sớm, những tổn thương đáy mắt mới ở vùng ngoại vi, chưa vào đến vùng trung tâm nên chưa ảnh hưởng đến sức nhìn, điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tốt.

Với kỹ thuật phẫu thuật cắt dịch kính trước đây, máy chụp cắt lớp võng mạc OCT chỉ giúp bác sĩ theo dõi và xác định tổn thương ở các lớp võng mạc cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, còn trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ không nhìn được hết các lớp võng mạc mà dựa vào kinh nghiệm để điều trị. Vì vậy, hiệu quả của ca phẫu thuật phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ.

Hiện tại trên thế giới, công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống máy phẫu thuật cắt dịch kính đã được tích hợp với kính sinh hiển vi và máy chụp cắt lớp võng mạc OCT cho phép trong quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên dễ dàng nhìn được những vi tổn thương trong các lớp võng mạc để điều trị triệt để, chính xác, giúp giảm thiểu rủi ro và đem lại ca phẫu thuật cắt dịch kính an toàn, hiệu quả.

Không những vậy, phẫu thuật cắt dịch kính với sự hỗ trợ của kính sinh hiển vi và OCT, giúp bác sĩ nhìn xuyên được các lớp giác mạc, võng mạc, thủy tinh thể rất mỏng đã mở ra một kỹ thuật đột phá, đó là ghép giác mạc hoặc ghép biểu mô sắc tố, điều trị được một số bệnh lý đáy mắt, nhất là bệnh lý thoái hóa hoàng điểm, giúp bệnh nhân giữ được thị lực.

Khi nghi ngờ bị các bệnh đáy mắt, hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.