Bệnh nào liên quan tới cân bằng nội môi năm 2024

Các nhà khoa học xác định cơ thể con người có hơn 50 hormone. Hệ nội tiết sản sinh ra các loại hormone để kiểm soát phần lớn các chức năng quan trọng trong khắp cơ thể, điều chỉnh sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản… Vậy nếu cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố sẽ như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán thế nào?

Bệnh nào liên quan tới cân bằng nội môi năm 2024

Nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố là các chất phối hợp nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể bằng cách truyền thông điệp qua máu đến các cơ quan, da, cơ, mô. Nội tiết tố có vai trò quan trọng với sức khỏe với khoảng 50 loại hormone trong cơ thể con người.

Các tuyến nội tiết khác nhau tạo nên hệ thống nội tiết. Nội tiết tố giúp kiểm soát các chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm: trao đổi chất, cân bằng nội môi, tăng trưởng, phát triển, chức năng tình dục, tâm trạng, sinh sản, chu kỳ giấc ngủ. ()

Mất cân bằng nội tiết tố là gì?

Mất cân bằng nội tiết tố là khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít một hoặc nhiều loại hormone. Với nhiều loại hormone, nếu cơ thể có mức hormone quá nhiều hoặc quá ít cũng gây ra những thay đổi lớn đối gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số trường hợp, người bệnh mất cân bằng nội tiết tố chỉ mang tính tạm thời nhưng sẽ có những bệnh nhân bị mất cân bằng nội tiết tố mạn tính. Ngoài ra, một số trường hợp mất cân bằng nội tiết tố cần điều trị duy trì thể chất ổn định và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số sự thay đổi nội tiết tố thường gặp bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều (kinh nguyệt): có các loại hormone có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt; vì vậy nếu cơ thể xảy ra sự mất cân bằng này sẽ gây ra kinh nguyệt không đều. Các rối loạn nội tiết tố gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều với các triệu chứng như: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô kinh.
  • Vô sinh: Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng không có nang noãn chín gây ra hiện tượng không rụng trứng (anovulation) có thể gây vô sinh.
  • Mụn trứng cá: do lỗ chân lông bị tắc. Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở tuổi dậy thì khi có các tuyến dầu bị kích thích, các hormone hoạt động mạnh nên hình thành nhiều mụn trứng cá.
  • Mụn nội tiết tố (mụn trứng cá ở người lớn): xảy ra do nội tiết tố thay đổi khiến da tăng tiết dầu. Tình trạng này thường gặp trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc ở người đang điều trị bằng testosterone.
  • Bệnh tiểu đường: khi tuyến tụy không tạo ra hoặc cơ thể không đủ hormone insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách đều ảnh hưởng sức khỏe.
  • Bệnh tuyến giáp: suy giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp), cường giáp (nồng độ hormone tuyến giáp cao).
  • Béo phì: một số loại hormone mất cân bằng sẽ truyền tín hiệu cơ thể cần thức ăn hoặc cách cơ thể sử dụng năng lượng nên dễ dẫn đến tăng cân dưới dạng tích trữ chất béo. Trường hợp, thừa hormone cortisol, hormone tuyến giáp thấp (suy giáp) cũng gây béo phì.
    Bệnh nào liên quan tới cân bằng nội môi năm 2024
    Mất cân bằng nội tiết tố khiến kinh nguyệt không đều, dễ hình thành mụn trứng cá.

Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ

Nữ thường mất cân bằng nội tiết tố ở những thời điểm nhất định như: đến chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, mãn kinh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt, điều kiện môi trường cũng gây mất cân bằng nội tiết tố nữ. Các tuyến nội tiết gồm các tế bào nằm khắp cơ thể tạo ra, lưu trữ, giải phóng các hormone vào máu. Các tuyến nội tiết khác nhau sẽ điều chỉnh các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ như: (2)

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Căng thẳng nhiều gây stress.
  • Cơ thể tích tụ nhiều mỡ.
  • Tuyến yên có khối u.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Hội chứng Prader-Willi (bệnh rối loạn hiếm gặp sau khi sinh, thường xuyên có cảm giác đói, dấu hiệu này bắt đầu vào khoảng 2 tuổi trở lên).
  • Viêm tụy do di truyền.
  • Tuyến nội tiết tổn thương.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Độc tố, chất gây ô nhiễm, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
  • Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Lạm dụng thuốc steroid đồng hóa (tăng protein trong các tế bào, kích thích sự phát triển cơ bắp).
  • Chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động (hội chứng Turner gây dị tật tim, buồng trứng).
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động không hiệu quả.
  • Phytoestrogen, estrogen từ các loại thực phẩm như: đậu nành (estrogen nạp vào cơ thể quá nhiều cũng dễ gây ung thư vú, ung thư buồng trứng, vô sinh, rối loạn tự miễn dịch).
  • Nồng độ glucagon cao (dẫn đến các triệu chứng giống bệnh tiểu đường).
  • Nồng độ insulin trong cơ thể cao.
  • Quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến cận giáp để cân bằng lượng canxi trong máu).
  • Thuốc ngừa thai.
  • Thuốc thay thế nội tiết tố.
  • Các khối u hoặc u nang lành tính nhưng cũng ảnh hưởng các tuyến nội tiết.
  • Ung thư.
  • Hóa trị hoặc xạ trị.
  • Các nốt tuyến giáp đơn độc (không gây tử vong, bao gồm dấu hiệu ung thư vòm họng).
  • Nồng độ hormone cortisol cao.
  • Quá ít hormone cortisol, aldosterone (bệnh Addison có nhiều triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố nữ như: mệt mỏi, rối loạn chức năng tình dục).
  • Thiếu i-ốt.
  • Chán ăn.
  • Thuốc.
  • Ung thư buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), mãn kinh sớm, thuốc thay thế hormone, thuốc ngừa thai, suy buồng trứng sớm (POI – xảy ra khi buồng trứng nữ ngừng hoạt động bình thường trước 40 tuổi khiến cơ thể không sản xuất lượng hormone estrogen bình thường hoặc giải phóng trứng thường xuyên dễ dẫn đến vô sinh).

Mất cân bằng nội tiết có nguy hiểm không?

Có. Mất cân bằng nội tiết tố nếu không được điều trị sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Nội tiết tố giúp kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Các nguyên nhân thường gặp của sự mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng, chế độ ăn uống, môi trường, lối sống, tuổi tác. (3)

Thiếu hụt nội tiết tố cũng ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Nồng độ insulin trong cơ thể thấp dẫn đến bệnh tiểu đường gây mất cân bằng lượng đường huyết; hormone DHEA thấp cũng gây trầm cảm, căng thẳng; nồng độ hormone cortisol tăng hoặc giảm do lo lắng, căng thẳng mạn tính. Đặc biệt, có 4 loại hormone tác động trực tiếp lớn hơn đến sức khỏe tinh thần, não bộ như:

  • Estrogen: hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, sự tăng trưởng, phát triển, hệ thống sinh sản nữ. Loại hormone này cũng ảnh hưởng đến hệ nội tiết, xương, mỡ, tim mạch. ()
  • Progesterone: hormone cải thiện lo lắng, căng thẳng.
  • Testosterone: hormone điều hòa tâm trạng, sức mạnh, chức năng tình dục (nồng độ testosterone thấp cũng gây giảm ham muốn tình dục).
  • Tuyến giáp: cơ quan điều chỉnh năng lượng cho cơ thể.

Triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố

Cơ thể có hơn 50 loại hormone khác nhau với các chức năng quan trọng khác nhau. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào sự mất cân bằng hormone của tuyết nội tiết nào. Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm:

1. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất với các phản ứng hóa học trong các tế bào trong cơ thể giúp biến đổi thức ăn thành năng lượng. Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất như:

  • Nhịp tim chậm hoặc nhanh.
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy hoặc đi vệ sinh thường xuyên hơn.
  • Tê, ngứa tay.
  • Mức cholesterol trong máu cao.
  • Trầm cảm, lo lắng.
  • Không chịu được sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh.
  • Da và tóc khô.
  • Da mỏng.
  • Mỡ trên cơ thể phân bố không đều.
  • Da sẫm màu ở nách, bẹn hoặc sau 2 bên cổ (bệnh acanthosis nigricans).
  • Khát nước, tiểu thường xuyên.

2. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố ở nữ

Nữ khi sinh ra mất cân bằng hormone giới tính estrogen, progesterone do buồng trứng sản xuất hoặc dư thừa testosterone, nội tiết tố nam. Sự mất cân bằng hormone giới tính dẫn đến các triệu chứng như:

  • Mụn trứng cá xuất hiện nhiều trên mặt, ngực hoặc lưng.
  • Rụng tóc.
  • Nhiều lông trên cơ thể.
  • Nóng trong người.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Giảm chức năng tình dục.
  • Teo, khô âm đạo.

3. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố ở nam

Nam khi sinh ra mất cân bằng testosterone do tinh hoàn sản xuất, các hormone giới tính khác sẽ dẫn đến các triệu chứng như:

  • Giảm hoặc rụng lông trên cơ thể.
  • Rối loạn cương dương (ED).
  • Gynecomastia (mô vú mở rộng).
  • Giảm chức năng tình dục.
  • Mất khối lượng cơ bắp.
    Bệnh nào liên quan tới cân bằng nội môi năm 2024
    Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố khác nhau tùy thuộc vào sự mất cân bằng hormone của tuyết nội tiết khác nhau.

Chẩn đoán mất cân bằng nội tiết

Rối loạn nội tiết dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng rối loạn nội tiết tố dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác. Do đó, rối loạn nội tiết khó chẩn đoán nên bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm đánh giá lượng hormone trong nước tiểu hoặc trong máu, để xác định lượng hormone tăng hay giảm. Tuỳ theo loại hormone, thời điểm lấy xét nghiệm rất quan trọng, tránh làm sai lệch kết quả.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sẽ được bác sĩ chỉ định khi có bất thường về hormone. Trong một số trường hợp các tuyến nội tiết không phát hiện bất thường về hình ảnh nhưng lượng hormone tiết ra lại rối loạn nhiều.

Điều trị mất cân bằng nội tiết

Tủy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ áp dụng những phương pháp điều trị mất cân bằng nội tiết tố khác nhau.

Nếu người bệnh có nồng độ hormone thấp hơn bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng liệu pháp thay thế hormone. Tùy vào loại hormone nào bị thiếu hụt mà người bệnh cần dùng thuốc uống dạng viên hoặc thuốc tiêm.

Ví dụ, nếu người bệnh có mức hormone tuyến giáp thấp (suy giáp) bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ phải tiêm hormone tăng trưởng tổng hợp.

Nếu người bệnh có nồng độ hormone cao hơn bình thường, có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp để cải thiện tình trạng bệnh.

Nếu u tiết prolactin (khối u lành tính, không phải ung thư) gây thừa hormone prolactin, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để thu nhỏ khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để cân bằng nội tiết tố như: thư giãn để kiểm soát mức độ căng thẳng, tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Cách phòng tránh mất cân bằng nội tiết tố

Dù không thể ngừa được tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nhưng có một lối sống lành mạnh cũng giúp cho nội tiết tố khỏe, cân bằng như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh (dầu dừa, các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi…)
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên đến bác sĩ khám, kiểm soát các bệnh nền (nếu có).
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh ánh sáng xanh vào ban đêm: tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị công nghệ như: điện thoại di động, màn hình máy tính sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Cơ thể phản ứng với ánh sáng xanh như ánh sáng ban ngày, điều chỉnh các hormone để đáp ứng. Việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào buổi tối khiến ức chế hormone melatonin gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể. Tránh ánh sáng xanh giúp điều chỉnh hormone, khôi phục nhịp sinh học tự nhiên sau giấc ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Uống trà xanh.
  • Tránh ăn quá nhiều.
    Bệnh nào liên quan tới cân bằng nội môi năm 2024
    Tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sức đề kháng khỏe.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trang thiết bị công nghệ hiện đại với nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, điều trị tiểu đường, các rối loạn nội tiết khác. Người bệnh đến đây sẽ được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp.

Mất cân bằng nội tiết tố sẽ khó xác định do có nhiều triệu chứng gần giống như các bệnh khác. Do đó, khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám để giúp cân bằng nội tiết, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.