Bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào

Tôi bị mẩn ngứa da dị ứng hơn 1 tháng nay, tôi đi khám và điều trị da liễu uống thuốc bớt bệnh hết thuốc ngứa lại. Vừa qua tôi có cảm giác người uể oải làm việc mất tập trung.

Cách điều trị bệnh sán chó hiệu quả

Qua tìm hiểu tôi thấy có nhiều biểu hiện giống như bệnh sán chó. Xin bác sĩ cho biết nhà tôi không nuôi chó tôi có bị bệnh sán chó không? Nếu bị bệnh sán chó có chữa trị khỏi không? Chữa trị ở đâu, bao lâu hết bệnh? H.Đ.T. Hà Tiên, Kiên Giang.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về bệnh sán chó và chúng tôi trả lời bạn như sau:

Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) khoảng 80% và mèo (T. cati) khoảng 20 %. Do phần lớn lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh giun đũa chó hay (sán chó)

Bệnh sán chó lây nhiễm cho con người như thế nào?

Bệnh sán chó Toxocara chủ yếu lây nhiễm cho người qua đường miệng, số ít có thể lây qua da và niêm mạc. Bạn có thể bị nhiễm bởi vô tình nuốt phải trứng sán chó Toxocara qua đường miệng do ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi. Ấu trùng Toxocara tồn tại trong đất có thể xâm nhập qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng. Trẻ em có thói quen cho tay vào miệng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ trẻ bị nhiễm bệnh sán chó cao.

Ấu trùng bệnh sán chó

Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó cho người

Nhà tôi không nuôi chó tôi có nguy cơ nhiễm sán chó không?

Bạn không nuôi chó, không tiếp xúc với chó/mèo, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh sán chó. Vì nang ấu trùng sán chó Toxocara có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên, phát tán ra môi trường, dính vào lá rau, thực phẩm, trong đất, cát. Bạn có thể bị nhiễm bệnh qua ăn rau sống, thực phẩm chưa được nấu chín.

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Khi nhiễm vào cơ thể ấu trùng sán chó theo dòng máu chu du khắp nơi trong cơ thể, đến tim, gan, phổi, thận, lách, não. Nhiễm sán chó nếu không được điều trị ấu trùng sán chó có thể đến não, tạo khối u trong não, viêm não gây hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nếu bị nhiễm sán chó sẽ nguy hiểm hơn người lớn với các dấu hiệu triệu chứng sau: bệnh phát bệnh từ từ, lâu ngày có thể sốt nhẹ thoáng qua, kém ăn, gầy ốm, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ho khạc ra đờm có thâm nhiễm bạch cầu ái toan, khó thở. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể gây viêm cơ tim, viêm đài bể thận, hoại tử gan, viêm não co giật.

Ở người lớn, nhiễm bệnh sán chó Toxocara những biểu hiện triệu chứng thường mơ hồ, xuất hiện một số biểu hiện không rõ ràng như mệt mỏi, uể oải, làm việc kém tập trung, mẩn ngứa da, nổi mề đay, khó thở dạng giả hen. Lâu ngày có thể viêm phổi, tràn dịch màng phổi.

Nhiễm sán chó gây tổn thương gan, tạo khối u trong gan, gây viêm gan là dấu hiệu thường gặp, dễ nhầm với bệnh u gan, ung thư gan.

Nhiễm sán chó gây mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, uống thuốc bớt bệnh, hết thuốc ngứa lại. Tình trạng giống như biểu hiện của bệnh da liễu nên phần lớn bệnh nhân đến khám trị bệnh da liễu và chỉ khám trị giun sán khi trị da liễu không hiệu quả .

Tại sao bệnh sán chó lại gây mẩn ngứa da dị ứng?

Khi cơ thể nhiễm ấu trùng sán chó lâu ngày không được điều trị, ở trong máu ấu trùng sán chó tiết ra độc tố, khiến cơ thể nhận biết đó là một dị nguyên lạ và cơ thể sinh ra kháng thể chống lại dị nguyên đó, gây nên hiện tượng mẩn ngứa da, dị ứng.

Làm sao để biết được cơ thể đang bị nhiễm bệnh sán chó?

Bệnh sán chó thường thường âm thầm ít có biểu hiện triệu chứng. Số ít người bệnh có biểu hiện mệt mỏi uể oải, cảm giác châm chích, nhột nhột dưới da khó chịu, làm việc kém tập trung. Vì vậy, để biết được cơ thể có bị nhiễm sán chó hay không nên thử máu định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần.

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sán Chó Và Cách Trị Sán Chó Hiệu Quả

Hình ảnh ấu trùng sán chó làm tổ trong não

Bệnh sán chó có trị khỏi không, bao lâu dứt bệnh?

Hiện nay bệnh sán chó có thể trị khỏi sau 1 đến 3 liệu trình, mỗi liễu trình từ 7 đến 15 ngày. Thời gian dứt bệnh từ 1 đến 3 tháng. Việc điều trị quan trọng nhất là sự tương tác các thuốc vì trong toa thuốc trị bệnh sán chó không đơn thuần chỉ là một loại thuốc. Bác sĩ sẽ phối hợp thuốc để tăng tác dụng hiệp đồng giúp thuốc nhanh chóng tác động đến ấu trùng, tiêu diệt chúng trong các mô và trong máu.

Quá trình điều trị ấu trùng sẽ chết và được bạch cầu thực bào, đào thải ra ngoài theo cơ chế bạch cầu dọn dẹp, không ra theo phân như sán dây bò, giun đũa…Sau khi trị bệnh cần đánh giá tình trạng, mức độ bệnh của từng người qua việc tái khám xét nghiệm lại.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh sán chó Toxocara

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó cho người bệnh, bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng.

Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi,…cho người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng hiện tại như thế nào? Cần chữa trị bao lâu nữa, giúp bệnh nhân yên tâm.

Bác sĩ không nên kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh sán chó Toxocara với 1 đến 2 loại thuốc vì như thế là không đủ để tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong máu. Không nên dùng thuốc trong thời gian quá dài và không hẹn ngày tái khám.

Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM do các bác sĩ làm việc trong ngành ký sinh trùng thành lập, chuyên xét nghiệm và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán. Đặc biệt, trị ngứa da do nhiễm trùng sán chó Toxocara trong máu độc đáo của bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, nguyên nhân được cho là tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn và mẩn ngứa da kéo dài sẽ là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm.