Bệnh viện bạch mai thế mạnh là gì năm 2024

Ngày 19/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự Lễ kỷ niệm 105 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba (lần thứ hai) của BV Bạch Mai (Hà Nội).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước cho biết từ một bệnh viện thuộc địa được xây dựng năm 1911 do người Pháp quản lý, sau 105 năm xây dựng, Bạch Mai đã trở thành một trong những bệnh viện đầu ngành và là một trung tâm y tế lớn.

Bệnh viện Bạch Mai đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ các thầy thuốc, trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hiện đại, ngang tầm các nước trong khu vực. Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên có trình độ cao. Nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã được ứng dụng, nâng cao chất lượng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh; góp phần quan trọng cùng ngành y tế khống chế thành công nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chủ tịch nước cho rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao tầm vóc, tuổi thọ của con người Việt Nam, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

“Là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, có uy tín hàng đầu của đất nước, Bệnh viện Bạch Mai có trách nhiệm và vai trò to lớn cùng toàn ngành y tế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang này” – Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước đề nghị bệnh viện cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ y học tiên tiến, hiện đại; nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu”.

“Tôi tin rằng với truyền thống lịch sử vẻ vang 105 năm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Y tế, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, của Thủ đô Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai nhất định sẽ trở thành một bệnh viện hiện đại ngang tầm với các bệnh viện tiên tiến trong khu vực và thế giới, xứng đáng với sự yêu mến, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân” – Chủ tịch nước gửi gắm.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay bệnh viện có quy mô 1.400 giường bệnh, số lượng bệnh nhân đến khám hàng năm là 350.000 đến 450.000 người, số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỉ lệ sử dụng giường bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%).

Nhân dịp kỷ niệm 105 năm thành lập, bệnh viện vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hàng Ba (lần 2). Hai cá nhân là PGS-TS Nguyễn Quốc Anh và GS Nguyễn Lân Việt được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến luôn được coi là hai trong 7 nhiệm vụ quan trọng gắn liền với lịch sử phát triển và trưởng thành của Bệnh viện. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ngày 19/8/1998 Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai. Tại thời điểm thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến chỉ có 2 bác sĩ chuyên trách với cơ sở vật chất nghèo nàn.

Với sự giúp đỡ của Tổ chức JICA (Nhật Bản) trong khuôn khổ dự án Tăng cường năng lực Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị Thông tin - Giáo dục - Truyền thông (IEC) đã được thành lập năm 2001 trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp và một toà nhà đào tạo 3 tầng với tổng diện tích 1910,82 m2 được khánh thành năm 2005.

Tháng 2/2005, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Bạch Mai và đơn vị IEC đã được sáp nhập vào Trung tâm Đào tạo.

Sau một thời gian hoạt động, nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của một Trung tâm Đào tạo có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và một Phòng Chỉ đạo tuyến với 10 năm kinh nghiệm, ngày 04/8/2008 Bộ trưởng Bộ Y đã ký Quyết định số 2799/QĐ-BYT thành lập Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (viết tắt TDC) trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị trên.

Tháng 9/2010, Bệnh viện cũng đã giao nhiệm vụ quản lý tập trung công tác thư viện cho Trung tâm trên cơ sở sáp nhập tổ thư viện thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp với bộ phận thư viện điện tử thuộc Trung tâm.

Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bạch Mai (TDC) được giao những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện, là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận chức năng tham mưu, giúp Giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung mọi hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên chức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ đi luân phiên; thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ (IEC), thư viện của bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ và IEC, thư viện của bệnh viện.

II. NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TDC

· Hiện tại TDC có 32 cán bộ nhân viên chuyên trách, là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo và chỉ đạo tuyến, trong đó PGS, TS: 1; Thạc sĩ: 8; BS: 2; CN: 18.

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và các giảng viên kiêm nhiệm thuộc các Viện/Trung tâm/Khoa/Phòng của Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại học Y Hà Nội.

· Cơ cấu tổ chức:

- Trung tâm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- 5 phòng ban chức năng:

Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

Phòng Chỉ đạo tuyến

Phòng Đào tạo Kỹ năng và Truyền thông

Văn phòng Trung tâm

Tổ Tài chính kế toán

- 01 Hội đồng Giáo dục và Đào tạo của bệnh viện do Giám đốc Bệnh viện ký Quyết định thành lập.

- 01 màng lưới đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện do Giám đốc Bệnh viện ký Quyết định thành lập.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

· Trung tâm sử dụng, quản lý phòng thư viện tại tòa nhà P và toàn bộ 3 tầng thuộc tòa nhà Trung tâm Đào tạo do JICA tài trợ xây dựng với tổng diện tích 1910,82 m2, được khánh thành ngày 06/01/2005 và đưa vào sử dụng ngày 14/02/2005.

Các phòng trong tòa nhà được sử dụng làm trụ sở làm việc của cán bộ viên chức Trung tâm, các giảng đường, phòng đào tạo tiền lâm sàng,... phục vụ công tác đào tạo, hội thảo, hội nghị, sinh hoạt khoa học.

· Hệ thống giảng đường, trang thiết bị, phương tiện khá đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ của bệnh viện trong hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến, truyền thông, thư viện.

· Kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TÓM TẮT NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt, tuyến cao nhất trong hệ thống khám chữa bệnh, có bề dày hoạt động hơn 100 năm, với nhiều chuyên khoa đầu ngành cùng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, BV là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y Hà Nội trong việc đào tạo bác sĩ, BS nội trú, BSCK1, BSCK2, thạc sĩ, tiến sĩ và các chuyên khoa sâu. Bệnh viện đã khẳng định được vai trò và vị thế trong mọi mặt hoạt động chuyên môn, đặc biệt công tác đào tạo nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến, là địa chỉ tin cậy để các cơ sở y tế cùng các đồng nghiệp trong cả nước tín nhiệm lựa chọn.

TDC đảm nhận hai trong bảy chức năng nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện là đào tạo nhân lực y tế và chỉ đạo tuyến. Bên cạnh đó TDC còn phụ trách công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và thư viện của Bệnh viện. Công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai với đầu mối là TDC được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, góp phần quan trọng cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến. Đến nay, hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai đã và đang được triển khai sâu rộng với chất lượng tốt nhất tới hầu hết các tỉnh thành phía Bắc và cả nước. Từ năm 2009, TDC bắt đầu triển khai tiếp theo mô hình đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành và mô hình Bệnh viện vệ tinh. Đặc biệt đã áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 với lĩnh vực đào tạo y học và chỉ đạo tuyến.

Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả chương trình ĐT, CĐT, 1816, BVVT của BVBM khẳng định: Chương trình rất hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế giai đoạn hiện tại, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, CSSK cho người dân tại các tuyến

· Trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ y tế được nâng lên một cách rõ rệt.

· Nhiều kỹ thuật mới chuyển giao đã được triển khai tốt tại cơ sở.

· Trang thiết bị y tế được sử dụng hiệu quả

· Mức độ sai lệch trong chẩn đoán được rút ngắn.

· Nhiều bệnh nhân cấp cứu, nặng được xử trí ngay tại tuyến dưới, không phải chuyển lên tuyến trên.

· Tăng cường sự phối hợp giữa tuyến trên và tuyến dưới trong quan hệ công tác và cập nhật thông tin y học mới.

Số liệu dưới đây phần nào phản ảnh những thành tựu quan trọng mà TDC đã đạt được trong thời gian qua.

1. Hoạt động kiện toàn Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến BV Bạch Mai

1.1. Xây dựng mô hình Phòng Chỉ đạo tuyến và Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến tại các bệnh viện, đã và đang chuyển giao tới các bệnh viện trung ương, tỉnh thành.

Ngay sau khi thành lập TDC đã nhanh chóng được kiện toàn và phát triển với định hướng chiến lược:

· TẦM NHÌN:

Trở thành Trung tâm hàng đầu về Đào tạo thực hành Y học và Chỉ đạo tuyến

· SỨ MỆNH:

- Cung cấp các chương trình và dịch vụ đào tạo chất lượng cao và đa dạng

- Tạo một môi trường học và thực hành hiệu quả, sáng tạo

- Đào tạo nhân lực có khả năng làm việc trách nhiệm cao và phối hợp tốt

- Đáp ứng theo đúng nhu cầu của xã hội về nhân lực y tế.

· MỤC TIÊU:

(1). Xây dựng và phát triển mô hình đào tạo nhân lực y tế hệ thực hành chất lượng cao mang y hiệu BV Bạch Mai, đặc biệt là đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học hệ chính quy thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế với chất lượng và trình độ cao phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Việt Nam.

(2). Hoàn thiện mô hình chỉ đạo tuyến, chia sẻ, chuyển giao những thành tựu y học tiên tiến đến các bệnh viện khác thuộc hệ thống chỉ đạo tuyến nhằm tăng cường chất lượng hoạt động chuyên môn và quản lý tại các bệnh viện, rút ngắn khoảng cách chất lượng khám chữa bệnh giữa trung ương với địa phương.

(3). Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ thông qua phát triển các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ.

(4). Phát triển công tác đối ngoại, thực hiện liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín, các cơ sở y tế trong nước và trên thế giới.

1.2. Một số hoạt động kiện toàn và phát triển TDC

· Tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ thuộc TDC và mạng lưới viên TDC về quản lý đào tạo - chỉ đạo tuyến, kỹ năng giảng dạy tích cực, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết.

· Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo - chỉ đạo tuyến theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008: Ngày 03/08/2010, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cấp Giấy chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 cho lĩnh vực Đào tạo y học và Chỉ đạo tuyến của BV Bạch Mai.

· Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu TDC và Áp dụng hiệu quả 5S tại TDC

· Xây dựng, hoàn thiện hệ thống mạng LAN, phần mềm và đưa vào áp dụng quản lý hoạt động hành chính, cơ sở dữ liệu về đào tạo - chỉ đạo tuyến, thư viện, truyền thông, các hoạt động khác tại TDC.

· Thành lập Hội đồng Giáo dục và Đào tạo và triển khai các hoạt động cụ thể

· Phát triển các loại hình đào tạo mới như đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo từ xa, đào tạo tiền lâm sàng, đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành.

· Kiện toàn công tác chỉ đạo tuyến, 1816 và truyền thông giáo dục sức khỏe.

· Xây dựng và phát triển WEBSITE của TDC.

· Bổ sung các mô hình, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiền lâm sàng, e learning, telemedicin.

· Sửa chữa, nâng cấp các giảng đường, phòng học tại tòa nhà TDC.

2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế:

· Với chức năng là tuyến kỹ thuật cao nhất, BV Bạch Mai có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực y tế. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, bệnh viện đã chú trọng và phát triển loại hình đào tạo liên tục gắn liền với công tác chỉ đạo tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

· Quản lý đào tạo: Hầu hết các khóa đào tạo được thực hiện theo quy trình đào tạo gồm 6 bước, bắt đầu từ đánh giá nhu cầu đào tạo, tiếp theo là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo. Từ 2010, BV áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo - chỉ đạo tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008.

· Số liệu tổng hợp về đào tạo nhân lực y tế của Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện từ năm 1999 đến nay đã cho thấy thành quả và vị thế của Bệnh viện trong công tác đào tạo cũng như nhu cầu cần đào tạo quá lớn.

Bảng 1: Số liệu tổng hợp về đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai

(Giai đoạn 1999 - 2013)

STT

Đối tượng - loại hình đào tạo

Số học viên

Tổ chức 2.092 khoá đào tạo liên tục

88.192

Tổ chức đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành (BS nội trú, BSCK I, BSCK II)

194

Đào tạo luân vòng

879

Quản lý học viên chính quy từ Trường Đại học Y Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác gửi đến thực tập tại BV Bạch Mai: Sinh viên y, BS nội trú, BS chuyên khoa định hướng, CKI, CKII, cao học, tiến sỹ

35.704

Đào tạo học viên nước ngoài

605

2.1. Công tác đào tạo liên tục:

· Ngay từ khi thành lập (1998), Phòng Chỉ đạo tuyến đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển mô hình đào tạo liên tục cán bộ y tế gắn liền với công tác chỉ đạo tuyến, với gần tám mươi nghìn lượt cán bộ y tế được BV Bạch Mai đào tạo liên tục đang trực tiếp áp dụng những kiến thức, kỹ năng thu được vào thực tế công việc tại các cơ sở y tế tại nhiều vùng miền của đất nước, nhất là những vùng núi xa xôi còn nhiều khó khăn đã thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực với người bệnh, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

· Hình thức đào tạo: Kết hợp đào tạo theo lớp, kèm cặp tại BV Bạch Mai và tại các BV địa phương. Hình thức đào tạo kèm cặp chủ yếu được áp dụng đối với chuyển giao kỹ thuật cao chuyên sâu, cập nhật kiến thức chuyên khoa có số lượng học viên đăng ký học thấp.

· Đối tượng đào tạo: Cán bộ y tế các trình độ từ điều dưỡng, kỹ thuật viên y, bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, tiến sĩ y khoa hiện đang trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh viện tại các cơ sở y tế trong cả nước, trọng tâm là cán bộ thuộc BV Bạch Mai và các BVĐK tỉnh/thành phía Bắc.

· Địa bàn: Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với trên 500 cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến trung ương đến cơ sở, trọng tâm là các BVĐK tỉnh thành phía Bắc; gồm các BV tuyến TƯ, BVĐK tỉnh thành, BV chuyên khoa, BV ngành, BVĐK khu vực, BV huyện, phòng khám.

· Với số lượng đào tạo khổng lồ, trong gần 15 năm qua (1999 – 6/2013), BV Bạch Mai đã tổ chức thành công 1.884 khóa đào tạo liên tục với 79.148 lượt cán bộ y tế các trình độ chuyên môn từ y tá, điều dưỡng đến bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến trung ương đến cơ sở. Số liệu cụ thể qua các năm được thể hiện tại bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Số liệu tổng hợp về đào tạo liên tục của BV Bạch Mai (1999 - 2013)

Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Số lớp

79

70

80

104

66

49

59

Số HV

2.654

3.223

4.487

6.292

3.257

2.465

3.295

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số lớp

75

133

181

221

238

235

243

262

Số HV

3.317

5.064

6.762

7.179

11.006

9.265

8.624

11.514

· Xây dựng và phê duyệt cấp Bộ Y tế 62 khung chương trình, tài liệu đào tạo liên tục thuộc 20 chuyên ngành và in ấn hàng ngàn cuốn tài liệu phục vụ công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến.

· Trên 150 danh mục các khóa đào tạo liên tục thuộc 40 lĩnh vực đào tạo chuyên môn và hàng trăm kỹ thuật mới thuộc các chuyên ngành là thế mạnh của Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng dựa trên nhu cầu của học viên và từng cơ sở tuyến dưới.

Bảng 3: Lĩnh vực đào tạo liên tục

  1. Cấp cứu
  1. Chống độc
  1. Hồi sức tích cực
  1. Thần kinh
  1. Tâm thần
  1. Tim mạch
  1. Nội tiêu hóa
  1. Nội hô hấp
  1. Nội tiết

10. Nội cơ xương khớp

11. Nội thận tiết niệu

12. Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng

13. Y học hạt nhân và ung bướu

14. Phục hồi chức năng

15. Truyền nhiễm

16. Chống nhiễm khuẩn

17. Chẩn đoán hình ảnh

18. Hóa sinh

19. Huyết học

20. Vi sinh

21. Giải phẫu bệnh - tế bào học

22. Thăm dò chức năng

23. Thận nhân tạo

24. Nội nhi

25. Da liễu

26. Y học cổ truyền

27. Ngoại chung

28. Phụ sản

29. Gây mê hồi sức

30. Răng hàm mặt

31. Tai mũi họng

32. Mắt

33. Dược lâm sàng

34. Dinh dưỡng lâm sàng

35. Điều dưỡng chính quy; Điều dưỡng trưởng; Kỹ thuật viên Y

36. Quản lý bệnh viện

37. Truyền thông giáo dục sức khoẻ

38. Công nghệ thông tin

39. Quản lý trang thiết bị y tế

40. Kỹ năng mềm

· Thực trạng học viên tham gia đào tạo và hiệu quả đào tạo: Chương trình đào tạo liên tục được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn không những cho các học viên tham gia đào tạo mà còn cho các đồng nghiệp thông qua các hình thức chia sẻ sau đào tạo. Kết quả đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn trên 22.164 học viên được đào tạo giai đoạn 1999 - 2006 cho thấy trước đào tạo có tỷ lệ trung bình và kém tới 89,9% và 94% nhưng sau đào tạo chỉ còn 13,8% và 20,5%. Mức độ áp dụng kiến thức và kỹ năng của học viên sau đào tạo vào thực tế ở mức nhiều và rất nhiều chiếm tới 86% số học viên được đánh giá. Kết quả này phần nào đã phản ánh thực trạng chất lượng nguồn nhân lực đáng báo động và sự cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế. Tính phù hợp, hiệu quả, tác động và tính bền vững của các chương trình đào tạo đã được minh chứng thông qua nghiên cứu đánh giá sau đào tạo được tiến hành hàng năm. Sự cải thiện năng lực trình độ chuyên môn của học viên tác động trực tiếp và đóng góp lớn nhất đến sự thay đổi chất lượng hoạt động chuyên môn chung của khoa phòng và góp phần tác động đến chất lượng dịch vụ y tế của toàn bệnh viện. Kết quả đánh giá cuối khoá học cho thấy có tới 89% học viên cho rằng chương trình đào tạo là rất thiết thực, phục vụ tốt công tác chuyên môn hàng ngày.

2.2. Công tác đào tạo chính quy sau đại học:

· Hàng năm, Bệnh viện đón nhận hơn 2.000 học viên chính quy các trình độ thuộc các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y, Dược đến thực tập.

· Trong năm 2009, TDC đã xây dựng và hoàn thiện Đề án đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành. Ngày 22/01/2010 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 209/QĐ-BYT phê duyệt Đề án và giao nhiệm vụ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú cho Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2010 và đây cũng là bệnh viện đầu tiên triển khai đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành.

· Trong năm 2010 - 2012 đã xây dựng 36 mã ngành, khung chương trình đào tạo sau đại học hệ thực hành thuộc 20 chuyên ngành; trong đó 12 chuyên ngành bác sĩ nội trú, 11 chuyên ngành BSCKI, 13 chuyên ngành BSCKII và được Hội đồng Bộ Y tế thẩm định phê duyệt. Đến nay 19 học viên chuyên khoa I, II khóa I đã tốt nghiệp và được đánh giá rất tốt về năng lực thực hành lâm sàng.

· Qua 3 năm thực hiện đào tạo, Bộ Y tế và các Trường đào tạo y khoa đánh giá rất cao về chất lượng quản lý đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai. TDC cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay trên cả nước đi tiên phong trong việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng đào tạo chính quy sau đại học theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.

· Danh mục các chuyên ngành tuyển sinh đào tạo chính quy sau đại học 2010 - 2013:

Bảng 4: Danh mục các mã ngành đào tạo chính quy đã tuyển sinh

BS NỘI TRÚ

(12 mã ngành)

BSCKI

(11 mã ngành)

BSCKII

(13 mã ngành)

  1. Chẩn đoán hình ảnh
  1. Chẩn đoán hình ảnh
  1. Chẩn đoán hình ảnh
  1. Hồi sức cấp cứu
  1. Hồi sức cấp cứu
  1. Hồi sức cấp cứu
  1. Nội - Tim mạch
  1. Nội - Tim mạch
  1. Nội - Tim mạch
  1. Thần kinh
  1. Thần kinh
  1. Thần kinh
  1. Ung thư
  1. Ung thư
  1. Ung thư
  1. Nội - Hô hấp
  1. Nội khoa
  1. Nội - Hô hấp
  1. Nội - Xương khớp
  1. Phục hồi chức năng
  1. Nội - Xương khớp
  1. Nội - Thận tiết niệu
  1. Răng hàm mặt
  1. Nội - Tiêu hóa
  1. Gây mê hồi sức
  1. Gây mê hồi sức
  1. Gây mê hồi sức

10. Truyền nhiễm

10. Truyền nhiễm

10. Tâm thần

11. Hóa sinh

11. Xét nghiệm chung

11. Hóa sinh

12. Huyết học truyền máu

12. Dị ứng

13. Ngoại tiêu hoá

Bảng 5: Số lượng học viên đào tạo chính quy qua các năm

Loại hình đào tạo

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

BSNT

6

8

19

Chuẩn bị thi tuyển

BSCKI

15

43

69

92

BSCKII

4

12

13

23

Tổng số

25

63

101

2.3. Xây dựng và triển khai các loại hình đào tạo mới: Tiền lâm sàng, E Learning, Kỹ năng mềm.

2.4. Thành lập Hội đồng Giáo dục và Đào tạo:

Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhiều thế hệ thầy thuốc bệnh viện và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, sứ mạng cao cả mà Bộ Y tế giao, với mong muốn quyết tâm xây dựng Bệnh viện Bạch Mai thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ngang tầm với khu vực, phát triển và hoàn thiện mô hình bệnh viện trọng điểm tham gia đào tạo nhân lực y tế cho ngành, ngày 24/08/2010 Bệnh viện đã thành lập Hội đồng Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 775/QĐ-BM. Thành viên của Hội đồng là tập hợp các cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các chuyên khoa của bệnh viện bên cạnh đội ngũ các thầy cô cố vấn, là các giáo sư, chuyên gia đầu ngành tâm huyết về giáo dục đào tạo. Hội đồng Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện xây dựng chiến lược, phát triển các loại hình giáo dục đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện và của ngành và thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo.

  1. Công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ:

3.1. Chỉ đạo tuyến:

· Chỉ đạo tuyến là cầu nối giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, là phương cách để đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, kỹ thuật cao từ tuyến trên về tuyến dưới. Các hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ cũng được triển khai rất hiệu quả tới tất cả các tỉnh thành phía Bắc, trong 15 năm qua đã có khoảng 10.000 lượt cán bộ Bệnh viện Bạch Mai xuống hỗ trợ tuyến dưới.

· Bệnh viện Bạch Mai luôn quan tâm và nỗ lực giúp đỡ y tế tuyến dưới thông qua công tác chỉ đạo tuyến và được đánh giá là rất có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại tuyến trước, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Thông qua đó, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được cải thiện rõ rệt, nhiều kỹ thuật được chuyển giao và duy trì tại tuyến trước, trang thiết bị y tế được bảo dưỡng và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, mức độ sai lệch trong chẩn đoán được rút ngắn, đồng nghiệp các tuyến xích lại gần nhau hơn. Bệnh viện Bạch Mai luôn là chỗ dựa vững chắc cho các cơ sở y tế tuyến trước.

· Đến nay, hoạt động Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai đã được triển khai rộng khắp tới hầu hết các tỉnh thành phía Bắc mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức về thiếu nguồn lực, kinh phí đầu tư cho hoạt động chỉ đạo tuyến còn rất hạn hẹp.

· Hàng năm rất nhiều cán bộ BV Bạch Mai là các Giáo sư­, Tiến sĩ, Bác sĩ, những chuyên gia đầu ngành của các chuyên khoa đã tham gia đi công tác tuyến xuống giúp đỡ tuyến dưới theo kế hoạch thường quy hoặc đột xuất khi có yêu cầu như cấp cứu, ngộ độc, dịch bệnh,.... trong 15 năm qua đã có khoảng 10.000 lượt cán bộ Bệnh viện Bạch Mai xuống hỗ trợ tuyến dưới.

3.2. Tăng cường cán bộ về cở sở:

· Triển khai chương trình tăng cường cán bộ về cở sở: Từ năm 2000 - 2005, Bệnh viện đ­ược Bộ Y tế phân công tăng cường cán bộ y tế cho tỉnh Tuyên Quang. Bệnh viện đã cử 13 đợt với 56 cán bộ đi tăng cường.

· Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị duy nhất triển khai Chương trình đến giai đoạn kết thúc và được Bộ Y tế đánh giá là đơn vị tổ chức hiệu quả nhất.

· Kết quả nghiên cứu đánh giá ch­ương trình sau 5 năm triển khai theo các tiêu chí quốc tế: tính phù hợp, hiệu quả, tính hiệu dụng, tác động và tính bền vững đã khẳng định "Chư­ơng trình rất hiệu quả, có tác động to lớn và bền vững, là mô hình điểm để nhân rộng ra các tỉnh khác. Chất lư­ợng cán bộ y tế Tuyên Quang được nâng cao toàn diện không chỉ về chuyên môn mà còn thay đổi về phong cách, thái độ làm việc và kĩ năng giao tiếp với người bệnh”.

3.3. Triển khai Đề án 1816

· Triển khai Đề án 1816 cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, được sự phân công và chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện, TDC đã xây dựng kế hoạch và triển khai Đề án từ tháng 7/2008. Tính đến tháng 12/2012 đã có: 370 cán bộ đi tăng cường cho 33 bệnh viện tuyến tỉnh thuộc 19 tỉnh phía Bắc là Yên Bái, Hà Nam, Hưng Yên, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cán bộ luân phiên đã trực tiếp khám và điều trị 195.780 lượt bệnh nhân với 2.134 bệnh nhân nặng, nguy kịch đã được cứu chữa thành công ngay tại địa phương, hội chẩn 7.722 lần và thực hiện 94.406 lượt xét nghiệm và 414.833 thủ thuật chuyên sâu; Phẫu thuật 2.191 ca; Tổ chức 626 lớp đào tạo liên tục cho 27.147 lượt học viên; 649 kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu được chuyển giao cho 1316 cán bộ; Sửa chữa, phục hồi được 269 trang thiết bị bị hỏng và tặng 4.614 cuốn tài liệu cho các bệnh viện; 91 khung chương trình chuyển giao kỹ thuật đã được xây dựng và nghiệm thu để chuyển giao cho các tỉnh; 65 phòng thủ thuật/ xét nghiệm mới được thành lập và hoàn thiện. Tất cả những hoạt động đó đã giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, nâng cao vị thế, uy tín của các cơ sở khám, chữa bệnh địa phương, góp phần giảm tải từ xa cho Bệnh viện tuyến trên nhất là Bệnh viện tuyến Trung ương, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới.

· 100% cán bộ đi luân phiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, số cán bộ của BV Bạch Mai tham gia 1816 được trao tặng bằng khen của UBND các tỉnh, Bộ Y tế, giấy khen lớn nhất trong ngành y tế và nhận được nhiều thư khen ngợi của bệnh nhân.

· Qua 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực của TDC và toàn Bệnh viện, Đề án 1816 của Bệnh viện Bạch Mai đã thu được những kết quả rất lớn, Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là bệnh viện triển khai Đề án với quy trình phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, thường xuyên được Bộ Y tế mời báo cáo trong các hội nghị quan trọng. Đề án thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với tình hình thực tiễn, trước mắt đã khắc phục được khó khăn về tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực tại nhiều bệnh viện miền núi phía Bắc, đưa đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ và các dịch vụ y tế chuyên sâu về tận cơ sở, đảm bảo công bằng cho người dân, kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy số bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên đã giảm 30%. Tác động của Đề án 1816 với các tỉnh là rất rõ rệt, hầu hết các BV tỉnh đều ghi nhận hiệu quả tích cực từ Đề án.

4. Xây dựng một số bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai:

· Được sự chỉ đạo của Giám đốc Bệnh viện, trong năm 2008 TDC đã tiến hành đánh giá thực trạng các bệnh viện đa khoa tỉnh thành phía Bắc và xây dựng Đề án bệnh viện vệ tinh.

· Ngày 30/7/2009 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 2741/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Xây dựng một số bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2009 - 2013”.

· Đề án được triển khai tại Bệnh viện Bạch Mai và 8 bệnh viện đa khoa tỉnh là Hà Đông, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An với 20 lĩnh vực chuyên môn, quản lý ưu tiên như Cấp cứu hồi sức; Nội khoa; Cận lâm sàng; Chống nhiễm khuẩn bệnh viện; truyền nhiễm; Công nghệ thông tin, kết nối mạng trực tuyến; Truyền thông giáo dục sức khoẻ và Quản lý bệnh viện.

· Mục đích của Đề án là nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ y tế và mở rộng, phát triển các dịch vụ kỹ thuật, tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh một cách bền vững, đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh ngay tại cơ sở, rút ngắn khoảng cách chất lượng dịch vụ y tế giữa trung ương với địa phương và góp phần giảm tải cho Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện tuyến trên

· Các hoạt động chính thuộc đề án như chuẩn hóa các phác đồ chẩn đoán, điều trị, xây dựng và áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ nòng cốt tuyến tỉnh, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu,… đã được triển khai ngay từ tháng 9/2009.

· Qua gần 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực của Bệnh viện Bạch Mai cùng các Bệnh viện vệ tinh, sự quan tâm đặc biệt của Bộ Y tế, Đề án đã đạt được những thành tựu quan trọng mang tính đột phá: hàng ngàn cán bộ y tế được nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý qua các khoá đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và hội thảo. Đặc biệt hàng trăm kỹ thuật chuyên sâu thuộc gần 20 lĩnh vực chuyên khoa đã được chuyển giao thành công cho các Bệnh viện vệ tinh, gần năm trăm cán bộ nòng cốt tại các Bệnh viện vệ tinh đã được đào tạo thành giảng viên nguồn. 100 khung chương trình, tài liệu đào tạo đã được biên soạn, chuẩn hóa. Các loại hình đào tạo mới như đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo từ xa bắt đầu được triển khai. Cẩm nang hướng dẫn chẩn đoán, điều trị với 203 phác đồ cùng 50 tiêu chuẩn đơn vị chuyên môn được xây dựng, ban hành. Hệ thống kết nối trực tuyến hoạt động hiệu quả thông qua các buổi hội chẩn, hội thảo, đào tạo thường quy và đột xuất. Nhiều đầu mục hoạt động mới và đặc biệt quan trọng đối với các bệnh viện trong xu thế hội nhập lần đầu tiên được xây dựng và áp dụng tại một số bệnh viện thuộc đề án như Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; hệ thống nhận diện thương hiệu, mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện.

· Đề án có phạm vi bao phủ, ảnh hưởng rất lớn với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nếu tính chung cả các địa phương lân cận hoặc phải đi qua các tỉnh có Đề án để về Hà Nội thì Đề án bao phủ một vùng lãnh thổ 150.082 km2 với 38 triệu người. Người dân sẽ được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao từ các bệnh viện vệ tinh và các cơ sở y tế thuộc địa bàn chỉ đạo tuyến của bệnh viện. Từ đó, giúp làm giảm chi phí cho người bệnh và xã hội do người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng tốt ngay tại địa phương.

· Chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện vệ tinh và tình trạng quá tải đã từng bước được cải thiện thông qua hàng loạt các hoạt động hỗ trợ từ Đề án, hiệu quả và sức lan tỏa của Đề án được các tỉnh và Bộ Y tế đánh giá cao, đã và đang được nhân rộng trong cả nước.

5. Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ (IEC) và thư viện

Bên cạnh những hoạt động mang tính sự vụ, TDC đã triển khai các hoạt động IEC mang tính chiến lược không những tại BV Bạch Mai mà còn phát triển ra các bệnh viện thuộc hệ thống vệ tinh, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể:

· Xây dựng mô hình truyền thông tại BV và áp dụng thí điểm tại một số BV vệ tinh của BV Bạch Mai, là cơ sở để hình thành mô hình truyền thông GDSK chung cho các BV.

· Xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của BV Bạch Mai. Đặc biệt biểu trưng và biểu tượng mới của BV Bạch Mai đã được đông đảo cán bộ viên chức qua các thời kỳ đón nhận và Giám đốc đã phê duyệt, chính thức áp dụng từ ngày 20/9/2010, thay thế biểu trưng cũ của BV. Phối hợp với các đơn vị xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống nhận diện thương hiệu của một số đơn vị thuộc BV Bạch Mai như TDC, Trường Trung cấp Y, Khoa Khám bệnh, Trung tâm YHHN và UB, Trung tâm Hô hấp và BVĐK Lào Cai.

· Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thuộc các dự án/đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống dịch/ bệnh như đề án bệnh viện vệ tinh, dự án phòng chống tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường, cúm A, tả, HIV/AIDS,…

· Thực hiện truyền thông các sự kiện đặc biệt của ngành (áp dụng luật BHYTmới,...), của Bệnh viện, đặc biệt truyền thông kỷ niệm 100 năm thành lập BV Bạch Mai: Sản xuất các ấn phẩm về BV Bạch Mai như sách ảnh, brochure, phim, biểu trưng, huy hiệu.

· Xây dựng cuốn cẩm nang Truyền thông giáo dục sức khoẻ các bệnh thường gặp tại bệnh viện, là tài liệu truyền thông tổng thể về bệnh thường gặp tại bệnh viện lần đầu tiên được biên soạn và phát hành.

· Xây dựng, thiết kế góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại các BV thuộc đề án vệ tinh

· Phát triển website của TDC: www.tdcbachmai.edu.vn và từng bước nâng cấp, phát triển website của BV Bạch Mai.

· Xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua họp Hội đồng người bệnh tại một số đơn vị của BV Bạch Mai và các BV vệ tinh.

· Xây dựng phim, video clip về đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền thông, giáo dục sức khoẻ (phim về Ứng dựng kỹ thuật cao; Phòng chống ung thư; Giới thiệu Đề án BV Vệ tinh; Giới thiệu công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến; Đào tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn trên mô hình và Những kỹ thuật mũi nhọn về Chẩn đoán hình ảnh;...)

· Báo chí:

- Tổ chức họp báo thường quy hàng năm nhân ngày Nhà báo VN, Nhân dịp đầu xuân và các cuộc họp báo đột xuất nhân các sự kiện đặc biệt của BV.

- Viết hàng trăm tin bài, phóng sự truyền hình quảng bá về các hoạt động của bệnh viện và đăng tải trên website BV Bạch Mai, website TDC, các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Đón tiếp hàng trăm lượt phóng viên đến bệnh viện lấy thông tin, ghi hình truyền thông về hoạt động BV và Giáo dục sức khỏe.

· Quay phim, chụp ảnh hầu hết các sự kiện, hoạt động của BV Bạch Mai và lưu giữ tại hệ thống kho ảnh của TDC.

· Thiết kế, sản xuất hàng nghìn ấn phẩm truyền thông giáo dục sức khoẻ, phục vụ đào tạo, hội nghị, hội thảo,... như poster, apphich, tờ rơi, banner, phông hội trường, tài liệu đào tạo.

· Thư viện từng bước được đầu tư, nâng cấp, tạo không gian đọc và tra cứu thuận tiện với nhiều tài liệu chuyên môn quý. Đặc biệt hệ thống thư viện điện tử đã và đang được Trung tâm tập trung phát triển. Hàng năm thư viện phục vụ hàng nghìn lượt bạn đọc đến khai thác sử dụng tài liệu.

  1. Các hoạt động chuyên môn khác

· Triển khai hiệu quả các chương trình Mục tiêu Quốc gia như Phòng chống bệnh Tăng huyết áp; Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính; Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Phòng chống HIV/AIDS,…

· Tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo, sinh hoạt khoa học về chuyên môn và quản lý với hàng chục nghìn người tham dự từ các cơ sở y tế trong cả nước và triển khai 40 đề tài nghiên cứu khoa học lồng ghép với chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh.

· Đặc biệt, trong năm 2009 - 2010, với sự nỗ lực và quyết tâm, Trung tâm đã triển khai thành công xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ngày 21/7/2010 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp chứng nhận. Đây là một giải pháp chiến lược, bền vững trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai.

· Triển khai hiệu quả các dự án hợp tác về đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế như JICA, JBIC, IMCJ, WHO, Cộng đồng Châu Âu, Word Bank, ADB, Courterpard,…

- Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc (NUP)

- Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ.

- Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

- Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Dự án nâng cấp BV huyện và BVĐK khu vực liên huyện.

- Dự án Phát triển nhân lực phục vụ khám chữa bệnh do JICA tài trợ giai đoạn 2010 - 2015.

- Dự án Dự án Tăng cường năng lực Bệnh viện Bạch Mai do JICA tài trợ giai đoạn 2000 - 2005.

- Dự án Tăng cường năng lực đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai cho các bệnh viện tỉnh thành phía Bắc do JICA tài trợ giai đoạn 2006 -2009.

- Dự án phát triển các bệnh viện tỉnh/ vùng do JBIC tài trợ.

- Các Dự án đào tạo nguồn nhân lực khác….

7. Công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên TDC

Mặc dù mới thành lập, còn nhiều khó khăn song công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên của Trung tâm luôn được chú trọng và phát triển.

· Chi bộ TDC đã có 8 đảng viên chính thức và 3 quần chúng tích cực đang chuẩn bị được xét kết nạp Đảng.

· Phối hợp với chính quyền chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho CBVC và tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa TDC:

- Quan tâm, chia sẻ kịp thời về tinh thần, vật chất đối với CBVC, con em, gia đình: Thăm hỏi, tặng quà, khen thưởng, …

- Triển khai bữa ăn trưa cho nhân viên

- Đẩy mạnh hoạt động thể thao, văn nghệ , công tác nữ công và thực hiện tốt 5S.

- Tổ chức tham quan, học hỏi trong nước và ngoài nước, đi nghỉ dưỡng và giao lưu đại gia đình TDC hàng năm

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, liên hoan, tặng quà, khen thưởng nhân các ngày lễ lớn: Ngày thầy thuốc VN 27/2; Ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3; Ngày Quốc tế Lao động 1/5; Ngày Quốc khánh 2/9; Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Ngày Nhà giáo VN 20/11; Dịp Tết dương lịch, Tết Âm lịch

- Đào tạo, phát triển các kỹ năng cần thiết cho CBVC và con em

· Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua do Công đoàn, Đoàn thanh niên bệnh viện phát động:

- Tham gia Hội thi tuyên truyền thực hiện văn hóa ứng xử của BV giành giải tiểu phẩm hay nhất.

- Tham gia Hội diễn thể thao; văn nghệ chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập bệnh viện đạt giải nhì đồng đội và giải ba đơn ca

- Tham gia các đoàn công tác khám bệnh, tặng quà miễn phí cho bà con nhân dân các địa phương vùng sâu, vùng xa.

  1. CÁC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN:

TDC luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đã được tặng các phần thưởng cao quý: Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế, giấy khen của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai:

· Huân chương Lao động hạng 3 - Năm 2007

· Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Năm 2004, 2011 · Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế các năm 2001, 2002, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012

· Bằng khen của Bộ Y tế tặng đã có thành tích trong cuộc vận động “Tăng cường cán bộ Y tế về cơ sở công tác” - Năm 2011

· Bằng khen của Bộ Y tế tặng đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008-2010 - Năm 2011

· Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ kỹ thuật, góp phần phát triển ngành Y tế Tuyên Quang - Năm 2007

· Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh tại tỉnh Yên Bái theo Đề án 1816 cử cán bộ luân phiên - Năm 2009

· Tập thể lao động xuất sắc từ năm 1999 - 2012

· Giấy khen do Giám đốc BV Bạch Mai tặng đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai công tác quản lý chất lượng theo ISO - Năm 2010

· Giấy khen do Giám đốc BV Bạch Mai tặng hoàn thành xuất sắc trong công tác triển khai công tác Đào tạo sau Đại học tại BV - Năm 2011

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

  1. Cần sớm thiết lập, kiện toàn phòng/tổ đào tạo - chỉ đạo tuyến tại các BV, đặc biệt cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách tâm huyết làm công tác quản lý đào tạo - chỉ đạo tuyến tại các bệnh viện. Cán bộ chuyên trách phải được đào tạo những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết liên quan đến quản lý đào tạo, phát triển nhân lực, kỹ năng mềm.
  1. Công tác đào tạo liên tục, chỉ đạo tuyến được đánh giá rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

· Cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức của lãnh đạo đơn vị, các cấp có thẩm quyền.

· Có đầu mục ngân sách riêng đối với công tác đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến.

  1. Quản lý đào tạo cần theo đúng quy trình -> ISO:

· Khảo sát, xác định đúng nhu cầu, đúng đối tượng;

· Lựa chọn ưu tiên; Xác định đúng mục tiêu;

· Lập kế hoạch khả thi và thích hợp;

· Chương trình đào tạo cần được xây dựng trên nhu cầu thực tế của địa phương và cá nhân học viên

· Giám sát và đánh giá đào tạo cần tiến hành thường xuyên.

· Hoạt động hỗ trợ, đánh giá sau đào tạo là hết sức cần thiết, cần gắn liền với chương trình đào tạo.

  1. Phát triển đội ngũ giảng viên về chuyên môn và phương pháp, kỹ năng sư phạm, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu.
  1. Chuẩn hóa và pháp lý hoá các chương trình, chứng chỉ đào tạo liên tục đặc thù do các bệnh viện đầu ngành thực hiện. Bộ Y tế cần sớm quy định rõ giá trị của các loại chứng chỉ đào tạo liên tục và cho phép liên thông với đào tạo bằng cấp quốc gia.
  1. Tạo ra những đổi mới căn bản về nội dung và phương pháp giảng dạy, chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo, kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý đào tạo y học, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học.
  1. Triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đề án, dự án về đào tạo nguồn nhân lực, chỉ đạo tuyến.
  1. Đầu tư trang thiết bị và mô hình đào tạo riêng phục vụ thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên khoa là rất cần thiết để tăng cường chất lượng đào tạo.
  1. Trong quá trình đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến cần coi trọng mối quan hệ giữa:

· Nhu cầu thực tế (bệnh nhân)

· Tiềm năng cán bộ

· Điều kiện cơ sở và trang thiết bị

· Khả năng kinh phí đầu tư, duy trì hoạt động.

10. Các bệnh viện cử học viên đi đào tạo cần lưu ý:

· Lựa chọn cán bộ đi đào tạo cần dựa trên các tiêu chí cụ thể phù hợp với khóa học và điều kiện thực tế của cơ sở.

· Sắp xếp nhân lực bổ sung và hỗ trợ cán bộ đi học. Cân nhắc việc phân bổ cán bộ sau đào tạo dựa trên kết quả học tập.

· Tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên áp dụng những kỹ thuật mới vào thực tế hoạt động chuyên môn tại cơ sở.

11. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác đào tạo - chỉ đạo tuyến để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh chương trình, đề xuất giải pháp hợp lý để cải thiện chất lượng đào tạo - chỉ đạo tuyến.

VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

  1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý thông tin tại TDC và định hướng chiến lược đào tạo, chỉ đạo tuyến của BV Bạch Mai tới năm 2015 - tầm nhìn 2020.
  1. Quản lý tập trung công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, truyền thông, thư viện của BV Bạch Mai tại TDC.
  1. Tập trung nguồn lực triển khai các hoạt động mũi nhọn:

· Chuyển giao các gói kỹ thuật thuộc các chương trình, dự án.

· Đề án bệnh viện vệ tinh Bạch Mai.

· Đề án đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành.

· Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển chuyên môn tại Trung tâm.

· Cải thiện chất lượng công tác quản lý đào tạo và chỉ đạo tuyến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, 5S vào quản lý các hoạt động đào tạo và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện.

  1. Tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo liên tục và các loại hình đào tạo mới mang tính thường quy.

· Hoàn thiện loại hình đào tạo liên tục của bệnh viện.

· Đào tạo tiền lâm sàng

· Đào tạo kỹ năng mềm

· Đào tạo từ xa.

  1. Từng bước mở rộng và phát triển các hoạt động chỉ đạo tuyến:

· Xây dựng hệ thống chuyển tuyến và tiếp tục triển khai thông tin hai chiều về bệnh nhân chuyển tuyến.

· Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sức khoẻ cộng đồng, các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ

  1. Đầu mối tổ chức các sự kiện, quản lý tập trung các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt khoa học phục vụ công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện.
  1. Tăng cường quản lý, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo, chỉ đạo tuyến.
  1. Triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, các đề án, dự án về đào tạo phát triển nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, IEC và nghiên cứu y học.
  1. Xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ viên chức của Trung tâm và mạng lưới quản lý đào tạo, chỉ đạo

Bệnh viện Bạch Mai chuyên ngành gì?

Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.nullBệnh viện Bạch Mai – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Bệnh_viện_Bạch_Mainull

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bây giờ là ai?

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Đào Xuân Cơ là Trưởng khoa Hồi sức tích cực và là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai. Vào ngày 29/3/2022, ông Đào Xuân Cơ được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhiệm kỳ 5 năm.nullBổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm giữ chức vụ Phó Hiệu ...xaydungchinhsach.chinhphu.vn › bo-nhiem-giam-doc-benh-vien-bach-ma...null

Bệnh viện Bạch Mai có bao nhiêu tầng?

Hướng dẫn di chuyển cho người bệnh đến thăm khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Tòa nhà K1 (Tòa nhà 9 tầng - Đối diện Cổng trường Đại học Xây Dựng, cổng số 4).nullHướng dẫn di chuyển cho người bệnh đến thăm khám tại Bệnh viện Bạch ...bachmai.gov.vn › tin-chi-tiet › bai-viet › huong-dan-di-chuyen-cho-nguoi...null

Bệnh viện Bạch Mai có từ bao giờ?

Năm 1911: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập, ban đầu là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm, Năm 1935: Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng quy mô hơn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương.nullSơ lược lịch sử 105 năm hình thành và phát triển bệnh viện Bạch Maibachmai.gov.vn › web › trung-tam-dot-quy › tin-chi-tiet › bai-viet › so-lu...null