Bệnh viện tư nhân vốn nước ngoài là gì

Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

Riêng AFAS và EVFTA: Không hạn chế và không có cam kết về vốn đầu tư tối thiểu.

- WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;

- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

25.2

Dịch vụ sức khỏe con người khác (CPC9319)

AFAS, EVFTA và CPTPP đã mở cửa choDịch vụ sinh nở và các dịch vụ liên quan, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ vật lý trị liệu và trợ y (CPC 93191)

Riêng AFAS mở cửa thêm cho các dịch vụ sức khỏe con người khác, với vốn góp nước ngoài tối đa 70% khi tham gia liên doanh.

- AFAS, EVFTA, CPTPP

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;

- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

25.3

Dịch vụ xã hội (CPC 933)[1]

Riêng AFAS, EVFTA: cho phép thành lập liên doanh trong đó vốn góp nước ngoài không vượt quá 70%.

Theo CPTPP, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến các phân ngành trên

- AFAS, EVFTA, CPTPP.


[1] Bao gồm:

1. Dịch vụ xã hội tại cơ sở (CPC 9331) gồm: Dịch vụ phúc lợi cung cấp trong các cơ sở cư trú dành cho người già và người tàn tật (CPC 93311); Dịch vụ phúc lợi cung cấp trong các cơ sở cư trú dành cho trẻ em và các bệnh nhân khác (CPC 93312); Các dịch vụ xã hội cung cấp tại cơ sở khác (CPC 93319).

2. Dịch vụ xã hội ngoài cơ sở (CPC 9332) gồm: Dịch vụ chăm sóc trẻ em vào ban ngày gồm dịch vụ chăm sóc ban ngày giành cho người tàn tật (CPC 93321); Dịch vụ dạy dỗ và hướng dẫn liên quan tới trẻ em (CPC 93322); Dịch vụ phúc lợi cung cấp trong các cơ sở cư trú (CPC 93323); Dịch vụ hướng nghiệp (CPC 93324); Các dịch vụ xã hội trong cơ sở khác (CPC 93329)

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện công tưởng như đã mở ra cơ hội cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ hệ thống bệnh viện tư nhân trên cả nước. Song thực tế những năm gần đây, số lượng bệnh viện tư ra đời quá ít, quy mô cũng không lớn

Vốn đầu tư: Không khó

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế hiện nay cả nước có 28 tỉnh, thành phố có bệnh viện tư nhân với 93 bệnh viện (89 bệnh viện y học hiện đại, 2 bệnh viện y học cổ truyền, 2 bệnh viện bán công), trong đó có 88 bệnh viện tư nhân có vốn đầu tư trong nước, 5 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Các tỉnh, thành có bệnh viện tư nhân tập trung nhiều là Hà Nội, TPHCM, Nghệ An và Đà Nẵng, trung bình có 79 giường, 6 khoa/bệnh viện và 100% bệnh viện có các khoa cấp cứu, cận lâm sàng, dược... Dù chiếm tỷ lệ rất ít so với bệnh viện công (93/1.063, bằng 8,6%), nhưng các bệnh viện tư đã có những đóng góp nhất định trong việc giảm áp lực thiếu nơi chữa bệnh hiện nay.

Để đầu tư một bệnh viện tư, số vốn ban đầu bỏ ra không nhỏ, khoảng 20-25 triệu USD; trong đó trang thiết bị, máy móc phục vụ khám, chữa bệnh chiếm 50% tổng vốn đầu tư. Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa bỏ ra 25 triệu USD đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế (không kể tiền đất) xây dựng cơ sở thứ 10 của mình tại đường Phan Xích Long, quận Bình Thạnh, TPHCM với quy mô 18.700m². Dự kiến bệnh viện mới 200 giường bệnh này sẽ đi vào hoạt động trong quý I-2011. Thế nhưng số vốn đầu tư lớn không khiến các ông chủ bệnh viện tư nhân chùn bước. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bệnh viện Tim Tâm Đức, cho biết ông đang dự kiến xây dựng thêm bệnh viện nhi Phúc Đức. Để xây dựng bệnh viện tư có 2 hình thức huy động vốn đang được áp dụng: Tìm kiếm từ cá nhân trong nước và từ các quỹ đầu tư.

Cách đây hơn 1 năm, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã ký kết hợp tác với VinaCapital và Deutsche Bank. Theo đó, 2 đối tác nước ngoài này đã đầu tư 20 triệu USD (tương đương hơn 40% cổ phần) vào Hoàn Mỹ. Phải chăng đầu tư y tế - cụ thể là y tế tư nhân - đang có mức lợi nhuận hấp dẫn? Thực tế nhiều lãnh đạo bệnh viện khẳng định đầu tư vào y tế không phải là ngành siêu lợi nhuận. Trung bình tỷ suất lợi nhuận đầu tư bệnh viện khoảng 20%/năm và tùy theo mức độ đầu tư, thời gian thu hồi vốn cũng khác nhau, trung bình 8-10 năm. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, chia sẻ: “Quy mô đầu tư bệnh viện tư tại Việt Nam hiện nay chưa lớn, lợi nhuận chưa cao nhưng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai”. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực này còn xuất phát từ những ưu đãi của chính sách xã hội hóa y tế. Theo đó, những doanh nghiệp đầu tư bệnh viện được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động.

Doanh nghiệp mới thành lập còn được miễn thuế đất tối đa 4 năm (thay vì 2 năm hiện nay) và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai và đầu tư xây dựng bệnh viện cũng được Chính phủ quy định khá cụ thể, như ưu đãi về thuế đất, lệ phí trước bạ nhà, đất các bệnh viện tư nhân. Một số dự án đầu tư, mở rộng, xây mới bệnh viện cũng được ưu đãi về mức vốn vay, tối đa tới 70% tổng vốn của dự án.

Quỹ đất: Chật vật

Vốn không khó huy động, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng đa dạng nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc đầu tư bệnh viện tư nhân là vấn đề quỹ đất và nguồn nhân lực. Cho đến nay, quỹ đất dành cho việc xây dựng bệnh viện luôn là bài toán khó. Thậm chí ngay cả những bệnh viện công, quỹ đất và việc giải phóng mặt bằng xây dựng cũng còn chật vật. Mặt khác hầu hết các bệnh viện tư thường đặt trong nội thành, ít có bệnh viện chịu ra ngoại thành dù chính sách của Nhà nước khuyến khích bệnh viện, trường học dời khỏi nội ô. Thực tế khi đầu tư bệnh viện tư rất kén chọn vị trí xây dựng. Bởi vị trí bệnh viện liên quan đến thị trường và thói quen của người khám chữa bệnh. Giám đốc một bệnh viện tư ở TPHCM cho biết quỹ đất trong nội thành gần như không còn, trong khi các bệnh viện tự lo quỹ đất, nên ai cũng cố tìm một khoảng không chật hẹp còn lại trong nội thành.

Hiện nay tại TPHCM có hơn 20 dự án bệnh viện, phòng khám đa khoa; chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ y tế cho bệnh nhân trong và ngoài nước như các dịch vụ răng-hàm-mặt, giải phẫu thẩm mỹ. Các dự án chủ yếu huy động nguốn vốn ngoài nhà nước, nhưng đang gặp phải vấn đề lớn là không có đất để xây dựng. Tính đến nay, bệnh viện lớn nhất vẫn là Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An với quy mô 500 giường, còn trung bình các bệnh viện tư nhân chỉ 100-200 giường. Nhiều dự án bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện, UBND TP đã phê duyệt xây dựng 4 bệnh viện tại 4 cửa ngõ TP. Lãnh đạo TP cũng rất quan tâm vấn đề này và chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhưng việc triển khai vẫn rất chậm chạp.

Nhân lực: Bất cập

Bệnh viện công quá tải những tưởng đó là cơ hội phát triển bệnh viện tư nhân. Song bên cạnh quỹ đất khó khăn, nguồn nhân lực ngành y tế nói chung và tại các bệnh viện tư nói riêng cũng đang là vấn đề nan giải, đang làm chậm quá trình phát triển bệnh viện. Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23-2-2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, vì vậy cần được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt”. Nghề đặc biệt vì chữa bệnh cứu người không được phép sai sót, dù là nhỏ nhất. Đào tạo đặc biệt, vì sinh viên đại học y phải học 6 năm, đại học dược phải mất 5 năm mới lấy được bằng tốt nghiệp (cao hơn tất cả mọi ngành nghề). Còn muốn nâng cao tay nghề, phải dành thêm thời gian học các chương trình sau đại học. Các trường đại học y-dược lại thường nằm trong nhóm những trường có điểm chuẩn cao. Đó là những lý do khiến quy mô đào tạo của các trường y-dược khá nhỏ bé, dẫn đến nguồn nhân lực cho ngành y lúc nào cũng thiếu trầm trọng.

Hiện nay toàn ngành y tế cần bổ sung khoảng 54.000 cán bộ nhưng mỗi năm các trường chỉ cung ứng được vài ngàn người. Tính trung bình hiện nay ở nước ta chỉ 10 bác sĩ/10.000 dân. Trước thực tế này các bệnh viện tư làm gì để giải quyết nguồn nhân lực cho mình? Có 3 giải pháp được một số bệnh viện áp dụng. Thứ nhất, đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút nhân tài (cả trong và ngoài nước). Thứ hai, quy tụ những bác sĩ có tay nghề đã nghỉ hưu để tái sử dụng. Thứ ba, tuyển dụng và đào tạo. Riêng về giải pháp thứ nhất có ý kiến cho rằng việc lấy tài chính thu hút đội ngũ bác sĩ sẽ làm chảy máu chất xám từ bệnh viện công sang bệnh viện tư. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện tư đều lý luận rằng nhiệm vụ của bác sĩ dù ở đâu cũng là cứu người, vì thế hình thức này không gọi là “chảy máu chất xám”. Hình thức tự tuyển dụng và đào tạo là một trong những kênh giải quyết về bất cập nhân sự tại các bệnh viện tư. Cũng như nhiều ngành nghề khác, sinh viên y khoa mới ra trường muốn làm việc được phải qua thời gian thực hành, đào tạo nâng cao chuyên môn. Để giảm thời gian theo kiểu cứ vào bệnh viện làm rồi từ từ học nghề, không ít bệnh viện tư mạnh dạn đầu tư chi phí đào tạo, đưa nhân sự đi đào tạo ở nước ngoài. Cũng có một số bệnh viện tư đề xuất xây dựng những cơ sở đào tạo cán bộ y tế nhằm góp phần giải bài toán nhân lực. Nhưng tất cả mới nằm trong dự định và trên giấy tờ.