Biểu điểm đánh giá giáo viên theo thông tư 26/2023 năm 2024

Xin hỏi là đối với giáo viên thì việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện thế nào? - Vân Anh (TP.HCM)

Biểu điểm đánh giá giáo viên theo thông tư 26/2023 năm 2024

Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Hình từ Internet)

1. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Mức tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

3. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 10, 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

3.1. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

3.2. Xếp loại kết quả đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

4. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT quy định: Thực hiện đánh giá các môn học (trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo 2 mức: Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu) theo phương thức kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Cụ thể:

- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.

- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Về cách tính kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học, thay vì "Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học" theo quy định hiện hành, thì đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số, giáo viên thực hiện "nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học".

Biểu điểm đánh giá giáo viên theo thông tư 26/2023 năm 2024
Ảnh minh họa (Nguồn: vtv.vn)

Bổ sung thêm hình thức kiểm tra trên máy tính để đánh giá học sinh THCS, THPT

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT quy định các loại kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên; kiểm tra, đánh giá định kì.

So với quy định hiện hành tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT "Kiểm tra thường xuyên gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 01 tiết, kiểm tra thực hành dưới 01 tiết" và "Kiểm tra định kỳ gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ", Thông tư mới yêu cầu việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Như vậy, từ ngày 11/10/2020, các trường sẽ áp dụng kiểm tra trên máy tính là hình thức đánh giá mới cho học sinh THCS, học sinh THPT.

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Về hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì: Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên tính hệ số 1; điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì tính hệ số 2; điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì tính hệ số 3.

Điểm các bài kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT bổ sung quy định về xét lên lớp áp dụng riêng đối với học sinh khuyết tật: "Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp".

Tặng giấy khen cho học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT nêu rõ, khi xét công nhận danh hiệu học sinh, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi thì công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học; nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên thì công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học.

Đặc biệt, học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.