Đánh giá công tác khoa giáo của tỉnh sóc trăngỉnh năm 2024

(TTXVN) Sáng 30/12, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự hội thảo có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia giáo dục ở các Trường Đại học khu vực phía Nam, lãnh đạo ngành Giáo dục tỉnh.

Theo ông Danh Hoàng Nguyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn 2012 - 2022, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Tỉnh có 7.695 phòng học, trong đó có 6.165 phòng học kiên cố, đạt 80,1% (tăng 28,0% so với năm 2012). Ngành Giáo dục tỉnh luôn chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. Đến năm học 2021-2022, toàn ngành có 17.469 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (trong đó: có 3 tiến sĩ, 314 thạc sĩ, 37 người đang học thạc sĩ, 3 người đang học nghiên cứu sinh); chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Mạng lưới trường, lớp được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư theo lộ trình từng năm, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động dạy và học. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đầu tư đúng mức, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu đề ra và tăng khá nhanh trong cả giai đoạn.

Tại hội thảo, nhiều tham luận của các chuyên gia ở các trường Đại học khu vực phía Nam, các chuyên gia giáo dục được trình bày, đánh giá cao sự phát triển của sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ 2012-2022; chỉ ra những khó khăn hạn chế của tỉnh, như: Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học chưa được đồng bộ; chất lượng dạy và học chưa đồng đều, vẫn còn sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn hay những nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi và những nơi còn khó khăn…

Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Để nâng cao chất lượng giáo dục, Sóc Trăng cần tăng cường phối hợp đào tạo và có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Giáo dục; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên.

Tại Hội thảo, bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: Đây là dịp để các cấp lãnh đạo, ban, ngành liên quan cùng nhìn lại, tìm ra những khó khăn, vướng mắc và giải pháp thiết thực, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2030, sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, tỉnh xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế./.

Sáng ngày 28/3/2023, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội dẫn đầu Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Tiếp đoàn có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; lãnh đạo một số các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.

Đối với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỉnh Sóc Trăng luôn chủ động triển khai các văn bản hướng dẫn cụ thể, như tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến, thông tin tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy định, có đánh giá, rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học cho phù hợp với yêu cầu đổi mới. UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đánh giá, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời đổi mới giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực.

Đánh giá công tác khoa giáo của tỉnh sóc trăngỉnh năm 2024

Quang cảnh đại biểu dự buổi giám sát Chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tỉnh Sóc Trăng.

Ảnh: NGỌC DIỄM

Về đánh giá các điều kiện đảm bảo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2022 - 2023, toàn ngành có 11.440 giáo viên. Trong đó, tiểu học 5.782 giáo viên, trung học cơ sở 3.939 giáo viên, trung học phổ thông 1.719 giáo viên. Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đã hoàn thành Mudun 9. Trong bố trí giáo viên dạy các môn tích hợp, ở cấp tiểu học, số lượng giáo viên đáp ứng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kể cả đối với giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ được triển khai bắt buộc đối với lớp 3 từ năm học 2021 - 2022. Đối với cấp trung học cơ sở, việc dạy môn mới và hoạt động mới như: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí; Hoạt động trải nghiệm hướng nghiêp. Nội dung giáo dục địa phương gặp nhiều khó khăn do chưa có giáo viên được đào tạo chính quy dạy các môn tích hợp. Cấp trung học phổ thông, việc lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp bước đầu chưa quen, các cơ sở giáo dục đã có định hướng cho học sinh chọn tổ hợp phù hợp với điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất của trường.

UBND tỉnh cũng đánh giá, khó khăn lớn nhất của tỉnh hiện nay là cơ sở vật chất còn thiếu so với yêu cầu đổi mới, thiết bị dạy và học đầu tư chưa đồng bộ. Hiện nay tỉnh Sóc Trăng vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên phổ thông cục bộ. Giáo viên phải dạy nhiều lớp, số lượng học sinh đông, thời gian tiếp xúc không nhiều nên giáo viên không thể biết hết năng lực của từng học sinh. Một số giáo viên chưa mạnh dạng trong đổi mới,…

Tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; ban hành chính sách tuyển dụng đội ngũ nhà giáo nhằm khắc phục những bất cập trong thời gian qua để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học để giúp các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018…

Đoàn cũng đặt ra một số vấn đề về định hướng dạy và học theo hướng đổi mới; phương pháp giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật; thuận lợi và khó khăn trong phân luồng học sinh; giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên…

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh đánh giá tỉnh Sóc Trăng luôn có sự quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo để Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Đồng thời nhấn mạnh rằng, việc đổi mới là cả quá trình lâu dài và nhiều thách thức, đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, yêu cầu tỉnh Sóc Trăng tiếp tục rà soát, đánh giá mạng lưới trường lớp, điều kiện về nhân lực, vật lực đáp ứng yêu cầu đổi mới. Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện, đào tạo thế hệ học sinh có ý chí, đạo đức, năng lực tự học, khả năng thích ứng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đánh giá chất lượng theo hướng đa chiều, như đánh giá của người dạy đối với người học, đánh giá của người học đối với người dạy và tự đánh giá của người dạy, người học.

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cũng tiếp thu những kiến nghị của tỉnh Sóc Trăng, trên cơ sở này đoàn sẽ tổng hợp tình hình chung để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó kiến nghị đến Chính phủ, bộ, ngành Trung ương xem xét ban hành chính sách phù hợp./.