Bộ luật pháp singapore tiếng anh là gì năm 2024

Cộng hoà Singapore là một nhà nước có nền dân chủ nghị viện, có Hiến pháp thành văn. Hiến pháp là đạo luật tối cao của đất nước.

Mô hình hệ thống pháp luật của Singapore[1]

Bộ luật pháp singapore tiếng anh là gì năm 2024

Có 6 thiết chế tham gia chủ yếu vào hoạt động pháp luật Singapore gồm xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và thực thi công lý là Văn phòng Tổng chưởng lý (Attorney-General’s Chambers), Bộ Pháp luật (Ministry of Law), Nghị viện (Parliament), Tổng thống (President), Tòa án tối cao (Supreme Court) và tòa án cấp thấp (Subordinate Courts).

Nghị viện Singapore chỉ có một viện. Nghị viện Singapore được xây dựng theo mô hình hệ thống nghị viện dân chủ của British Westminster, theo đó các nghị sĩ được bầu vào thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường xuyên. Tổng thống sẽ đề nghị lãnh đạo của chính đảng có đa số trong nghị viện làm Thủ tướng. Sau đó Thủ tướng sẽ lựa chọn các Bộ trưởng trong số các nghị sĩ để thành lập Nội các. Các Bộ trưởng đứng đầu các Bộ cùng điều hành Chính phủ.

Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, do nhân dân bầu ra. Tổng thống có quyền hạn và chức năng do Hiến pháp và một số bộ luật thành văn khác trao cho, vai trò của Tổng thống chủ yếu mang tính chất nghi lễ.

Theo Hiến pháp, quyền lập pháp của Singapore được trao cho cơ quan lập pháp. Cơ quan lập pháp bao gồm: Tổng thống và nghị viện. Cơ quan lập pháp ban hành luật gọi là: Các Đạo luật của Nghị viện. Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành các Dư luật được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện và được sự đồng ý của Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao). Có thể nói, quy trình xây dựng pháp luật của Singgapore gắn liền với vai trò của một số cơ quan sau:

Văn phòng Tổng chưởng lý

Tổng chưởng lý (Attoney General) là cố vấn pháp lý cho Chính phủ, Văn phòng Tổng chưởng lý là cơ quan giúp việc của Tổng chưởng lý. Tổng Chưởng lý không phải là thành viên được bầu của Nghị viện hoặc là thành viên của Nội các. Thủ tướng Chính phủ chỉ định Tổng chưởng lý và nhiệm kỳ của các người này được đảm bảo. Các bộ có trách nhiệm điều hành công tác lập pháp có thể tìm kiếm sự tư vấn từ Văn phòng Tổng chưởng lý để xem xét liệu việc thi hành chính sách được đề nghị có đòi hỏi sửa đổi các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hay không hoặc có cần ban hành một văn bản mới.

Sau khi một Bộ đã có được sự phê duyệt về nguyên tắc của Nội các về một Dự luật, Bộ này sẽ làm việc với Văn phòng Tổng chưởng lý để soạn thảo Dự luật. Thông thường, Bộ này trình dự thảo Dự luật lên Văn phòng Tổng chưởng lý để rà soát. Vụ lập pháp của Văn phòng Tổng chưởng lý có trách nhiệm rà soát, kiểm tra và soạn thảo tất cả các Dự luật của Chính phủ Singapore. Cán bộ soạn thảo và đại diện của Bộ liên quan thường xuyên trao đổi để người cán bộ soạn thảo hiểu rõ chính sách liên quan, tạo điều kiện cho công việc soạn thảo.

Vụ lập pháp là cơ quan soạn thảo Trung ương Singapore, có trách nhiệm soạn thảo tất cả các dự luật của Chính phủ cũng như các văn bản dưới luật. Chức năng của bộ phận này bao gồm: (a) Dự thảo và rà soát tất cả các Dự luật và các văn bản dưới luật; (b) Tư vấn cho các Bộ và các Ban lập pháp về việc thi hành các chính sách của Chính phủ; (c) Tư vấn pháp luật cho các Bộ và các ban được thành lập theo luật.

Bộ Pháp luật

Bộ trưởng Bộ Pháp luật, như các Bộ trưởng khác của Chính phủ là thành viên được bầu cử của Nghị viện và là thành viên Nội các. Trách nhiệm chính của Bộ Pháp luật là hoạch định và thi hành các chính sách pháp luật lớn của Chính phủ. Vai trò này hoàn toàn khác với vai trò của Văn phòng Tổng chưởng lý, với tư cách là cố vấn pháp luật của Chính phủ và của Chánh Công tố.

Nếu một Dự luật có liên quan tới những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Pháp luật (chẳng hạn quy định về nghề luật) thì Bộ Pháp luật sẽ chắp bút Dự Luật. Bên cạnh đó, trước khi một dự luật của Chính phủ đưa ra thảo luận tại Nghị viện thì điều kiện tiên quyết là có sự phê duyệt của Bộ Pháp luật. Bộ Pháp luật kiểm tra, rà soát để đảm bảo Dự luật phù hợp với chính sách lập pháp chung của Chính phủ.

Các Bộ và các Ban thành lập theo luật

Một chính sách mới do một Bộ đề nghị có thể đòi hỏi phải ban hành một Đạo luật mới hoặc sửa đổi một Đạo luật đang có hiệu lực. Trong những trường hợp như vậy, Bộ có đề xuất phải có được sự phê chuẩn về nguyên tắc từ Nội các đối với chính sách mới trước khi tiếp cận Văn phòng Tổng chưởng lý để soạn thảo hoặc sửa đổi một Dự luật. Những dự luật như vậy gọi là Dự luật Chính phủ.

Bộ chịu trách nhiệm chính là Bộ thực hiện việc soạn thảo văn bản pháp luật về vấn đề cụ thể. Tại Singapore, còn có các ban theo luật, có chức năng soạn thảo văn bản pháp luật. Ban làm luật là một pháp nhân được thành lập theo một Đạo luật của Nghị viện. Bộ phận này báo cáo trước Bộ thuộc Chính phủ, nhưng nó có tính độc lập cao hơn là một đơn vị thuộc Chính phủ. Trang chủ của Chính phủ Singapore liệt kê 70 Ban thành lập theo luật.

Trong các thiết chế nêu trên thì tòa án là cơ quan ít tham gia vào quá trình xây dựng luật nhất, bốn thiết chế còn lại tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật với những vai trò và chức năng khác nhau. Mặc dù chính thể Singapore chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng việc xây dựng pháp luật không chỉ thuộc thẩm quyền của lập pháp mà là sự phối hợp thực hiện của các cơ quan thuộc các nhánh quyền lực. Việc xây dựng luật được thực hiện trên cơ sở dự thảo của Chính phủ, trình ra Nghị viện, khi được thông qua tại nghị viện thì được công bố bởi Tổng thống.

Các cơ quan của Chính phủ tham gia vào quy trình lập pháp độc lập với nhau, có vai trò khác nhau. Tổng chưởng lý là cố vấn pháp lý của Chính phủ và thực hiện chức năng công tố. Bộ Pháp luật đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Pháp luật - chịu trách nhiệm về chính sách của Chính phủ, đặc biệt là đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Cơ quan lập pháp có trách nhiệm thông qua dự luật. Bao gồm Nghị viện (đơn viện) với các thành viên được bầu và Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước (thực hiện chức năng nghi lễ), với quyền hạn nhất định liên quan đến quy định các vấn đề tài chính, việc bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của chính phủ, các biện pháp chống tham nhũng cũng như vai trò giám hộ hạn chế trong tự do cơ bản trong hai trường hợp xét xử bị lật đổ hoặc bị hạn chế. Tổng thống có một số chức năng hành pháp, nhưng với mục đích xây dựng luật thì được coi là cơ quan lập pháp cùng với Nghị viện.

3. Quy trình xây dựng pháp luật của Singapore

Pháp luật được xây dựng tại Singapore bao gồm:

  1. Luật (Primary legislation) được biết chính thức như các dự thảo của Chính phủ, được thông qua bởi Nghị viện. Đặt ra các yếu tố quan trọng và nguyên tắc của pháp luật.
  1. Quy định dưới luật (Subsidiary legislation) được xây dựng bởi đại diện của cơ quan lập pháp, thường là một Bộ trưởng hoặc một cơ quan theo luật định thuộc thẩm quyền theo bằng luật pháp cơ bản. Những quy định dưới luật này có xu hướng "hành chính", không quy định các quyền cơ bản và không được vượt phạm vi của luật.

Vì bản chất khác nhau của luật và quy định dưới luật nên quá trình khác nhau liên quan đến việc ban hành.

Cơ bản quy trình xây dựng luật ở Singapore được chia làm hai công đoạn: công đoạn Chính phủ (hầu hết các dự án luật đều do Chính phủ Singapore trình) và công đoạn Nghị viện. Mỗi năm, Nghị viện Singapore ban hành từ 20 đến 40 đạo luật.

Công đoạn Chính phủ có liên quan tới 4 chủ thể chính là: Bộ quản lý ngành, Văn phòng Tổng chưởng lý (Attorney-General’s Chambers)[2], Bộ Pháp luật (Ministry of Law) và Nội các.

Bộ quản lý ngành có trách nhiệm đề xuất và xây dựng chính sách, trên cơ sở tham vấn cộng đồng, hoặc đề xuất từ chính Bộ quản lý ngành hoặc các Bộ liên quan, Bộ Pháp luật, Văn phòng Tổng chưởng lý. Sau đó, Bộ quản lý ngành sẽ phải nhận được sự phê chuẩn về nguyên tắc của Nội các đối với chính sách dự kiến đề xuất. Các vấn đề cần được cân nhắc và xử lý ở giai đoạn này gồm: việc quyết định mục tiêu chính sách, cân nhắc vấn đề có cần điều chỉnh bằng pháp luật và hình thức của pháp luật[3], đưa ra dự kiến về tiến độ xây dựng luật, những vấn đề liên quan đến tài chính[4] và thu thập những ý kiến ​​và phê duyệt của các cơ quan liên quan và các bên liên quan để trình lên Nội các. Khi đã được phê chuẩn, Bộ quản lý ngành sẽ chuyển đề xuất chính sách này cho Văn phòng Tổng chưởng lý để làm công tác soạn thảo (quy phạm hóa) (tuy nhiên, trên thực tế, bản đề xuất chính sách này cũng đã chi tiết tới mức gần như một bản dự thảo để tiết kiệm công sức cho Văn phòng Tổng chưởng lý).

Công việc hoàn thiện dự thảo này do Vụ Xây dựng pháp luật của Văn phòng Tổng chưởng lý trưởng đảm trách[5]. Văn phòng Tổng chưởng lý của Singapore chịu trách nhiệm soạn thảo tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Singapore gồm luật và các quy định dưới luật[6]. Nhiệm vụ vủa cơ quan này là thể hiện chính sách được đề xuất dưới ngôn từ pháp lý. Quy trình này được thực hiện thông qua chỉ duy nhất một chuyên gia soạn thảo văn bản gọi là người soạn thảo (Drafter)[7]. Theo thông tin do đại diện của Vụ Xây dựng pháp luật cung cấp, thông thường những dự thảo luật hoặc dự thảo văn bản khó sẽ được giao cho những người có kinh nghiệm hoặc có trình độ cao nhất.

Người soạn thảo phải là người của Vụ Xây dựng pháp luật, thông thường là những người có kinh nghiệp pháp lý nhiều năm (có thể đã từng làm luật sư, công tố viên, hoặc làm việc cho tòa án) thực hiện toàn bộ quá trình soạn thảo luật. Trong quá trình soạn thảo, người soạn thảo sẽ thường xuyên giữ liên lạc và trao đổi với cơ quan đưa ra đề xuất xây dựng luật để nắm thật chắc nội dung cần thể hiện trong luật, mục đích cuối cùng là dự thảo phải thể hiện đúng chính sách. Trong những trường hợp soạn thảo văn bản khó thì người soạn thảo có thể được nhận sự trợ giúp nhưng thực tế rất ít khi xảy ra các trường hợp này.

Trao đổi về vấn đề chuyên biệt hóa lĩnh vực soạn thảo cho những người soạn thảo, đại diện của Vụ Xây dựng pháp luật cho biết đã từng có nhu cầu thực hiện việc chia các lĩnh vực để từng người soạn thảo đảm trách. Cơ quan này đánh giá, nếu chuyên biệt hóa lĩnh vực soạn thảo cho những người soạn thảo sẽ nâng cao chất lượng soạn thảo tuy nhiên lại gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai như không có người để thay thế khi có thay đổi về nhân sự. Việc soạn thảo nhiều dự thảo văn bản ở các lĩnh vực khác nhau có thể mang lại những thông tin, kỹ năng cần thiết bổ trợ cho người soạn thảo thực hiện công việc của mình. Hơn nữa, khi gặp các vấn đề về chuyên ngành nên giải quyết thông qua sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn. Vì vậy, Văn phòng Tổng chưởng lý của Singapore vẫn chưa áp dụng hình thức này và đang cố gắng tìm biện pháp để phân hóa theo những người soạn thảo theo nhóm.

Một điểm khác đáng lưu ý, hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử của Singapore về pháp luật được tổ chức và vận hành rất tốt đóng vai trò là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm công tác soạn thảo. Cơ sở dữ liệu này chứa đựng từ điển luật học, thông tin cụ thể của từng văn bản pháp luật đã được ban hành (gồm tên văn bản, quá trình xây dựng văn bản, các dự thảo của văn bản, những lưu ý,…). Dữ liệu điện tử về pháp luật của Singapore có thể dễ dàng truy cập qua địa chỉ website: www.agc.gov.sg.

Sau quá trình soạn thảo tại Văn phòng Tổng chưởng lý và có sự thống nhất của Bộ quản lý ngành, dự thảo được gửi cho Bộ Pháp luật[8] để xem xét xem nội dung của dự thảo có phù hợp với chính sách chung của Chính phủ không. Chỉ sau khi đã có sự đồng ý của Bộ Pháp luật, dự luật cùng với sự đồng ý của Bộ Tài chính về vấn đề tài chính thì dự thảo một lần nữa cần nhận được sự chấp nhận của nội các để chính thức chuyển sang Nghị viện xem xét, thảo luận. Ở giai đoạn này, đôi khi dự thảo luật còn được đưa ra lấy ý kiến dân chúng. Tham khảo ý kiến ​​công chúng về dự thảo Luật phải là quy định bắt buộc, nhưng được chính phủ khuyến khích như một phần để dân chúng nỗ lực tham gia.

Như vậy có thể thấy, soạn thảo luật được Văn phòng Tổng chưởng lý đảm nhận, việc kiểm tra tính hợp pháp của văn bản được thực hiện bới Bộ Pháp luật. Bộ Pháp luật Singapore có trách nhiệm đưa ra ý kiến thẩm định về tính hợp pháp với các dự thảo luật và một số quy định dưới luật khi được các Bộ hoặc Văn phòng Tổng chưởng lý gửi đến (không có trách nhiệm bắt buộc thẩm định đối với quy định dưới luật). Để phục vụ cho việc thẩm định dự thảo luật, Văn phòng Tổng chưởng lý gửi hồ sơ về dự thảo luật sang Bộ Pháp luật, hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến quá trình soạn thảo (từ ý tưởng chính sách, quá trình soạn thảo, trao đổi giữa Văn phòng Tổng chưởng lý với Bộ đề xuất, Dự thảo luật).

Trao đổi về nội dung đánh giá tác động của dự thảo văn bản (RIA), thông tin phản hồi cho thấy ở Singapore không có quy trình đánh giá tác động của dự thảo văn bản.

Một điểm khác biệt khác được ghi nhận đó là vai trò của Chính phủ đối với dự thảo luật do mình đưa ra Nghị viện. Sau khi dự thảo luật đã được soạn thảo và nhận được sự chấp thuận của nội các và sẵn sàng trình là Nghị Viện, Bộ đưa ra đề xuất chính sách sẽ đóng vai trò là cơ quan bảo trợ, đứng ra bảo vệ Dự thảo luật đó trước Nghị viện. Trong quá trình Bộ bảo vệ dự thảo luật do mình đề xuất trước nghị viện, Văn phòng Tổng chưởng lý có trách nhiệm hỗ trợ Bộ về những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ pháp lý, kỹ thuật soạn thảo.

Công đoạn Nghị viện: Một các khái quát, ở công đoạn Nghị viện, Dự luật sẽ phải trải qua 4 tiểu công đoạn là: lần đọc đầu tiên (first reading), lần đọc thứ hai (second reading) (để thảo luận các nội dung mang tính nguyên tắc), giai đoạn thảo luận ở các ủy ban chuyên trách, và lần đọc thứ ba (third reading) để thảo luận lần cuối và bỏ phiếu thông qua. Sau khi đã được Nghị viện thông qua, Dự thảo luật được chuyển đến Hội đồng đại diện cho quyền thiểu số (Presidential Council for Minority Rights). Hội đồng này có chức năng chung là xem xét và báo cáo về các vấn đề ảnh hưởng đến người của bất kỳ cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo tại Singapore mà Nghị viện đề cập đến. Như một cơ chế giám sát xây dựng pháp luật, Hội đồng được thiết kế để ngăn việc ban hành pháp luật phân biệt đối xử chống lại các nhóm cộng đồng khác nhau dẫn đến nguy cơ đe dọa sự hòa hợp chủng tộc và tôn giáo trong bối cảnh đa sắc tộc của Singapore. Sau khi được Hội đồng thông qua, dự luật được gửi cho Tổng thống ký lệnh công bố. Công đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng pháp luật của Singapore là đăng tải trên công báo đối với Luật vừa được công bố.

Trên thực tế, từ thời điểm trình Nghị viện đến thời điểm dự luật được thông qua chỉ mất khoảng 1 tháng. Trong quá trình này, Chính phủ thường chỉ chấp nhận những thay đổi không quá lớn so với nội dung dự thảo trình ban đầu. Chính vì thế, đạo luật được thông qua và dự luật ban đầu do Chính phủ trình thường khá giống nhau.

Qua nghiên cứu được biết, ở Singapore, khi một dự thảo luật đã được đưa ra đến Nghị viện thì việc sửa đổi, góp ý qua các lần đọc gần như chỉ mang tính hình thức. Bởi lẽ bản dự thảo đã được chuẩn bị rất kỹ, việc một dự thảo luật trình ra mà không được chấp thuận được cho là một sự xấu hổ, ảnh hưởng đến uy tín chính trị của vị Bộ trưởng của Bộ đề xuất cũng như của Nội các trước dân chúng. Trên thực tế, dự thảo luật trước khi đưa ra nghị viện cũng đã được chuyển đến tay các nhà chính trị, thành viên của Nghị viện đọc và đóng góp ý kiến trước. Do đó, các dự thảo luật của Singapore thường không bị loại bỏ bởi nghị viện.

Xây dựng quy định dưới luật, các yêu cầu đối với các quy định dưới luật không nghiêm ngặt như đối với luật vì các quy định dưới luật được ban hành trên cơ sở các nguyên tắc được đặt ra trong luật. Nếu các quy định dưới luật quy định những nội dung không đúng thẩm quyền có thể bị gạt bỏ bởi Toà án.

Các quy định dưới luật cũng được soạn thảo bởi Văn phòng Tổng chưởng lý. Sau đó đưuọc đăng công báo và trình đến Hội đồng đại diện cho quyền thiểu số trong vòng 14 ngày để xem xét các vấn đề về dân tộc. Dự thảo quy định dưới luật có thể phải trình bày ở Nghị viện trong trường hợp luật về lĩnh vực đó quy định như vậy.

Mô hình quy trình lập pháp của Singapore[9]

Bộ luật pháp singapore tiếng anh là gì năm 2024

4. Quá trình chuẩn bị, đề xuất dự thảo luật của Chính phủ

Chính phủ đưa ra sáng kiến về luật mới

Hầu hết các đạo luật tại Singapore đều được bắt nguồn từ sáng kiến đề xuất của Chính phủ. Đôi khi chính sách mới đòi hỏi phải ban hành luật mới theo sáng kiến của Văn phòng Thủ tướng. Trong một số trường hợp khác, việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi luật đã có xuất phát từ sáng kiến của bộ chủ quản lĩnh vực đó.

Nếu văn bản pháp luật đề xuất ban hành chỉ liên quan đến một lĩnh vực hạn chế thuộc một Bộ hoặc thuộc Ban theo luật, thì Bộ hoặc Ban đó sẽ làm việc với Vụ Lập pháp của Văn phòng Tổng chưởng lý để chuẩn bị soạn thảo dự luật.

Nếu văn bản pháp luật được đề xuất có nội dung rộng, thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, một Uỷ ban liên bộ với sự tham gia của Văn phòng chưởng lý và đại diện của tất cả các Bộ có liên quan sẽ được thành lập. Trong trường hợp này, đại diện Bộ sẽ thực thi luật này là Chủ tịch Uỷ ban.

Tư vấn không chính thức cho dự thảo luật

Tuy mức độ tư vấn trong quá trình lập pháp chính thức tại Singapore tương đối hạn chế, nhưng mức độ tư vấn không chính thức lại lớn hơn rất nhiều, đặc biệt trong một số lĩnh vực cụ thể. Việc tư vấn thường được diễn ra như sau:

Thứ nhất: Trước hết, cần có sự tư vấn khi đạo luật được đề xuất có thể có ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế hay tới một bộ phận đối tượng nào đó của xã hội.

Thứ hai: Bộ hoặc ban có liên quan thường tích cực tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia và từ đại diện của các khu vực trọng yếu thuộc phạm vi điều chỉnh, tác động của văn bản pháp luật mới.

Thứ ba: Công tác tư vấn thường diễn ra ở giai đoạn đầu tiên, khi chính phủ xác định được vấn đề và còn đang xem xét cần phải giải quyết vấn đề đó bằng đạo luật nào.

Thứ tư: mặc dù việc tư vấn thường diễn ra không chính thức và dựa trên quan hệ cá nhân, các quan điểm được đưa ra trao đổi tự do và không ai sợ bị mất mặt. Trong một số trường hợp việc tư vấn có thể được thực hiện chính thức và công khai hơn.

Chính sách của Chính phủ Singapore là mời các chuyên gia, các nhân vật trọng yếu tham gia vào quá trình phỏng vấn không chính thức về các dự luật đang được xem xét đề xuất. Quá trình, thủ tục khác nhau phụ thuộc vào mức độ quan tâm của công chúng và của khu vực kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi dự luật này, cũng như tầm quan trọng của dự luật tới sự phát triển của nền kinh tế Singapore.

Nếu dự luật này “luật của các luật sư” nghĩa là công luận nói chung không quan tâm nhiều và các khu vực kinh tế cũng không mấy ảnh hưởng thì chỉ hỏi ý kiến những người làm trong nghề luật. Nếu dự luật chỉ có tầm quan trọng với một bộ phận hạn chế của nền kinh tế, chẳng hạn, ngành công nghiệp tàu biển, thì chỉ cần tư vấn của các chuyên gia luật hàng hải và đại diện ngành công nghiệp tàu biển, những đối tượng bị ảnh hưởng từ dự luật.

Nếu dự luật điều chỉnh một lĩnh vực nào đó trọng yếu đối với kế hoạch phát triển kinh tế của Chính phủ, chẳng hạn mục tiêu đưa Singapore trở thành một trung tâm tài chính của khu vực thì khi đó Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến trên bình diện rộng từ các chuyên gia trong nước tới các chuyên gia quốc tế thuộc khu vực tư nhân.

Nếu dự luật tác động đến sự phát triển của một khu vực quan trọng trong nền kinh tế, chẳng hạn nghiên cứu y sinh học, động chạm đến các vấn đề đạo đức và chính sách công thì Chính phủ có thể chỉ định một Ủỷ ban bao gồm các thành viên của Chính phủ, các nhà khoa học, các bác sĩ và những nhà lãnh đạo đáng kính trong cộng đồng./.

ThS. Hoàng Công Dũng - Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

-----

[1] Mô hình do Bộ Pháp luật Singapore cung cấp.

[2] Thông tin chi tiết tại website

[3] Tham vấn ý kiến Văn phòng Tổng chưởng lý.

[4] Tham vấn ý kiến Bộ Tài chính.

[5] Văn phòng Tổng chưởng lý cũng là cơ quan đảm trách việc đào tạo về cách soạn thảo văn bản pháp luật; tiến hành rà soát pháp luật; cung cấp cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia; tiến hành các dự án cải cách pháp luật.

[6] Theo thống kê của Văn phòng Tổng chưởng lý, một năm cơ quan này soạn thảo trung bình từ 800-900 dự thảo luật, dự thảo các văn bản dưới luật. Có năm cao điểm con số văn bản lên đến hơn 1000.

[7] Vụ Xây dựng pháp luật chỉ có 23 người soạn thảo.

[8] Bộ Pháp luật của Singapore đảm trách việc xây dựng pháp luật nhiều lĩnh vực như trợ giúp pháp lý, hòa giải cộng đồng, sở hữu trí tuệ, quản lý đất đai, dịch vụ pháp lý, phá sản (xem website: http://www.mlaw.gov.sg/about-us/what-we-do.html).