Bộ trưởng bộ văn hóa quảng cáo youtube năm 2024

Bộ trưởng bộ văn hóa quảng cáo youtube năm 2024

TTO - Bộ VH-TT&DL vừa có công văn gửi Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt Youtube.

Công văn do Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải ký ngày 24-2, nêu rõ:

Theo quy định tại khoản 2, điều 14, nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ thì trong trường hợp trang thông tin điện tử xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại VN thì phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo VN được uỷ quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo; ngành nghề kinh doanh chính của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo VN được uỷ quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Youtube vẫn chưa thực hiện thủ tục thông báo mà đã thể hiện các nội dung quảng cáo.

Do vậy Bộ VH-TT&DL sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt hành chính vì không thông báo theo nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và quảng cáo.

Bộ VH-TT&DL cũng đề xuất, để quản lý hiệu quả hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử xuyên biên giới hoạt động tại VN, thời gian tới, Bộ VH-TT&DL đề nghị Bộ TT-TT rà soát và cung cấp các trang thông tin điện tử xuyên biên giới có văn phòng đại diện tại VN để đơn vị này yêu cầu thủ tục thông báo theo đúng quy định.

Về các nội dung nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các clip đăng tải trên trang Youtube như phản ánh, Bộ VH-TT&DL cho rằng việc quản lý hoạt động và kiểm tra nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử xuyên biên giới thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TT-TT.

Vì vậy những thông tin trên cần được Bộ TT-TT ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời.

Trước đó, ngày 22-2, Bộ TT-TT có công văn gửi Bộ VH-TT&DL về việc kiểm tra, rà soát hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Tại diễn đàn "Tác động của đại dịch Covid-19 - Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch" diễn ra sáng 22/9, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn cho biết, đại dịch Covid - 19 đã gây ra biết bao khó khăn, khủng hoảng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Cụ thể, hàng loạt nhà hát, rạp, trung tâm văn hóa nghệ thuật, không gian văn hóa công cộng… phải đóng cửa. Mọi hoạt động nghệ thuật như các chương trình biểu diễn, liên hoan, sự kiện văn hóa nghệ thuật… bị tạm dừng hoặc hủy bỏ.

Bộ trưởng bộ văn hóa quảng cáo youtube năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại diễn đàn.

Nhiều chuyên gia, nhà sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ, diễn viên... bị cắt giảm lương; một lực lượng lớn nghệ sĩ, diễn viên phải duy trì cuộc sống với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, thậm chí một lực lượng lao động trẻ, có năng lực chuyên môn phải nghỉ việc không lương.

Tuy nhiên, thông qua nền tảng công nghệ số, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã có sự thay đổi trong cách thức tổ chức mang đến "Liều vaccine tinh thần" phục vụ, cổ vũ nhân dân vượt qua đại dịch.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyển đổi hình thức biểu diễn trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội, phát triển mô hình hoạt động biểu diễn "Nhà hát online". Các chương trình nghệ thuật với chủ đề "San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch", "Ở nhà cùng vui" được livestream trên Youtube đã tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch và mang đến món ăn tinh thần phục vụ khán giả…

"Các nhà hát có thể kiếm tiền trên mạng như các YouTuber?"

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn cho biết, cần "quyết liệt hành động" và đưa ra loạt giải pháp để lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn chuyển mình.

"Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn sẽ tiếp tục có những chuyển đổi mạnh mẽ trong thời gian tới và chắc chắn một điều dịch Covid -19 có diễn biến khó lường đến đâu, có xuất hiện những biến chủng nguy hiểm mới thì với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, với tình yêu nghề, sức sáng tạo của các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ, diễn viên, Cục Nghệ thuật Biểu diễn tin rằng hoạt động nghệ thuật biểu diễn sẽ tiếp tục thích ứng, phát triển để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân và thực sự trở thành "liều vaccin tinh thần" góp phần cùng Chính phủ, các cấp, các ngành chung tay chiến thắng đại dịch", ông Lê Minh Tuấn nói.

Bộ trưởng bộ văn hóa quảng cáo youtube năm 2024

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cảm ơn bài phát biểu "giàu tính văn học và cảm xúc" của Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ghi nhận những nỗ lực của Cục trong việc tổ chức các chương trình nghệ thuật online, "tạo ra hiệu ứng vắc xin tinh thần", "xoa dịu nỗi cô quạnh cho dân chúng".

Song, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng đó mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ chính trị, còn nhiệm vụ phát triển kinh tế để nuôi bộ máy của hơn 100 đoàn nghệ thuật trong cả nước thì chưa làm được. Bộ trưởng đặt câu hỏi, liệu Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thể "hiến kế" để các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể kiếm được tiền trên mạng xã hội?

"YouTuber có trên 1 triệu lượt theo dõi là phát sinh doanh thu rồi. Liệu các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể làm được điều đó?", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng hỏi.

Trước câu hỏi của Bộ trưởng, ông Lê Minh Tuấn thừa nhận, đơn vị nào cũng có kênh trên mạng xã hội nhưng chưa thu hút được nhiều người theo dõi.

Tuy nhiên, việc các nhà hát, đoàn nghệ thuật thu hút nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, tiến tới trở thành kênh phát sóng có thu phí là hướng đi phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay. Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ nghiên cứu hướng phát triển này để báo cáo lãnh đạo Bộ, hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Không riêng Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Lê Minh Tuấn được hỏi khó, tại Diễn đàn sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhắc nhở lãnh đạo các cục, tổng cục không đọc tham luận, phải phát biểu trúng vào "đề bài" và liên tục… hỏi khó nhiều đại biểu.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc chuyển công nghệ hiện nay "chúng ta chẳng có gì ở trong tay". Theo Bộ trưởng, muốn chuyển đổi số con người cũng không có, am hiểu về công nghệ không nhiều, nguồn lực thì phân bổ rải rác, nhỏ lẻ.

"Những tồn tại lâu năm của ngành mà không thể ngày một, ngày hai có thể tháo gỡ ngay tức thì. Nhìn nhận của xã hội đối với ngành, mong muốn của lãnh đạo đối với ngành đáp ứng trước yêu cầu và nhiệm vụ vẫn đang còn rất nhiều khoảng cách. Trong lúc Đảng và Nhà nước yêu cầu phải chuyển đổi, phải thể hiện cho được vị thế của ngành văn hóa thì chúng ta chỉ loay hoay sự vụ, tìm kiếm các hoạt động đơn lẻ dù không sai nhưng dẫn đến nhận thức lệch lạc…", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nêu rằng, trước những khó khăn đang gặp phải, trong giai đoạn tới ngành văn hóa, thể thao và du lịch sẽ xác định bốn khâu đột phá "Thể chế - Thiết chế - Nguồn nhân lực - Chuyển đổi số". Trong đó, việc chuyển đổi số sẽ tiếp tục duy trì, phát huy vai trò của mô hình "Nhà hát online", thúc đẩy phát triển "Bảo tàng online" và phát triển du lịch thông minh…