Ca sĩ tây nguyên là ai?

ANTD.VN -  Y Jang Tuyn, giọng ca nổi tiếng người Bana đã qua đời vào sáng ngày 20-9 sau một tháng điều trị Covid-19, hưởng dương 42 tuổi. 

Ca sĩ có bệnh nền cao huyết áp, chữa Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 13 vào giữa tháng 8, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Hai tuần đầu, sức khỏe anh tốt, hơi khó thở nhưng có thể nhắn tin trò chuyện. Song tình hình diễn biến xấu, anh phải đặt máy ECMO và không qua khỏi.

Trước đó, trên trang cá nhân, anh xem việc nhập viện là chuyến "công tác đặc biệt", trấn an bố mẹ sẽ sớm trở về, còn những bạn bè đã biết anh mắc bệnh đều bình luận động viên sẽ điều trị tốt và sớm khỏe mạnh trở lại.

Trước khi mắc Covid-19, nam ca sĩ còn hào hứng tổ chức sinh nhật thông qua hình thức livestream. Y Jang Tuyn hát tặng mọi người trong 3 giờ liền và động viên mọi người hãy lạc quan vượt qua dịch bệnh.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Cố ca sĩ Y Jang Tuyn

Gia đình anh gồm vợ, con trai, con gái đều nhiễm virus SARS-CoV-2, được điều trị trong một khu cách ly tại quận 12, khỏi bệnh và đã về nhà.

Y Jang Tuyn sinh năm 1979, là một trong số gương mặt đại diện cho lớp ca sĩ Tây Nguyên hiện đại, muốn bứt khỏi lối đi quen thuộc bằng cách chọn dòng nhạc đa dạng. Năm 2016, anh ra mắt album Một tuần bảy ngày, thuộc nhiều thể loại như Pop ballad, Dance, Funky, Latin...

Ca sĩ từng đoạt giải Ba cuộc thi Sao Mai 2001, giải Ba Tiếng hát truyền hình năm 2003. Anh là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc TP HCM, hiện là biên tập viên âm nhạc của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Anh phát hành nhiều album như "Nẻo quê" (cùng ca sĩ Trang Nhung thể hiện các sáng tác của nhạc sĩ Quỳnh Hợp và Dương Toàn Thiên, 2005), "Khát" (2006), "Nỗi nhớ cao nguyên" (2013), "Chúng tôi lính hải quân" (gồm các sáng tác của nhạc sĩ Quỳnh Hợp, 2013), "Hoan ca mùa xuân" (2015), "Những bức tranh quê hương" (2015)...

Nhiều đồng nghiệp đã bàng hoàng trước trước sự ra đi của Y Jang Tuyn. Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trịnh Kim Chi bày tỏ lòng xót xa khi cách đây 1 tuần, chị và ca sĩ còn nói chuyện với nhau. Vậy mà giờ đây, anh đã trở về bên núi rừng Tây Nguyên mãi mãi. Chuyến "công tác đặc biệt" của Y Jang Tuyn đã kết thúc với nỗi xót thương một giọng ca đầy nội lực, một con người hài hước và lạc quan.

Nhảy đến nội dung

Những nữ nghệ sỹ của núi rừng Tây Nguyên

Thứ Sáu, 14:05, 08/03/2013

Tôi có may mắn được tiếp xúc với một số nữ nghệ sỹ của núi rừng Tây Nguyên và luôn cảm thấy tình đất và tình người của vùng đất này thật đậm đà tha thiết. Sông Mẹ (krông Na), sông Cha (Krông Nô) đã sinh ra những người con gái không chỉ dịu dàng, mát ngọt như nước nguồn ở trong gia đình, mà còn tài năng và mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đặc biệt là trong giới Văn hóa - Nghệ thuật.

Cũng bởi lớn lên trong những âm thanh dù đã xa xôi lắm của rừng đại ngàn, trong nhịp điệu mê đắm của những dàn chiêng, trong các điệu hát dân ca trữ tình, những đêm xoang thâu đêm của mùa lễ hội "ăn năm uống tháng" trong các nhà Rông mà gái trai Tây Nguyên rất có năng khiếu nghệ thuật.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Tiết mục thơ múa “huyền thoại Chư H’Drông” của đoàn Nhà hát ca múa nhạc Đam San tỉnh Gia Lai

Ngược dòng thời gian, từ những năm đầu thập kỷ 60, đoàn ca múa Tây Nguyên ở Hà Nội đã làm rung động bao trái tim bạn bè yêu âm nhạc trong và ngoài nước bằng những ca khúc như Chim Pong kle, Cô gái Tây Nguyên, hay làn điệu dân ca  Êđê, Giarai, Bana, cùng tiếng Tr'ưng giữ rẫy…Các nữ ca sĩ H'Wil (dân tộc Giarai), Kim Nhớ (dân tộc Hrê),  H'Benh (dân tộc Bana) với giọng hát nồng nàn, tha thiết; các  vũ nữ trong những điệu múa có nguồn gốc từ lao động sản xuất hay vui chơi của dân gian Tây Nguyên như Mùa xuân dệt vải, Ca tu, Roong chiêng, Hội làng đã có những màn biểu diễn làm say đắm lòng người.

Những thế hệ diễn viên người Tây Nguyên tiếp theo ở thập kỷ 70 có nhiều gương mặt đã tiếp tục góp phần ghi dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật như: Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Măng Thị Hội (dân tộc Bana Chăm - Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh), Rơchăm Pheng (dân tộc Giarai - Trường Cao đẳng nghệ thuật quân đội), hai NSƯT của đoàn Bông Sen ÊBan Quý (Êđê), Đinh Xuân Va (H’rê), NSND Đinh Xuân  La (H’rê - Đoàn nghệ thuật Đam San), Hồ Thị Kha Y  (Vân Kiều - Trường văn hóa nghệ thuật Gia Lai)…


Hoạt động nghệ thuật của các nữ nghệ sỹ Tây Nguyên ngày một phong phú và được đông đảo công chúng không chỉ trong tỉnh, trong vùng mà trong cả nước yêu mến. Ca sỹ Siu Black (dân tộc Bana) được mệnh danh là con chim sơn ca của đại ngàn Tây Nguyên, người nghệ sỹ được hâm mộ bởi tài năng và lòng đam mê nghề nghiệp. Các ca sĩ: Ka Thiếu, Chil Trinh, Karazan Ut (dân tộc K'Ho), Y Nguch (dân tộc Bana) Rchom H'Oanh (Giarai), Măng Linh Nga, Đinh Thanh Mai (bana)… đều đã từng giành nhiều huy chương vàng, bạc trong các hội diễn nghệ thuật chuyên và không chuyên trong tỉnh, hoặc toàn quốc. 

Diễn viên Kim Nhất (dân tộc Bana) của đoàn ca múa Tây Nguyên sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục say mê sáng tạo, chị chuyển sang lĩnh vực mới là viết văn. Bằng lối kể chuyện giản dị, các tác phẩm của chị phản ánh chân thực cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Ca sĩ tây nguyên là ai?
Nhạc sỹ Linh Nga Niêk Đăm

“Đất lành chim đậu”, bên cạnh những nghệ sỹ sinh ra lớn lên ở Tây Nguyên còn có đội ngũ đông đảo những nữ nghệ sỹ chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ đã vượt qua những vất vả của đời thường để nâng cao học vấn, rèn luyện tay nghề, làm những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Nhà văn Nguyên Hương đã đoạt giải thưởng văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Hoàng Thiên Nga (Báo Tiền phong) vừa là một nhà báo rất xông xáo, vừa là một tác giả thơ nữ đậm tình người, tình đời…

Riêng nữ họa sĩ Mỹ Lệ Thi, vốn là nữ ca sĩ của đoàn ca múa Đăk Lăk năm nào, dù ở xa Tổ quốc, bằng chất liệu nghệ thuật Tây Nguyên, đã trở thành một trong những họa sĩ có tiếng ở Australia… Mỗi người một vẻ làm nên sắc hương văn hóa nghệ thuật của một vùng quê hương giàu đẹp, ấm áp tình người và tình đời dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn.

Không có người phụ nữ nào hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Tây Nguyên có được cuộc sống dù là vật chất hay tinh thần dễ dàng như ước muốn.  Phải bằng chính sự nỗ lực của bản thân, hay nói như nghệ sỹ Linh Nga Niê kđăm  là bằng đôi cánh của chính mình, chị em đang bay vượt gió, đến với tương lai bằng cả tâm hồn nhạy cảm, đầy ắp yêu thương của người phụ nữ Á Đông.

Bằng cảm xúc riêng của mỗi người qua những trang văn, thơ, nét bút, lời ca, điệu múa…, chị em không chỉ làm đẹp cho mình mà còn làm đẹp thêm cho cuộc sống. Họ chính là những bông hoa tươi thắm tỏa hương, giúp nhiều người thêm hiểu thêm yêu mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió và nồng ấm tình người./.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

“Họa mi núi rừng” đã cống hiến hết mình với những ca khúc gắn liền với tên tuổi của chị như “Ngọn lửa cao nguyên”, “Ly cà phê ban mê”, “Đôi mắt Pleiku”…

Ca sĩ tây nguyên là ai?

“Họa mi núi rừng” đã cống hiến hết mình với những ca khúc gắn liền với tên tuổi của chị như “Ngọn lửa cao nguyên”, “Ly cà phê ban mê”, “Đôi mắt Pleiku”…

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Vào lúc 14h ngày 26/6 tại phòng trà WE, ca sỹ Siu Black sẽ có buổi tập luyện cùng các thí sinh.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Vào lúc 14h ngày 26/6 tại phòng trà WE, ca sỹ Siu Black sẽ có buổi tập luyện cùng các thí sinh.

(VOV) -Tối 5/3, Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ 5 khu vực Tây Nguyên đã khai mạc tại tỉnh Kon Tum. .

(VOV) -Tối 5/3, Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ 5 khu vực Tây Nguyên đã khai mạc tại tỉnh Kon Tum. .

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Được sự giúp đỡ  về cả tinh thần và vật chất, nhiều buôn làng ở tỉnh Đăk Nông giờ đây lại lách cách tiếng thoi của khung dệt truyền thống.

Ca sĩ tây nguyên là ai?

Được sự giúp đỡ  về cả tinh thần và vật chất, nhiều buôn làng ở tỉnh Đăk Nông giờ đây lại lách cách tiếng thoi của khung dệt truyền thống.