Các chi tiết cho thấy hình dạng tính khi có sở hình thành của thần Trụ trời là gì

Qua câu chuyện Thần Trụ trời em rút ra được bài học gì đối với bản thân


A. Dàn ý Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

I. Mở bài:- Giới thiệu về truyện kể: Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện "Thần Trụ trời".

II. Thân bài:

1. Xác định chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:- Truyện "Thần Trụ trời" đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:* Phân tích- Giải thích quá trình tạo lập thế giới:+ Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...".* Đánh giá:Truyện "Thần Trụ trời" đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:- Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.- Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời


B. Bài văn mẫu Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời trên đây là một trong những bài viết cung cấp đầy đủ kiến thức giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các em cảm thấy môn Ngữ văn là một môn học rất thú vị và bổ ích.

Để học tốt Văn, các em đừng bỏ qua tham khảo nhiều bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Phân tích, đánh giá truyện Prô-mê-tê và loài người
- Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời, em có thể tham khảo bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời dưới đây!

Phân tích, đánh giá truyện Đi san mặt đất Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo Phân tích, đánh giá truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật Tuyển tập Văn mẫu lớp 10 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trang 11, 12, 13, 14 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.

I. Trước khi đọc

Câu hỏi:

Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

Phương pháp:

Dựa vào các tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra điều làm nên sự hấp dẫn của bộ phim.

Trả lời:

- Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...

- Phim: Cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), Đông phương thần Oa (Trung Quốc), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam),....

- Điều làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những yếu tố kì ảo vô cùng đặc biệt, con người thường có siêu năng lực làm những điều phi thường, nội dung tác phẩm kì thú, lôi cuốn bạn đọc. 

II. Đọc Văn Bản

Câu 1. 

Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện

Phương pháp:

Dựa vào các tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra điều làm nên sự hấp dẫn của bộ phim.

Trả lời:

- Chưa có vũ trụ, muôn vật và loài người

- Trời đất hỗn độn, tăm tối, lạnh lẽo

Câu 2. 

Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.

Phương pháp:

Dựa vào các tác phẩm thần thoại đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra điều làm nên sự hấp dẫn của bộ phim.

Trả lời:

- Vóc dáng: Một ông thần thân thể to lớn, chân bước một bước từ tỉnh này qua tỉnh nọ, đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

- Hành động: đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời

Câu 3.

Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?

Phương pháp:

Xem lại bài vè

Trả lời:

- Thần đếm cát, thần tát biển, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây rú, thần trụ trời

Câu 4.

Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét.

Phương pháp:

Xem lại bài đọc, tìm các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét.

Trả lời:

- Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian, thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có khi xong việc thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào tháng hai, ba mới dậy làm việc. 

- Tính khí: rất nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan

Câu 5.

Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.

Phương pháp:

Xem lại đoạn văn đầu tiên.

Trả lời:

- Hình dạng: kì quặc, không có đầu, bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm

- Hoạt động: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

Câu 6.

Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?

Phương pháp:

Xem lại đoạn văn có chi tiết đứa con của thần Gió.

Trả lời:

- Nhằm giải thích hiện tượng gió và lí giải sự xuất hiện của cây ngải tướng quân. Đó là do con thần Gió hoá thành khi phải chịu hình phạt của Ngọc Hoàng. 

III. Sau khi đọc

Câu 1.

Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản, sau đó xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính.

Trả lời:

Đặc điểm

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Thời gian

Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người

Không gian

Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Nhân vật

Thần trụ trời – một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể

Thần Sét – có danh hiệu là Thiên Lôi, ông Sấm

Thần Gió – hình dạng kì quặc, không đầu

Sự kiện chính

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. 

Thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy, con gà của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói nhưng không làm gì được

Thần Gió có đứa con nghịch ngợm. Khi hạ giới mất mùa đói khổ, người chồng đi xa xin được bát gạo về nấu cho vợ nhưng bị con thần Gió quạt tứ tung văng xuống ao. 

Câu 2.

Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản và dựa vào các đặc điểm của thần thoại suy nguyên.

Trả lời:

- Nhân vật chính: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió => đều là những vị thần sáng tạo thế giới

- Nội dung: lí giải về sự hình thành của bầu trời, mặt đất, của sấm sét và gió

Câu 3.

Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản và dựa vào các đặc điểm của thần thoại

Trả lời:

- Thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều có ngoại hình kì lạ khác thường, tính khí mạnh mẽ, nóng nảy, nghịch ngợm

- Sự tưởng tượng về các vị thần dựa trên những đặc điểm của những hiện tượng tự nhiên mà con người cần lý giải. 

+Bầu trời rộng lớn => Thần Trụ Trời có thân thể to lớn

+Sét là những tia nhỏ, âm thanh lớn => thần Sét có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội

+ Gió không có hình thù rõ ràng => thần Gió có hình dạng kì quặc, không có đầu. 

Câu 4.

Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản

Trả lời:

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Công việc

Nâng đỡ bầu trời

Tạo tia sét

Tạo gió

Miêu tả công việc

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

thi hành luật pháp ở trần gian, thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

Mục đích

Lí giải tại sao có mặt đất và bầu trời

Lí giải tại sao mỗi lần chớp rạch, biết có sét

Lí giải hiện tượng gió và sự xuất hiện của cây ngải gió

Câu 5.

Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản và đặc điểm của thần thoại

Trả lời:

- Con người nhận thức thế giới tự nhiên vô cùng bí ẩn, có những năng lực kì lạ không thể giải thích. Vì vậy, họ tạo ra hình tượng các vị thần để lí giải tất cả những hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh. 

- Họ gửi gắm vào các hình tượng thần linh khát vọng khám phá, giải thích và chinh phục tự nhiên.

Câu 6.

Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên

Phương pháp:

Xem lại ba văn bản và đặc điểm của thần thoại

Trả lời:

- Cách xây dựng các nhân vật thần linh đều mang một ngoại hình đặc biệt, khác thường, một sức mạnh siêu nhiên thần bí. 

- Tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: tôn sùng, kính trọng

Câu 7.

Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

Phương pháp:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Lí giải hợp lí, thuyết phục.

Trả lời:

- HS có thể đưa ra nhiều cách lí giải, sau đây là một gợi ý

- Trong cuộc sống hiện đại, mọi hiện tượng tự nhiên đều có thể lí giải bằng kiến thức khoa học. Tuy nhiên, cuộc sống vô cùng rộng lớn và còn những điều bí ẩn mà con người không thể khám phá hết, vì vậy, niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn vẫn còn sức hấp dẫn cho đến hiện tại. Việc con người có niềm tin tín ngưỡng, tin vào những vị Thần Phật chính là điển hình cho thấy ngày nay, chúng ta vẫn luôn có niềm tin vào thế giới linh thiêng.  

IV. Kết nối đọc - viết

Câu hỏi:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo:

 Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 1. Sức hấp dẫn của truyện kể

Video liên quan

Chủ đề