Các nguyên nhân gây cổ chướng

03/06/2015 Tác giả: 3.718 lượt xem

Bệnh xơ gan cổ trướng gây tổn thương nghiêm trọng cho gan khiến chức năng gan bị phá hủy và không thể phục hồi. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, rất khó điều trị và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm…

  • 1. Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng
  • 3. Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

1. Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng

Giai đoạn sớm: Các triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, giảm cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau và hơi tức vùng hạ sườn phải, đầy bụng, buồn nôn và nôn…

Các nguyên nhân gây cổ chướng

Bệnh xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan.

-Giai đoạn toàn phát: Biểu hiện rối loạn tiêu hóa gia tăng, đau vùng gan rõ rệt hơn, sụt cân, da xạm màu hoặc vàng da, vàng mắt, xuất hiện các điểm ứ huyết ở mặt, ngực, tay, vai, cổ, giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ và sưng lên,  hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, chân tay tê và ngứa, tiểu ít hoặc khó đi tiểu và bụng có nước nhẹ.
-Giai đoạn muộn: Bụng trướng to, da bụng bóng và có thể xuất hiện các mao mạch trên da. Người bệnh có các triệu chứng khó thở, toàn thân gầy yếu, sụt cân nghiêm trọng, da sạm tối hoặc vàng đậm, đau dữ dội ở vùng gan, tiểu ít…

Các nguyên nhân gây cổ chướng

Bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối gây những tổn thương vô cùng nghiêm trọng cho gan và có thể tử vong nếu không được điều trị.

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng

Nguyên nhân gây bệnh chia thành 2 nhóm lớn:
–  Nguyên nhân gây cổ trướng  dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm …)
–  Nguyên nhân gây cổ trướng dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng)

3. Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

Theo các bác sĩ, bệnh xơ gan cổ trướng là bệnh khó chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, tránh lao động nặng nhọc và thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng có thể kết hợp các phương pháp như: Điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lí. Bên cạnh đó, còn có thể điều trị bằng đông y… Mục đích của việc điều trị bằng thuốc là tránh các biến chứng, giữ ổn định các tế bào gan và ngăn chặn sự phát triển của tổ chức xơ. Thuốc điều trị căn bệnh này thường là các loại thuốc có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan.
Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan và giúp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả. Khẩu phần ăn của người bệnh cần cân đối hàm lượng chất đường, chất béo, chất đạm, tăng cường rau và trái cây trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn muối…

Bệnh nhân xơ gan cổ trướng cần uống đủ nước, khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày; tránh ăn mỡ động vật và các loại bơ. Đặc biệt, phải hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

Cổ trướng là gì?

Cổ trướng xảy ra khi dịch tích tụ trong ổ bụng. Sự tích tụ này xảy ra giữa hai lớp màng tạo thành phúc mạc. Bình thường vẫn có một lượng nhỏ dịch trong khoang phúc mạc (<30ml).

Nguyên nhân gây ra cổ trướng

Nhiều tình trạng bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra cổ trướng, bao gồm lao, bệnh thận, viêm tụychức năng tuyến giáp suy giảm. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của cổ trướng là suy tim, xơ ganung thư. Cổ trướng có thể xảy ra nếu ung thư ảnh hưởng đến:

  • Phúc mạc;
  • Gan;
  • Hệ thống bạch huyết;
  • Buồng trứng, vú;
  • Ruột, dạ dày;
  • Tuyến tụy;
  • Phổi;
  • Tử cung.

Các triệu chứng của cổ trướng là gì?

Cổ trướng thường gây đau đớn và thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Buồn nôn; chán ăn;
  • Mệt mỏi;
  • Hụt hơi;
  • Bí tiểu và táo bón.

Việc tích tụ dịch gây áp lực lên các cơ quan nội tạng khác, cổ trướng cũng có thể gây đầy hơi, đau bụng và lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngồi và di chuyển.

          

Các nguyên nhân gây cổ chướng

Điều trị và kiểm soát

Nếu xơ gan đã gây ra cổ trướng, người bệnh có thể giảm bớt mức độ cổ trướng bằng cách giảm lượng muối và sử dụng thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu giúp tăng cường lượng nước tiểu được thải loại và có thể ngăn ngừa tình trạng ứ dịch thêm.

Trong khi đây là một cách hỗ trợ điều trị hiệu quả trong nhiều tình huống, một số loại cổ trướng có khả năng kháng thuốc lợi tiểu.

Với trường hợp nghiêm trọng, ghép gan có thể là lựa chọn tốt nhất. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

Chọc hút

Trong các trường hợp kháng thuốc, hoặc nếu có quá nhiều dịch cổ trướng trong khoang bụng, chọc hút dịch có thể là một kỹ thuật hiệu quả.

Mục đích của chọc hút là để giảm áp lực bụng, giúp người bệnh cảm thấy ít khó chịu hơn. Trong một số trường hợp, người bị cổ trướng có thể chứa khoảng 5 – 10 lít chất dịch.

                

Các nguyên nhân gây cổ chướng

Sử dụng shunt

Khi cổ trướng do ung thư, các bác sĩ có thể sử dụng ống shunt để dẫn lưu chất dịch từ bụng vào máu. Trong thủ thuật này, kim được đặt vào tĩnh mạch ở cổ và gắn một shunt dọc theo thành ngực. Các shunt nối khoang bụng với cổ, dịch bụng sau đó theo ống di chuyển vào máu.

Hóa trị

Hóa trị có thể giúp thu nhỏ hoặc kiểm soát khối ung thư thông qua một ống trong bụng, phương pháp này đôi khi có thể ngăn chặn tình trạng dịch tích tụ dịch. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp này hoạt động hiệu quả.

Chẩn đoán cổ trướng

Các nguyên nhân gây ra cổ trướng thường là các bệnh nghiêm trọng. Phương pháp chẩn đoán đầu tiên thường là khám lâm sàng, hình dáng của bụng lúc bệnh nhân nằm và khi đứng lên thường sẽ cho biết có hay không có sự tích tụ của dịch báng.

Đánh giá tiến trình của cổ trướng có thể được thực hiện bằng cách thường xuyên đo đường kính bụng và theo dõi cân nặng. Các phép đo này rất hữu ích vì sự dao động về cân nặng do thay đổi dịch báng trong bụng nhanh hơn nhiều so với dao động cân nặng liên quan đến mỡ trong cơ thể.

Khi sự tích tụ dịch báng được xác định, các xét nghiệm tiếp theo có thể cần thiết để xác định nguyên nhân bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng gan và thận. Nếu xơ gan được xác định, các xét nghiệm tiếp theo sẽ được sử dụng để làm rõ nguyên nhân và các xét nghiệm kháng thể đối với viêm gan B hoặc C.

  • Phân tích mẫu chất dịch: Có thể cho thấy sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc có tình trạng nhiễm trùng.

  • Siêu âm ổ bụng: Xác định nguyên nhân cơ bản của cổ trướng. Siêu âm có thể cho biết liệu một người có bị ung thư hoặc ung thư đã di căn đến gan hay chưa.

  • Nếu siêu âm không cho thấy nguyên nhân gây ra cổ trướng, bác sĩ có thể đề nghị chụp CT (cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) để tầm soát thêm.

  • X-quang cũng là công cụ chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện sự tích tụ chất dịch trong phổi, ví dụ trường hợp ung thư di căn đến phổi hoặc suy tim.

Tổng kết

Tiên lượng và triển vọng điều trị của cổ trướng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các triệu chứng có thể được kiểm soát và giảm bớt, nhưng chính việc giải quyết nguyên nhân cổ trướng quyết định kết quả điều trị.

Hiện tại không có phương pháp điều trị triệt để cho những người bị xơ gan cũng như một dạng cổ trướng có khả năng kháng thuốc lợi tiểu.

Việc chọc hút và sử dụng các shunt mà không được ghép gan có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng không thể cải thiện đáng kể tuổi thọ người bệnh.

Xem thêm: Xơ gan - một số điều cần biết

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Các nguyên nhân gây cổ chướng
  facebook.com/BVNTP

Các nguyên nhân gây cổ chướng
  youtube.com/bvntp