Các tiêu chỉ xây dựng lớp học thân thiện

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện và tiểu luận về học sinh tích cực trên chuyên mục tiểu luận Sáng kiến kinh nghiệm.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Sáng kiến kinh nghiệm nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: //zalo.me/0932091562

II.  NỘI DUNG biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

II.1. Cơ sở lí luận

Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. Trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng  phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân thiện phải là một lớp học không những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Ngoài những qui định về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm sao cho hài hòa, đẹp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng lại không có một tiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt trong việc tích hợp hài hòa của giáo viên trong các môn học, tiết học. Giáo dục các em những kĩ năng sống cơ bản như biết quan tâm, chia sẻ , động viên, thăm hỏi lẫn nhau…Hình thành cho các em luôn có thái độ thân thiện trong giao tiếp với mọi người. Đối với mỗi giáo viên, để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người, mỗi chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên để có cả đức và tài, thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo. Vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học khác với những lứa tuổi khác. Giáo viên tiểu học tạo nền móng cho các em vươn lên. Nền móng có vững thì sự phát triển của các em sau này sẽ vững chãi. Người thầy, cô ở tiểu học phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em để các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng, thân thiện.

 Ở tiểu học phần lớn các em rất tò mò, hiếu động, thích tham gia các trò chơi tập thể. Chính vì vậy mà việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi tập thể  là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động”Học mà chơi – Chơi mà học” giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

          Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiên – học sinh tích cực. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.

            II. 2. Thực trạng (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

*  Thuận lợi

          – Được Ban giám hiệu quan tâm trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất như phòng học khang trang, có bảng chống loá, tủ đựng đồ dùng, thiết bị dạy học, bàn ghế đầy đủ… Hàng năm nhà trường mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, giáo viên thường xuyên tự làm đồ dùng để dạy học. Đội là một tổ chức hỗ trợ tốt cho việc thực hiện phong trào này.

           – Được Phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tham gia lớp tập huấn và cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và phong trào thi đua.

          – Một số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc học của con, phối kết hợp với giáo viên giúp các em học tập, rèn luyện tốt. Đóng góp đầy đủ để xây dựng trường. Không những đóng góp kinh phí mà còn tự nguyện tham gia ngày, giờ công để góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

          – Một số học sinh đã có ý thức trong học tập, rèn luyện, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua.

          – Đây chính là kim chỉ nam giúp tôi càng hăng say nghiên cứu đề tài này.

* Khó khăn

          – Học sinh còn nhỏ nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, bên cạnh đó só em lại ở trọ hoặc sống với cô, dì, ông bà, sự dạy bảo, điều chỉnh các em thực hiện kĩ năng soosngs còn hạn chế. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

          –  Đồ dùng dạy học trong nhà trường chưa được được phong phú, đa dạng.

          – Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cũng như tích cực hưởng ứng phong trào thi đua cho học sinh, đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải thực sự coi mình là người mẹ thứ hai của các em, gần gũi để các em tâm sự, giãi bày.

           – Một số đồng nghiệp không ủng hộ vì để làm được việc đó phải mất nhiều công sức, thời gian. Một khó khăn nữa là khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi giáo viên khác nhau, người thì khéo léo trong việc trang trí nhưng phần lớn giáo viên lớn tuổi thì họ không hứng thú với điều này. Một số giáo viên vẫn còn chỉ coi trọng việc dạy kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm tới giáo dục kĩ năng cho các em.

Cũng có giáo viên đã quan tâm tới việc tích hợp giáo dục kĩ năng nhưng khả năng

tích hợp chưa linh hoạt.

           – Để thực hiện được đề tài này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, chịu hy sinh thời gian của mình để học hỏi, đưa ra nhiều tình huống có thể xảy ra để có hướng giải quyết, phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. Bước đầu thực hiện nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa có tính linh hoạt.

          – Thời gian được tập huấn nội dung này còn ít, giáo viên chưa được tham quan mô hình thực hiện cụ thể mà chỉ mới chỉ thực hiện thông qua học lý thuyết hiểu sao thì làm vậy.

          – Học sinh chưa quen với cách học mới, một số em chưa đủ đồ dùng để tham gia học, chưa có ý thức học tập.

          – Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học và còn thờ ơ đến việc trang bị đồ dùng học tập cho các em, đóng góp còn chậm. Một số cha mẹ còn coi nặng việc học kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục các kĩ năng sống cho các em. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

           * Thành công

          – Lớp học trang trí đẹp, hài hòa, học sinh thích đến lớp, yêu quí lớp, khơi dậy cho học sinh phải trăn trở mình phải đóng góp gì vào đây để lớp mình thêm đẹp từ đó các em tìm tòi và thể hiện tài năng của mình có thể là vẽ, viết, xé dán…

           – Học sinh thoải mái trao đổi, thắc mắc trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới. Nắm, ghi nhớ được chắc kiến thức ngay tại lớp.

           –  Không khí lớp học tươi vui, tất cả học sinh đều phải làm việc, pháp huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõ rệt. Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũng như vui chơi. Lớp học trở thành một khối đoàn kết thống nhất, tích cực thi đua học tập và tham gia các phong trào mà các cấp phát động.

           – Giáo viên điều chỉnh được những suy nghĩ chưa đúng đắn, còn lệch lạc, mơ hồ ở học sinh. Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinh giúp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn. Giảng dạy, giáo dục học sinh không chỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như các kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử …

          – Giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các trò chơi dân gian, hiểu để từ đó giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương.

* Hạn chế

          Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việc trang trí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phòng học tối vì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ. Bước đầu thay đổi cách dạy học mới, phần đa giáo viên thấy ngại, để học sinh tự nêu câu hỏi, tự nêu kiến thức mà mình biết được sẽ làm thì mất thời gian vì vậy chọn lối dạy học cũ  là làm thay, nói giùm học sinh để đảm bảo thời gian và tránh được người khác đánh giá nề nếp lớp học không nghiêm túc. Giáo viên gặp phải tình huống sư phạm khó xử mà học sinh đưa ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh. Một số giáo viên sợ mất thời gian nên thực hiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống còn qua loa, đại khái, chưa có hiệu quả cao. Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi dân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương còn rất nhiều hạn chế.

          – Một số ít học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích tham gia.

           * Mặt mạnh

          – Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thức muốn góp sức để làm đẹp lớp. Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể của học sinh.

          – Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn, ghi nhớ bền lâu hơn. Tránh được tình trạng giáo viên nói nhiều, chỉ mải thuyết trình mà không biết học sinh nắm được gì? Nắm được đến đâu để có hướng khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia bày tỏ ý kiến. Tạo cho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn. Tạo môi trường thân thiên trong quá trình giảng dạy.

          – Các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn khi tham gia các trò chơi và các hoạt động tập thể. Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, khả năng giao tiếp tốt, có những kĩ năng cơ bản để ứng xử kịp thời.

          * Mặt yếu

           Nếu giáo viên không có sự  tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị bài chưa chu đáo, không lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp thì tiết học dẫn đến nhàm chán. Có thể gặp phải tình huống khó xử khi học sinh hỏi. Từ đó sẽ lúng túng, mất tự tin khi dạy, không linh hoạt và có kỹ năng sư phạm tốt thì sẽ làm mất lòng tin tưởng ở học sinh.

          – Nếu giáo viên không khôn khéo trong việc tận dụng các nguồn lực thì sẽ không có nguồn kinh phí để thực hiện. Cái gì cũng thuê làm thì cũng không kích thích được sự sáng tạo của học sinh và trách nhiệm, ý thức của các em trong việc bảo vệ, giữ gìn, thái độ tham gia sẽ không được nâng cao.

               – Trường học được xây dựng kiên cố, nhưng chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học cho tất cả các tiết học, phòng  ngoại ngữ, phòng âm

nhạc, khu vui chơi, bãi tập…

          – Học sinh còn nhỏ, một số em ở xa đi lại còn khó khăn, nhất là lúc trời mưa.

          – Địa phương còn nhiều khó khăn, có nhiều học sinh thuộc hộ gia đình hộ nghèo và cận nghèo.

          – Một số cha mẹ các em đi làm xa nhà, để con ở trọ hoặc gửi cho họ hàng nên việc quan tâm đúng mức tới các em còn rất nhiều hạn chế.

– Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập. Còn nhiều em đi học muộn, đi học chưa chuyên cần vì ngủ quên…, có em không có đủ sách vở và đồ dùng để học tập. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết của tiết học. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

          – Phần lớn ở lứa tuổi này các em đều có tính hiếu động, tò mò, muốn được giải thích thắc mắc hay một điều gì mà trong quá trình khám phá các em chưa hiểu. Thích bày tỏ để các bạn và cô giáo thấy được kết quả khám phá của mình dù đúng hay sai. Nếu không nắm được đặc điểm của lứa tuổi thì việc giáo dục gặp rất nhiều trở ngại.

          – Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, lớp, ngành đề ra, các áp lực công việc về thời lượng tiết dạy, mục tiêu bài học, kết hợp  giáo dục lồng ghép, phân hóa đối tượng học sinh, hồ sơ giáo viên….Không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo những chỉ tiêu và hoàn tất các công việc đó. Chính vì lí do trên, giáo viên  dễ rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét kiến thức, răn đe, hình phạt, roi vọt, gò bó học sinh, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng tình cảm của các em . Việc đánh giá sửa sai còn khắt khe, chưa dân chủ. Làm cho các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học, triệt tiêu sự ngây thơ, ham học hỏi, tính tích cực, sôi nổi của các em.

          – Một số giáo viên chưa thường xuyên tự bồi dưỡng thêm những kiến thức  và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ thường xuyên nên đôi khi thấy lúng túng trong các tình huống sư phạm. Giáo viên không chuẩn bị đồ dùng dạy học cho một tiết dạy, dạy chay, dạy một chiều tiết học không sinh động. Sự định hướng đúng đắn của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động. Nếu ta chủ quan, lơ là thì kết quả không những không có tính giáo dục mà còn làm mất đi sự hứng thú tham gia của học sinh và cha mẹ các em. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, chán học, bỏ học, thụ động, nhút nhát, mất tự tin, chưa thực sự yêu trường, mến lớp của học sinh.

  1. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 

– Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện về sơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc

          dạy và học. Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp, tăng cường làm đồ dùng phục vụ giảng dạy, nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, cha mẹ học sinh với giáo viên. Thông qua việc dự giờ góp ý cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách trang trí lớp nhằm cuốn hút, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Hàng tháng có kiểm tra việc tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và kiểm tra đột xuất việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh, cách trang trí lớp của các lớp.

– Một số giáo viên ngại đổi mới cho rằng kiến thức đơn giản, xưa nay vẫn dạy vậy mà học sinh vẫn lên lớp, vẫn trưởng thành nên cứ thế mà làm, không cần phải mất thời gian nghiên cứu chuẩn bị, vừa tốn kém thời gian nghiên cứu, thời gian làm đồ dùng, tốn kinh phí. Họ chưa hiểu được rằng kiến thức đó sẽ đọng lại trong đầu các em bao lâu, giúp ích gì cho các em trong cuộc sống. Bên cạnh việc nắm kiến thức đó học sinh còn có thêm các kỹ năng gì để vận dụng vào cuộc sống, góp phần giáo dục con người mới phát triển toàn diện phù hợp với tình hình đất nước thời kỳ đổi mới.

– Đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học được nhà trường bảo quản tốt, hàng năm được mua sắm thêm. Mỗi năm giáo viên lại làm thêm nhiều đồ dùng để phục vụ dạy học. Phần lớn vẫn là đồ dùng mong hỏng, rẻ tiền.

– Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một số giáo viên lớn tuổi, ngại đổi mới. Để thay đổi được quả là một vấn đề khó khăn. Qua tập huấn, chuyên đề, dự giờ, góp ý họ cũng một phần nào nắm được phương pháp mới song sự vận dụng còn gò bó, chưa linh hoạt, chưa thường xuyên nên kết quả giảng dạy chưa cao.

– Cha mẹ học sinh của một số em thường xuyên quan tâm, kết hợp với giáo viên để giúp con học tập thì các em đó tiếp thu tốt bài. Bên cạnh đó có một số cha mẹ học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn lo lao vào làm kinh tế nên chưa có thời gian quan tâm đến sát sao đến con cái. Không cần qua tâm đến thái độ, hành vi, cách ứng xử của các em. Đồ dùng học tập, sách vở của các em còn thiếu, đi học còn quên đồ dùng. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết của tiết học. Trong cuộc sống các em chưa mạnh dạn, tự tin, ứng xử chưa thân thiện trong giao tiếp, chưa có kĩ năng ứng xử, đối phó kịp thời khi gặp tình huống trong đời sống hằng ngày.

– Học sinh phần lớn rất thích học theo phương pháp dạy học mới vì các em được thoải mái hơn, thích thú hơn, hiểu bài hơn nên càng có hứng thú học tập. Bên cạnh đó một số em tính nhút nhát thì không thích giao lưu, tiếp xúc với bạn, với giáo viên. Một số em không có đồ dùng thì lo sợ khi nghe yêu cầu mang đồ dùng ra học. Trước những vấn đề đó giáo viên cần có biện pháp kết hợp với cha mẹ các em tốt hơn, tham mưu với hội cha mẹ học sinh của trường, lớp và các đoàn thể để giúp đỡ các em. Tạo cho các em không những nắm tốt nội dung kiến thức mà còn có được những kỹ năng cơ bản của tiết học, mạnh dạn hơn trước tập thể.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

III. 3. Giải pháp, biện pháp

  1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

          – Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với thực tế của trường, lớp. Tạo cho các em thực sự yêu trường, mến lớp thấy được mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

– Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, thu hút được tất cả học sinh vào quá trình học. Học sinh chủ động, tích cực học tập, ghi nhớ kiến thức sâu hơn, kĩ hơn, tiết học không nặng nề, đơn điệu. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thân thiện nhưng vẫn đảm bảo được việc giáo dục toàn diện cho học sinh về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ…Cập nhật được những vấn đề xung quanh gắn với đời sống thực tế của học sinh. Phát huy được tính năng động, sáng tạo trong các em.

  1. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Qua những năm thực tế giảng dạy, tìm tòi học hỏi trên các phương tiện và qua trao đổi với đồng nghiệp tôi rút ra được một số kinh nghiệm để “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”  như sau:

* Công tác tham mưu

– Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường để nâng cao về chất lượng sơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, máy chiếu, đồ dùng phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tổ chức có chất lượng các chuyên đề để học tập, trao đổi kinh nghiệm dạy học. Tổ chức dự giờ tập trung để cùng góp ý cho nhau tiến bộ. Triển khai các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để cùng học tập. Đăng kí mua báo, tập san về giáo dục thời đại…

– Tham mưu tốt với Ban tự quản thôn nơi học sinh cư trú để tuyên truyền, vận động tốt việc đưa con em đến trường học đúng độ tuổi và trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học của con cái.

– Tham mưu với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, cùng với họ vận động, tuyên truyền, giúp học sinh, phụ huynh tháo gỡ, khắc phục  khó khăn tạo điều kiện giúp các em học tốt.

– Kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục các em.

– Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để có biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ các em kịp thời.

* Tìm hiểu lí lịch của học sinh

 Khi nhận lớp tôi bắt đầu ngay vào việc tìm hiểu lí lịch của học sinh cũng như lực học và sự rèn luyện của các em. Nhận xét mối quan hệ của các em trong lớp từ đó phân chia các đối tượng vào các tổ, các nhóm có đủ các thành phần giỏi, yếu, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh tốt. Cũng từ đây mà các em có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau vì vậy các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên giao. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

* Tổ chức họp cha mẹ học sinh đầu năm

 Nhằm báo cáo tình hình lớp, vận động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh vào việc dọn vệ sinh trường lớp đầu năm, việc hỗ trợ lớp thời gian để lau mạng nhện, lau nhà đối với học sinh lớp 2.  Tuyên truyền, vận động cha mẹ các em tham gia xây dựng “Thư viện thân thiện” của lớp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có sách, vở, đồ dùng để học tập. GV đưa ra mục tiêu, lấy ý tưởng của cha mẹ học sinh, thảo luận, thống nhất việc đóng góp và trang trí lớp cùng với việc giáo dục các em phát triển toàn diện.

           * Tăng cường công tác trang trí lớp học

           – Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi ngày đến lớp  là một niềm vui”, nội qui  học sinh, bảng ghi năm điều Bác Hồ dạy. Vì thế giáo viên cần phải giải thích để các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của mỗi bảng, mỗi khẩu hiệu. Di ảnh Bác Hồ được treo nơi trang trọng nhất, dễ thấy. Giáo dục lòng kính yêu nhớ ơn  Bác Hồ, lòng yêu nước.

          – Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường, “Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta”.

          – Lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng lại đạt được kết quả cao như: “Cho tôi xin rác!” hay “Tắt đèn, tắt quạt bạn nhé!” nhằm nhắc nhở các em có ý thức tự giác giữ vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện.

          – Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoải mái, thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn. Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng.

           – Huy động học sinh và cha mẹ các em cùng tham gia xây dựng “Tủ sách thân thiện”của lớp, tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Rèn kĩ năng và trách nhiệm bảo quản tài sản chung, gọn gàng, ngăn nắp.

          – Vườn hoa học tập, bảng danh dự, phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗi em tư đó kích thích học sinh tích cực học tập để đạt được kết quả cao hơn.(như hay có tên mình trên bảng danh dự, tên mình có nhiều bông hoa  hơn..)

          – Sử dụng cuối lớp làm Bảng tin lớp em được trang trí đẹp, nội dung phong phú, phù hợp lứa tuổi của các em. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

HÌNH ẢNH TRANG TRÍ  LỚP CỦA LỚP

– Chuyên mục: “Người tốt việc tốt” đưa tên các bạn đã làm được những việc tốt trong tuần, tháng), tạo động lực cho học sinh làm nhiều điều tốt hơn, lớp ngày càng thân thiện hơn.

      – Ai tài thế ? Đây là nơi trưng bày những sản phẩm đẹp của các em trong môn thủ công( Kĩ thuật), Mĩ thuật. Nội dung trưng bày này nhằm kích thích khả năng sáng tạo của các em.

          – Mục văn hay chữ đẹp( lưu lại các bài văn hay, chữ viết đẹp của học sinh). Tạo động lực cho các em có gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn.

          – Góc ôn luyện nè! ( Bảng cộng, trừ, nhân, chia các qui tắc môn toán…). Rèn các em có ý thức chủ động trong học tập, ôn tập kiến thức vào thời gian đầu giờ và giờ ra chơi.

          –  Ca dao, tục ngữ là mục dành cho học sinh sưu tầm, GV trình bày lại theo các chủ  điểm của tháng) nhằm mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết.

          – Bức ảnh do HS sưu tầm về cảnh đẹp, di tích lịch sử, làng nghề của các dân tộc nơi mình sinh sống được bố trí vào mục “Đăk Lăk mến yêu!” Mục này có tác dụng giúp các em hiểu thêm về quê hương con người quê mình, đồng thời các em cũng giúp các em tự tin vào bản thân, yêu lao động, yêu quê mình hơn.

      – Tưởng là bình thường nhưng lại góp phần quan trọng là mục“Điều em muốn nói !” Mục này dán một cái hộp giấy để HS viết ý kiến, tâm tư của mình để vào đó. Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em, GV hiểu HS của  mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các em. Cải thiện tốt mối quan hệ thầy – trò, trò – thầy.

         –  Tùy theo từng khối lớp, GV có thể biến đổi bản tin này phù hợp lứa tuổi HS lớp mình.

         * Đầu tư vào công tác giảng dạy

          – Tập trung đầu tư cao cho công tác giảng dạy tích cực hóa hoạt động dạy học, GV chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Chuyển từ chủ yếu  cung cấp những kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Tạo điều kiện cho HS phát huy mọi năng lực, phát hiện khả năng của mình giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong học tập. Từ đó hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực, có hiệu quả hơn.

          – Một tiết dạy để đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu sau:

          +  Đối với giáo viên:

Tích cực tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với thời kỳ đổi mới. Thường xuyên đọc sách báo, các tạp chí, học tập mọi nơi, mọi lúc trên các thông tin đại chúng để có thêm kiến thức và kỹ năng sư phạm.

           – Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, tự học cho HS

noi theo. Nghiên cứu kĩ bài, sưu tầm tài liệu phục vụ tốt cho bài dạy, soạn bài có chất lượng, xác định được mục tiêu, trọng tâm kiến thức của bài học. Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, phân hóa đối tượng học sinh để dạy. Lựa chọn các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Đối với học sinh các biệt, những em chậm tiến thì làm tốt công tác chủ nhiệm đối với giáo viên quả là thử thách lớn. Vì vậy người giáo viên phải có “cái tâm với nghề” phải kiên trì, hiểu được tâm lí lứa tuổi ở trẻ, khéo léo trong ứng xử, đặt biệt là yêu trẻ. Giao việc phải phù hợp với khả năng của các em ( VD: HS yếu mỗi ngày luyện đọc 4 câu trong bài tập đọc rồi đọc cho cả lớp nghe. Có thể tăng dần số câu lên, nên khen khi các em đó đã có chút tiến bộ như: “Em đã có tiến bộ hơn rồi, cố gắng lên chút nữa em nhé !”. Câu nói nhẹ nhàng như thế nhưng mang lại hiệu quả cao.

           – Tổ chức mô hình đôi bạn học tập, để các em đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tạo cơ hội để các em này phát huy hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản thân. Hướng các em có niềm tin: “Mình cũng có thể học giỏi như các bạn khác”. Tạo động lực để các em cố gắng. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

          – Nếu GV có phương pháp giáo dục hợp lí thì HS dù có cá biệt đến đâu cũng sẽ  vươn lên thành một học trò ngoan được. GV cần có cái nhìn thiện cảm với HS  cá biệt để các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, khó khăn của mình. Nếu vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không cha, mất mẹ, không được gia đình quan tâm đúng mức.Tôi vận động nhà trường, địa phương, các bạn trong lớp tặng sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, cặp để các em giảm bớt khó khăn, có niềm vui. Từ đó thắt chặt tình nghĩa thầy trò, bè bạn. Vận động gia đình tiếp tục động viên khuyến khích con em mình cố gắng học tập. Đối với những HS bị lôi kéo, có suy nghĩ lệch lạc, trốn học đi chơi, chọc phá bạn, có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức. Tôi đã tìm hiểu HS đó qua người thân, bạn bè. Kết hợp với gia đình, Đội, động viên, hướng dẫn, phân tích những điều lợi hại nhằm dẫn dắt các em có suy nghĩ, việc làm đúng đắn hơn, hòa nhập lại với môi trường giáo dục.

          – Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi cho bài học và cho từng đối tượng học sinh. Chú ý phát triển bồi dưỡng HS khá giỏi bộ môn. Dự kiến những sai lầm của HS(nếu có)và cách khắc phục, có kế hoạch bồi dưỡng HS yếu trong từng tiết dạy.

          – Ví dụ: Môn tập đọc: HS Khá giỏi đọc phân vai, thi đua đọc diễn cảm đoạn, toàn bài, trả lời các câu hỏi khó trong và ngoài bài. Còn HS yếu đọc câu, đoạn ngắn và trả lời các câu hỏi dễ hơn trong bài. Có thể chẻ nhỏ các câu hỏi cho phù hợp với khả năng của các em. Chỉ cần các em này đọc được một lần được GV và các bạn tuyên dương lần sau các em này sẽ có tiến bộ rõ rệt.

         + Đồ dùng dạy học không chỉ truyền thụ thông tin mà còn là quá trình của truyền thụ tri thức, giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức của HS từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, khắc phục tình trạng dạy học một chiều, gây hứng thú, khuyến khích tư duy cho HS, hiểu bài, khắc sâu kiến thức. Vì vậy đồ dùng dạy học phải phát huy hết tính sư phạm, rõ ràng, bắt mắt, đủ lớn, phù hợp nội dung bài học, bao gồm(Tranh ảnh, vật thật, bản đồ, biểu đồ, dụng cụ sắm vai..). Đồ dùng không chỉ được sử dụng trong hình thành kiến thức mới mà còn được sử dụng ở các tiết ôn tập, trò chơi củng cố.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

          Ví dụ: Kể chuyện: “Chuyện bốn mùa”(Lớp 2) với nhân vật là bốn nàng tiên, bà Đất, nếu không có dụng cụ sắm vai, các em sẽ khó phân biệt được bạn nào đóng vai nào? Hoạt động sắm vai khuyến khích HS mở rộng vốn từ, phát huy khả năng sáng tạo của HS.Nếu dụng cụ sắm vai đẹp, phù hợp, thì hoạt động này không chỉ dành riêng cho các bạn khá, giỏi mà cho cả HS trung bình yếu nữa. Vì HS những em này cũng muốn được thành những nàng tiên xinh đẹp nên các em cố gắng nhớ lời thoại của nhân vật qua việc đọc tập đọc nhiều lần. Giúp HS tự tin vào bản thân mình, ngày càng thân thiện hơn.

          + Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo không khí học tập sôi nổi vì hình ảnh, màu sắc, âm thanh, sinh động đẹp. Dễ dàng thu hút tất cả các em vào hoạt động học tập.

         + Phiếu giao việc trong các tiết dạy có tác dụng nhằm hướng tới mục tiêu: “GV nói ít, học sinh hiểu được nhiều”. Giảm bớt bệnh nói nhiều, giảng nhiều của GV, tăng thời gian tư duy luyện tập của HS. Phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, trò và trò, tìm ra kiến thức mới.

+ Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học đặt trưng của môn học:

          – Việc lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy cũng tùy thuộc vào nội dung và mục đích cụ thể của bài. Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp sẽ giúp tiết dạy không quá nặng nề nhưng lại sôi nổi, thân thiện và đạt được hiệu quả cao nhất.

          – Những kiến thức mà các em có ích nhiều kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, chúng ta tổ chức theo nhóm để rèn luyện khả năng trình bày, đi đến thống nhất ý kiến. Qua đó HS dễ nhớ kiến thức,nhớ sâu sắc và bền vững hơn. Cần thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để mỗi em có cơ hội phát huy bản lĩnh, năng lực tự tin hơn. GV nhận xét sửa sai nhẹ nhàng, đừng quá khắc khe mà kịp thời động viên, tuyên dương  các em HS nhút nhát, chậm tiến ở khía cạnh khác.

          + Tổ chức các trò chơi học tập để GV và HS thân thiện nhau hơn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức, giáo dục kĩ năng sống.

          + Việc đánh giá học sinh phải được thực hiện tường xuyên, kịp thời, chính xác, công tâm, phản ánh đúng sức học, những tiến bộ, năng khiếu của HS qua từng tháng, từng phân môn. Kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng. Thường xuyên liên hệ với cha mẹ các em  để trao đổi những ưu điểm và hạn chế của HS để có hướng giúp đỡ các em phát huy ưu điểm,  khắc phục kịp thời tồn tại. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

     +  Đối với học sinh:

          – Giúp HS nhận ra được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui, nhưng vui để học”, có trách nhiệm với mọi người.

     – Đến lớp có đủ sách vở, dụng cụ học tập.

     – Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

          – Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, địa phương như: Múa hát sân trường, sinh hoạt Sao Nhi đồng. Thi vẽ tranh về nhà giáo, về môi trường, về an toàn giao thông… Thi làm báo ảnh chào mừng ngày 20/11.Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện. Nhặt rác, trồng cây xanh trong lớp học, sân, vườn trường. Tham gia đi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ và tặng quà cho bộ đội phục viên và các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

          * Tổ chức các hoạt động tập thể

         Lứa tuổi Tiểu học các em rất ham chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn học của HS. Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho HS là điều cần thiết nhằm hướng tới mục tiêu: “Thầy trò cùng học, cùng vui”. Mỗi tuần 2 lần vào tiết sinh hoạt tập thể, dưới sự hướng dẫn của GV, phụ trách Sao, HS lại được vui chơi thoải thích, biết thêm các trò chơi dân gian như: kéo co, rồng rắn lên mây, tập tầm vông. Thi đố vui để học, thi tìm cao dao tục ngữ, hò, vè dân gian. Tìm hiểu về An toàn giao thông, về các ngày chủ điểm trong tháng. Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao. Ngoài ra còn kết hợp với Đội tổ chức cho các em thi văn nghệ, dự triển lãm tranh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Thi làm báo tường đối với học sinh lớp 5.

* Rèn kĩ năng sống cho học sinh

          – GV cần lồng ghép tích hợp các nội dung theo hướng dẫn của ngành qui định. Ngoài ra cần linh hoạt trong giảng dạy để lồng ghép phù hợp với địa phương, đối tượng HS của lớp.

          – Giáo dục các em có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Các thành viên trong lớp đối xử với nhau một cách công bằng.

          – Rèn luyện các kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt. Xây dựng kĩ năng ứng xử văn hóa.

          – Qua phiếu giao việc giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tự phân công và điều khiển công việc, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác…Qua hệ thống câu hỏi giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống, tình cảm, tính thẩm mĩ, tình yêu quê hương, yêu người thân, bạn bè, yêu lao động. Biết bảo vệ môi trường, phòng chống một số bệnh thông thường, phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn giao thông…Thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Biển đảo quê hương, bảo vệ đất nước.

          – Qua hoạt động tập thể giúp cho HS có sức khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn kĩ năng sống, tính kỉ luật, hợp tác, giáo dục tình cảm yêu thầy cô,bạn bè, gia đình, quê hương, đất nước, nhớ ơn Bác. Đây chính là dịp để các em phát huy sở trường và vốn hiểu biết của mình: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ….

– Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải nắm được ngày sinh của học sinh trong lớp thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn một cách đơn giản nhưng có ý nghĩa. Quà sinh nhật có thể là những lời chúc hay lời ca, tiếng hát của các bạn trong lớp. GV có thể chuẩn bị một món quà nhỏ tự tay mình làm để tặng cho các em như một chú thỏ, một con chim do mình gấp…Từ đó giúp các em tự tin trong học tập và rèn luyện cũng như tham gia các hoạt động tập thể.

– Phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để hình thành cho các em thái độ thân thiện với nhau trong giao tiếp.

          *  Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:

          Điều kiện trường còn nhiều khó khăn, HS còn nhỏ nhưng tôi đã tham mưu với nhà trường, Đội tổ chức cho các em đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. Giao lưu, tặng quà cựu chiến binh và gia đình có công với cách mạng tại địa phương. Tham gia đóng góp xây dựng công trình măng non tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện.  Qua đó giáo dục các em truyền thống, uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc, biết ơn các thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Tổ chức sinh hoạt chủ điểm ngày 10/3 hướng dẫn học sinh tìm hiểu về truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu  bất khuất của ông cha ta từ đó phát huy huy truyền thống vẻ vang của ông cha, bản sắc của dân tộc. Tổ chức cho các em thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thấy được tính giản dị, cần cù, chịu khó, lòng yêu nước thương dân, sự hi sinh của Bác …từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cho các em tìm hiểu văn hóa của dân tộc qua lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đua thuyền….

  1. c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

Giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm (Năng lực sư phạm gồm: Năng lực khoa học; hiểu học sinh; ngôn ngữ; tổ chức; phân phối chú ý; trình bày bài giảng; óc tưởng tượng sư phạm). Ngoài ra, muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt, thích hợp, trong đó có các phương pháp thuyết minh; đàm thoại; quan sát; thảo luận; thí nghiệm; hỏi đáp; nêu vấn đề…Ngoài ra còn phải óc thẩm mĩ, tính sáng tạo trong việc trang trí lớp cũng như trong giảng dạy. Giáo viên phải thực sự cởi  mở, thân thiện, thái độ ân cần đối với học sinh, luôn gần gũi, động viên, nhắc nhỏ các em làm cho các em có cảm giác thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của mình để không có cảm giác sợ sệt. Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm của giáo viên phải hết sức thận trọng vì nó đều có ảnh hưởng lớn tới các em.

  1. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

 Các giải pháp và biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi giải pháp, biện pháp đều có những ưu điểm riêng nếu ta biết kết hợp linh hoạt, hài hoà sẽ giúp cho việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao. Khi đó tiết học sẽ phong phú, đa dạng, thu hút được sự chú ý của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em, nâng cao được mối quan hệ thầy trò. Học sinh thực sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” góp phần tích cực vào việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giúp cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, việc giáo dục học sinh một cách toàn diện đạt hiệu quả cao. Nhằm đào tạo con người mới có đủ kiến thức, kĩ năng phục vụ cho thời kì phát triển của đất nước.

  1. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Kết quả khảo nghiệm

Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài
– Học sinh nhút nhát, hạn chế kỹ năng giao tiếp, không thân thiện với bạn bè và thầy cô giáo, thiếu tính đoàn kết.

– Nhiều em chán không muốn đi học, tình trạng nghỉ học không lí do, đi học trễ vẫn còn.

– Thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

–  HS ngồi học không tập trung, hay nghịch ngợm, làm việc riêng, ngủ gật trong giờ học, không nắm được nội dung bài hoặc nắm bài nhưng ngày mai lại quên. Tiếp thu thụ động.

– Khi được gọi tới thì hay giật mình.

– Giáo viên phải giảng giải, thuyết trình nhiều.

– Các kỹ năng nghe, nhìn, …khả năng phản xạ chậm.

– Nhiều cha mẹ bỏ mặc việc dạy cho nhà trường hoặc chỉ chú ý tới kiến thức  mà không chú ý đến kĩ năng sống của các em…

– Chất lượng giáo dục hạn chế hơn.

– HS không hứng thú trong các phong trào thi đua.

– HS nhút nhát, tự ti, không thích tham gia trò chơi…

– Học sinh mạnh dạn hơn, có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, luôn thân thiện với thầy cô và bạn bè, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau, đoàn kết thực hiện nhiệm vụ với thái độ phấn khởi, hăng hái.

– Yêu trường, mến lớp, thấy vui khi được đến trường, tích cực đi học, đi học đúng giờ.

– Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản của trường lớp, cố gắng tìm tòi, sáng tạo có được sản phẩm mang tên mình để trang trí lớp. Linh hoạt, sáng tạo trong trang trí. Tích cực chăm sóc, trồng cây xanh trong lớp. Không bẻ cành, hái lá cây trong trường, lớp.

– Học sinh hăng say thực hành, thảo luận, tranh luận để tìm ra kiến thức, nhớ kiến thức tốt hơn, hiểu nội dung bài học sâu hơn, chủ động nắm bắt kiến thức.

– Tích cực phát biểu xây dựng bài, có ý thức trong việc học và chuẩn bị bài cũng như đồ dùng trước khi đến lớp.

– Giáo viên truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng hơn.

– Bên cạnh nắm kiến thức các em còn lĩnh hội được rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như quan sát, phân tích, tổng hợp, giao tiếp….

– Cha mẹ phải chung tay cùng nhà trường để giáo dục các em….

– Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.

– Đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của trường nhất là phong trào giúp đỡ bạn nghèo vượt khó, uống nước nhớ nguồn…

– Tích cực, chủ động, tự tin, mạnh dạn khi tham gia trò chơi, thể hiện tinh thần đoàn kết cao trong nhóm, lớp.

          – HS tự giác kiểm tra bài, ôn luyện, đố nhau về kiến thức đã học được trong giờ ra chơi. Giúp nhau làm vệ sinh lớp, giúp nhau trong học tập, phụ đạo cho các bạn học yếu trong lớp vào đầu giờ và giờ giải lao.

     – Hình thành sở thích đọc truyện, đọc sách trong giờ giải lao. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

          – HS trong lớp tự quản lí, nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp, tự tiến hành sinh hoạt lớp dưới sự cố vấn của GV, tích cực tham gia vào bản tin lớp em. Tự giác tham gia ủng hộ người nghèo, người khuyết tật.

* Giá trị khoa học

Góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục con người mới phát triển toàn diện tạo tiền đề cho một xã hội, một tương lai tươi sáng có những con người hội tụ đầy đủ những phẩm chất và năng lực đáp ứng được thời kì mới của đất nước.

            II. 4. Kết quả

          – Bản thân ngày một tự tin, linh hoạt hơn trong việc thực hiện tốt phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

          – Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học trong nhà trường, có sự sáng tạo trong làm đồ dùng. Do phải tự học, tự rèn nhiều nên trình độ nhận thức cũng như chuyên môn cũng được nâng lên.

          – Được các em và phụ huynh yêu quý, gần gũi, thân thiện, tin tưởng hơn.

          – Phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với việc học của con cái.

          –  Học sinh mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức đã học, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, có các kỹ năng cơ bản để vận dụng vào cuộc sống. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

– Với các giải pháp, biện pháp đã nêu trên đã tạo cho HS học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác còn kích thích được phong trào thi đua học tập trong lớp, trong trường. Do đó, kết quả mang lại rất khả quan; nhiều em rụt rè nay đã hăng hái phát biểu xây dựng bài, lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Giáo viên không phải nói thay, làm thay, nói nhiều mà học sinh vẫn hiểu bài. Học sinh tự giác, hứng thú đi học mà không cần phải cha mẹ dùng roi vọt đưa đi. Các em cảm thấy thật sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thấy được nhiều điều lí thú trong học tập, tránh được sự nhàm chán, căng thẳng.

III . PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

III.1. Kết luận

– Đây là một việc làm mà trước đây chúng ta cũng đã từng làm, tuy nhiên nó chưa đầy đủ, cụ thể, chưa mang lại hiệu quả cao mà thôi.

          – Bác Hồ đã dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh nhưng tôi tin rằng: “Mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được những khó khăn đó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính sự tận tâm của mình. Bản thân tôi thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao kiến thức. Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những giải pháp để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

– Động cơ học tập là cái chi phối, thúc đẩy, kích thích người học chủ động học tập, sáng tạo. Vì vậy yếu tố chính chi phối, thúc đẩy người học tích cực, chủ động học tập là mục đích của việc học tập. Do đó, giáo viên tạo động cơ học tập cho học sinh là một việc làm vô cùng có ý nghĩa, cần được quan tâm đúng mức và thường xuyên.Việc làm này cần được nhân rộng trong các giáo viên và cần có sự hỗ trợ đắc lực của Ban lãnh đạo nhà trường.

–  Đề tài này là kết quả của sự miệt mài tìm tòi, học tập, trải nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. Mong rằng đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho tất cả  những ai thực hiện công tác trồng người. Góp phần thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng và mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện năng động, sáng tạo đáp ứng thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

III. 2. Kiến nghị 

          – Xây dựng được hoàn thiện một lớp học thân thiện, HS tích cực không phải ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài cần phải được tiến hành đồng thời ở các lớp, có sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành địa phương, gia đình, nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường.

             – Đối với xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa việc kết hợp cùng nhà trường làm lành mạnh môi trường sống, không còn các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và lối sống của HS.

          – Phòng Giáo dục tạo điều kiện cho giáo điều kiện cho GV dự nhiều hội thảo, chuyên đề,  để nâng cao chuyên môn.

– Nhà trường cùng cha mẹ HS triển khai thực hiện qui tắc gia đình thân thiện, để mỗi HS đều được sống trong môi trường thân thiện. Chú trọng đến môi trường học tập tại các lớp, thường xuyên kiểm tra, tổ chức thi cách tạo môi trường học tập ở các lớp để giáo viên và học sinh buộc phải tìm tòi, có những sáng tạo trong việc trang trí lớp đây là việc làm góp phần không nhỏ vào quá trình dạy học.

          – Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở mỗi lớp học. Tổ chức  thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Trồng cây nhớ Bác, trò chơi dân gian, tìm hiếu an toàn giao thông,..…để các em có sân chơi thật sự, vui, khỏe, an toàn.

– Khuyến khích giáo viên tự học tập và bồi dưỡng kiến thức thường xuyên, dạy theo hướng phân hoá đối tượng và thường xuyên cải tiến nội dung và các hình thức tổ chức dạy học trong mỗi tiết học.

– Dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay quả là không phải dễ dàng. Đòi hỏi giáo viên không những phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp mà còn phải có lòng nhiệt tình, có kiến thức, có vốn kinh nghiệm ứng xử phong phú. Đặc biệt giáo viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự học và sáng tạo để học sinh noi theo. (Tiểu luận: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực)

– Ngoài ra cần bám vào đối tượng học sinh, hoàn cảnh của nhà trường để lựa chọn và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp.

– Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong thời gian qua và đã thấy có hiệu quả trong việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp ý kiến để đề tài này ngày càng hoàn thiện. Điều tôi mong muốn nhất là những biện pháp này phù hợp với thực tế giảng dạy ở các nhà trường và sẽ trở thành công việc quen thuộc của mỗi giáo viên.

Trên đây là tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học Sáng kiến kinh nghiệm: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: //zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Video liên quan

Chủ đề