Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Trong thời gian cho con bú, đau có thể do rất nhiều nguyên nhân như chấn thương, nhiễm trùng, đau răng hoặc đau thứ phát do viêm khớp,... Nếu không được điều trị có thể dẫn tới trầm cảm và lo âu, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tâm lý của người mẹ. Do đó việc sử dụng các thuốc giảm đau trong các trường hợp này là cần thiết nhưng cũng có một số lưu ý nhất định.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề liên quan đến răng miệng ở phụ nữ cho con bú là rối loạn nội tiết tố sau sinh. Một số nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đau răng có thể kể đến như:

  • Sâu răng: đây là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến tình trạng đau nhức răng khi cho con bú. Cơn đau kéo dài, tăng về đêm và ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của mẹ·
  • Mọc răng: vì răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17-25 nên có thể trùng với thời điểm mẹ đang cho con bú. Răng khôn mọc sẽ gây đau nhức kéo dài vì quá trình tách nướu, có thể kèm các cơn sốt khó chịu cho mẹ·
  • Viêm chân răng: các mảng bám và cao răng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây nên bệnh lý viêm chân răng.

Hiện tượng đau răng trong thời điểm đang cho con bú không thể xem thường và tiềm ẩn những nguy cơ khó lường như:

Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Viêm nướu trong thời điểm đang cho con bú có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

  • Đau răng khiến ăn uống khó khăn dẫn tới dinh dưỡng mà mẹ tiêu thụ không đủ, việc này làm giảm chất lượng sữa cho trẻ, thậm chí dẫn tới mất sữa hoàn toàn.
  • Vi khuẩn của sâu răng, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ·
  • Sâu răng hay viêm nướu ở phụ nữ cho con bú phát triển khá nhanh gây ra những tình trạng đáng báo động như viêm tủy, áp xe răng, viêm xương ổ răng,... nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất răng hoàn toàn.

XEM THÊM: Đau răng: Dùng thuốc giảm đau nào tốt nhất?

Trên thực tế, nhiều tác dụng của thuốc giảm đau răng đối với trẻ bú mẹ chưa được biết đến hoàn toàn. Vì thế, mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể, đặc biệt là dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc uống một lần nên được ưu tiên, một ngày ngay sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất, có thể là lần ăn cuối ngày, trước khi trẻ đi ngủ.

Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ bú mẹ như buồn ngủ, khó chịu,... Nên tránh các thuốc tác dụng kéo dài, phóng thích kéo dài và các dạng thuốc kết hợp. Tuân thủ các khuyến cáo đối với những loại thuốc gặp nhiều vấn đề nhất. Một số thuốc có thể sử dụng trong giai đoạn này gồm:

Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Sử dụng thuốc Paracetamol trong giai đoạn cho con bú là an toàn

  • Paracetamol được xem là an toàn trong giai đoạn cho con bú, ước tính liều thuốc mà trẻ nhận được qua sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng của người mẹ.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen và diclofenac có thể dùng được trong thời kỳ cho con bú sữa mẹ. Liều vào so với liều dùng của mẹ theo thứ tự là 0,65% và 1% ngay cả ở phụ nữ dùng liều cao.
  • Aspirin không được khuyến cáo để điều trị đau trong giai đoạn cho con bú vì thuốc có thể gây tác dụng phụ có hại đối với trẻ và có những thuốc thay thế an toàn hơn. Trên lý thuyết thì aspirin có thể gây hội chứng Reye ở trẻ.

Sau khi sinh, người mẹ không chỉ gặp phải những vấn đề về tâm sinh lý mà nhiều cơ quan trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đau răng là tình trạng mà nhiều người mẹ mắc phải. Nếu các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thì người mẹ cần đến các trung tâm y tế để khám sức khỏe tổng thể sau sinh, đồng thời để bác sĩ tư vấn về cách điều trị cũng như sử dụng thuốc giảm đau răng hiệu quả

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Đây cũng là địa chỉ thăm khám, sàng lọc các bệnh lý sau sinh được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Vì thế, bạn có thể tham khảo và chọn lựa gói Khám sức khỏe tổng quát để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Kết quả khám bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Ê buốt răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh, gây đau buốt, khó chịu, ăn uống kém cho người mẹ. Trị nhức răng sau sinh phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, như do vấn đề vệ sinh, thiếu canxi, dinh dưỡng hay do các bệnh răng miệng.

  • Thiếu canxi: Khi mang bầu và sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị thay đổi nội tiết, lượng canxi trong cơ thể bị giảm sút bởi phải san sẻ cho thai nhi. Lúc này, răng miệng của các bà mẹ sẽ bị vi khuẩn tấn công khá cao, gây nên đau nhức khó chịu.
  • Chăm sóc răng miệng chưa hợp lý: Vệ sinh răng miệng sau khi sinh không được hợp lý là nguyên nhân dẫn tới đau nhức răng.
  • Sâu răng: Khi bị sâu răng, cơn đau nhức kéo dài và mức độ tăng dần vào ban đêm, khi nằm đau hơn khi hoạt động khiến mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng.
  • Mọc răng khôn: Răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Do vậy, răng khôn có thể mọc trong thời gian mẹ đang cho con bú. Răng khôn mọc sẽ gây đau nhức kéo dài do lúc phải trải qua quá trình tách nướu và có thể kèm theo những cơn sốt gây khó chịu cho mẹ.
  • Viêm chân răng, viêm lợi, viêm nha chu: Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lâu ngày sẽ sinh ra các mảng bám và cao răng; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng và gây ra bệnh lý viêm chân răng. Khi bị viêm chân răng có thể gây chảy máu, đau nhức và rất khó chịu trong mọi hoạt động hằng ngày.

Đau răng khi cho con bú không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến trẻ vì đau răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai của mẹ. Khi mẹ ăn uống không đảm bảo sẽ dẫn tới tình trạng thiếu sữa, không đủ chất dinh dưỡng cho con, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số bệnh về hệ tiêu hóa ở trẻ sau này. Do đó, ê buốt răng sau sinh cần phải được điều trị.

Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Viêm chân răng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức răng

Điều trị ê răng sau sinh phải phụ thuộc vào nguyên nhân khiến người phụ nữ bị ê nhức răng. Nếu ở mức độ nhẹ, phụ nữ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc răng miệng để khắc phục.

Trường hợp nặng hơn, chăm sóc không có hiệu quả thì chị em nên đi khám nha khoa để được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc hay kem bôi về tự bôi, bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nhạy cảm sau sinh của mẹ, và cả nguồn sữa cho bé.

Trị ê buốt răng tại nhà bao gồm các biện pháp đơn giản: Vệ sinh răng miệng đúng cách, bổ sung canxi và chất dinh dưỡng cần thiết, và một số biện pháp chữa trị đơn giản.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm, do đó, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng hàng ngày, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Chải răng đủ, đúng cách, súc miệng bằng nước muối sinh lý vừa giúp làm sạch, phòng ngừa bệnh răng miệng, ngoài ra còn giúp phòng bệnh cảm cúm. Ngoài ra, có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng, không nên dùng tăm xỉa răng vì có thể làm tổn thương nướu và lợi.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng, giàu canxi ở mức độ cho phép và biện pháp đơn giản nhưng không thể bỏ sót. Các loại trái cây ngon mà lại có nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi... rất hữu ích cho mẹ, hỗ trợ làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa chảy máu chân răng.

Mẹ sau sinh cần chú ý hạn chế ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua cay để tránh kích thích răng. Các thức ăn, thức uống có gas hoặc chứa nhiều axit có thể gây bào mòn bề mặt răng cũng cần được hạn chế bớt.

Một số thức ăn quá cứng, quá dai, cần nhai nhiều cũng tác động không tốt đến cấu trúc của răng, mẹ cũng phải chú ý không nên ăn nhiều. Nếu mềm, cắt nhỏ các món ăn hằng ngày là một ý tưởng có thể giúp mẹ bị nhức răng sau sinh ăn uống dễ dàng hơn.

  • Một số cách chữa trị đơn giản giúp mẹ giảm đau nhức răng bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà:

Dùng tỏi chà lên răng

Dùng tỏi lột bỏ vỏ sau đó cắt lát mỏng hoặc đập dập rồi chà trực tiếp lên răng trong khoảng 2 – 3 phút, thực hiện ngày 3 lần sẽ giảm cảm giác ê buốt đáng kể. Các dưỡng chất có trong tỏi như florua và allicin sẽ giúp phục hồi ngà răng , bảo vệ răng tránh khỏi những kích thích từ bên ngoài.

Nhai lá trà xanh

Nhai vài lá trà xanh trong vòng 5 phút sau đó chải răng bình thường làm sạch hết các vụn lá còn sót lại. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Đây là cách chữa ê buốt răng sau sinh rất hiệu quả nhờ thành phần florua, axit tannic, catechin và nhiều tinh chất khác có thể bổ trợ quá trình hình thành nên lớp men protein giúp bảo vệ răng. Axit tanic còn có thể hạn chế sự hòa tan canxi, từ đó giúp răng bớt ê buốt.

Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Các dưỡng chất có trong tỏi như florua và allicin sẽ giúp phục hồi ngà răng , bảo vệ răng tránh khỏi những kích thích từ bên ngoài

Nếu ê buốt răng sau khi sinh kéo dài, chị em cần đi khám nha khoa ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Trường hợp khi phần răng bên ngoài bị mòn và lộ ngà

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành trám răng cho bệnh nhân.

  • Trong trường hợp răng bị mòn men

Nếu răng bị mòn men và ê buốt quá mức thì nha sĩ có thể chỉ định tái khoáng. Đây thực chất là phương pháp làm hết ê buốt răng bằng cách bù men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt.

Nếu nguyên nhân gây ra ê buốt là do sâu răng, cách khắc phục tốt nhất là thực hiện hàn trám răng. Bản chất của hàn trám răng là đắp vật liệu lên thay thế các mô răng đã mất nhằm bảo vệ và phục hồi tính thẩm mỹ cho răng của bạn.

Nếu răng bị sâu nặng đã ăn vào tủy thì bác sĩ sẽ có biện pháp chữa tủy và bọc răng sứ lại. Vì chữa tủy cần sử dụng thuốc tê nên bác sĩ nha khoa sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của người mẹ, chỉ điều trị khi sức khỏe của người mẹ ổn định. Nếu không, có thể sẽ xem xét dời thời gian điều trị và có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho bạn.

Mọc răng khôn sau sinh ít gặp hơn. Tuy nhiên, nếu răng mọc quá lệch gây đau nhức quá, ảnh hưởng đến sức khỏe và ăn uống của người mẹ thì bác sĩ có thể cân nhắc đến việc nhổ răng cho mẹ.

Cách chữa viêm lợi cho mẹ đang cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú nhổ răng được không?

Nhổ răng được chỉ định cuối cùng khi chiếc răng đó không thể bảo tồn được, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ được thực hiện ngay. Nhổ răng khi đang cho con bú vẫn có thể thực hiện bình thường, trong trường hợp người mẹ có sức khỏe ổn định, không bị mắc các bệnh lý nằm trong danh sách chống chỉ định.

Thông thường, bác sĩ chỉ định nhổ răng đối với các trường hợp răng bị sâu không thể tái tạo được, răng bị viêm nha chu quá nặng, tủy xương bị viêm có biến chứng, răng bị nhiễm khuẩn,...

Gặp phải tình trạng ê buốt răng là vấn đề không phụ nữ sau sinh nào mong muốn. Tuy vậy, điều trị đúng cách là việc vô cùng cần thiết.

Phụ nữ sau sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm. Do đó, để được điều trị đúng cách và hiệu quả nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang có dịch vụ khám nha khoa chất lượng cao do đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trực tiếp thăm khám và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: