Cách kiểm tra chip vi xử lý

Để xử lý các chương trình, dữ liệu thì máy tính của bạn phải cần đến một bộ vi xử lý (CPU hay Chip). Một trong số loại Chip được tin dùng và ưu chuộng trên thị trường công nghệ hiện nay là Chip Intel. Bạn có biết máy tính hay PC Windows của mình đang sử dụng Chip Intel nào không? Nếu bạn còn đang băn khoăn thì hãy theo dõi ngay bài viết hôm nay nhé. Bạn sẽ biết cách kiểm tra thiết bị của bạn đang sử dụng Chip Intel nào đó

Chip Intel là gì?

Chip Intel (CPU Intel) được biết đến là một bộ vi xử lý dữ liệu trên máy tính do tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thiết kế và sản xuất. Tập đoàn Intel còn nổi tiếng với các thiết bị linh kiện điện tử và card đồ họa. Hiên nay, Chip Intel là thương hiệu Chip máy tính lớn nhất trên thế giới với sự phổ biến rộng rãi ở mọi công ty máy tính và laptop.

Các ưu điểm của Chip Intel

  • Chip Intel có khả năng ép xung mạnh nhưng tốc độ hoạt động lại ở mức vừa phải nên CPU khi hoạt động sẽ ít nhiệt sinh ra và làm giảm tần suất xảy ra hiện tượng nóng máy.
  • Đặc biệt Chip Intel khi hoạt động sẽ tiêu tốn ít điện năng.
  • Chip Intel sẽ tối ưu hóa một cách hiệu quả với các ứng dụng game nặng mà bạn đang sử dụng với tính năng ưu tiên hiệu suất xưt lý và phối hợp với nhiều card đồ họa.
  • Bạn có thể dễ dàng nâng cấp đời máy khi sử dụng Chip CPU.

Cách kiểm tra thiết bị của bạn đang dùng Chip Intel nào

1 Hệ điều hành Windows 7 trở lên

Bước 1: Bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình máy tính -> chọn Properties. Sau đó màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ System.

Bước 2: Trong giao diện của System, bạn hãy tìm tên bộ vi xử lý của mình.

Theo như ảnh dưới đây, bạn có thể biết đó là Core i7. Để biết rõ hơn nó thuộc thế hệ nào thì bạn hãy nhìn vào số model của nó ở bên cạnh.

Như hình trên, nó là 3612QM. Đây chính là mã sê-ri để xác định thế hệ bộ xử lý của bạn.

  • Cách chuyển hình ảnh từ Gmail sang Google Photos nhanh chóng nhất.
  • So sánh Windows 11 và Windows 365 – lựa chọn của bạn là gì?

2 Hệ điều hành Windows 10 trở đi

Cách 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + S và nhập vào This PC. Click chuột phải vào mục này và chọn Properties.

Khi đó thông tin về Chip Intel trên thiết bị của bạn sẽ hiển thị ở mục Processor.

Cách 2: Bạn khởi chạy Task Manager -> Performance -> chọn CPU ở cột trái. Sau đó, thông tin Chip của bạn sẽ hiện lên.

Cách thức để kiểm tra xem số kiểu máy trên thiết bị của bạn là bao nhiêu vô cùng đơn giản. Chữ số đầu tiên sẽ cho bạn biết nó thuộc thế hệ nào.

  • Như hình trên, 7020U là bộ vi xử lý Intel thuộc thế hệ thứ 7. Đây là công thức đúng áp dụng cho các dòng máy có số kiểu máy gồm 4 chữ số.
  • Còn nếu thiết bị của bạn của bạn có số kiểu máy gồm 5 chữ số thì hai chữ số đầu tiên sẽ chon bạn biết về số kiểu máy. Ví dụ 10402Y là bộ xử lý thế hệ thứ mười.

Tạm kết

Các dòng Chip Intel đến từ hãng Intel đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới với đa dạng các sự lựa chọn khác nhau. Bạn nên tìm hiểu rõ các thông tin cơ bản về Chip Intel (CPU Intel) để có thể lựa chọn cho mình chiếc máy tính hay laptop phù hợp nhất. Hi vọng bài viết của Win Giá Rẻ đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

IC, chip hay các loại vi xử lý đều là những bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi thiết bị điện tử. Ngày hôm nay, VANDAVN sẽ giúp bạn tìm hiểu một số mẹo để kiểm tra và xác định hư hỏng của những linh kiện này.

Ic là 1 tổ hợp một mạch điện bao gồm các linh kiện điện tử tích hợp lại với 1 hình dáng nhỏ gọn nhất tùy theo mục đích ứng dụng chức năng của nó.

Một số loại ic còn tích hợp bộ nhớ trong để cho chúng ta lập trình đưa dữ liệu vào cho nó làm việc gọi là chip vi xử lý.

Cách kiểm tra chip vi xử lý

Tóm lại, có rất nhiều ic khác nhau: ic nguồn, ic nhớ, ic công suất âm thanh, ic số, ic so sánh... Mỗi loại ic được sử dụng cho một loại thiết bị khác nhau

Cách đo và xác định ic còn sống hay đã chết.

Xác định bằng đồng hồ đa năng:

Cách này chỉ áp dụng cho ic ít chân thôi khoảng 8 chân đổ lại và phải có 1 con ic khác còn sống nữa (không nên dùng cho ic nguồn):

Bước 1: Nhổ ic đó ra .

Bước 2: Lấy đồng hồ đặt thang x1 đo 2 chân nguồn âm và nguồn dương xem có chạm chập không? đo thử với ic còn sống xem có giống nhau không, nếu giống nhau hay lệch 1 > 2 ôm thì vẫn có thể sử dụng, sau đó tiếp tục đo với các chân còn lại xem có giống nhau không, nếu giống nhau 90% thì ic đó còn sống (lưu ý trong khi đo nếu có cặp chân nào của ic = 0 ôm thì 100% là ic đó đã chết. Sau đó đóng luôn con đang làm mẫu vào mạch là xong).

Cách xác định bằng cô lập:

Ví dụ trong một mạch nguồn, mạch âm thanh bạn đã đo hết các linh kiện có thể đo được (trở, tụ, sò, nhái...) mà tất cả còn tốt thì chắc chắn con ic đã hỏng. Ta cần mua con khác thay vào.

Cách đo xác định ic bằng phương pháp bo test:

Ta tiến hành khử 1 con âm ly 8 sò bị méo tiếng hoặc loạt xoạt, ta không thể nhổ từng con ra thay đến khi nào hết bệnh, ta làm như sau:

Bước 1: ta phải cô lập nó bị méo tiếng hay loạt xoạt là do board nào, ví dụ khu vực music bị méo tiếng mic vẫn hát bình thường thì ta khử đẹp khu vực music ngay và ngược lại, nếu cả hai khu vực này đều méo tiếng hay loạt xoạt thì ta khử phần master volume, một số con âm ly khu master có vùng cần gạt equailazer thì nó hay bị ở đây.

Bước 2: nhổ từng con 4558 ra 1 rồi cắm vào bo test (một mạch điện khuyêch đại âm thanh đơn giản mà chỉ có 1 con 4558 trên đó, ta tháo ic đó ra đóng 1 con chân đế 8 chân vào là có thể test.

Tương tự ta có thể làm bo test cho các loại ic khác với 1 mạch tương đương là ok. Cách này đơn giản dễ làm và tiết kiệm, cực kỳ nhanh gọn, có thể tìm ra lỗi nhanh chóng.

Cách xác định bệnh bằng phương pháp nhìn và nhận biết:

Đối với những loại ic số, ic nháy led,.. những loại ic này thường hoạt động độc lập, không cần cái gì gắn vào các cảng ra của nó cả. Ví dụ: ic AN6884 có 5 cổng ra nhưng cổng số 4 không sáng mà led không sao thì chắc chắn ic đã hỏng.

Cách xác định bệnh bằng phương pháp khoanh vùng bị thương:

1 mạch nguồn đã nổ (ic chưa nổ) hãy đo xem ic nổ đến đâu. Nếu đi ốt nắn trong mạch không chết mà cầu chì vẫn nổ, các linh kiện khác sống nguyên thì chắc chắn ic đó chết rồi (đây là bị dò hay chết chập ic). Cũng ngược lại, cầu chì không đứt, link kiện trong mạch không sao mà mạch vẫn không chạy thì ic cũng bị chết rồi (trường hợp này là ic bị lỗi hay chết đứt nên không gây chập mạch nên cầu chì không đứt).

Cách xác định lỗi ic do sụt áp:

Gỉa sử nguồn điện đến chân ic đó là 12 vôn, nhưng giờ ta đo chỉ còn 6 vôn thôi, sờ ic rất nóng thì chắc chắn ic đã chết. Có trường hợp sụt áp còn 1 vôn, trường hợp này ít nóng ic, gần như không nóng mà lại nóng những con trở dẫn điện nuôi nó thì ta nên tháo ra. 1 điều quan trọng là ta lấy đồng hồ đo thì điện trở sẽ rất thấp, gần như chập hẳn rồi.

Cách kiểm tra chip vi xử lý

Dưới đây là cách xác định IC còn sống hay đã hỏng mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc, để có thể tự mình tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng một cách nhanh nhất.